Tạo động lực vật chất

Please follow and like us:

1.3 Tạo động lực vật chất
1.3.1 Nguyên tắc
Để đảm bảo sử dụng lao động có hiệu quả, khai thác được tiềm năng của người lao động, đúng các qui định của pháp luật và mang tính cạnh tranh cao trong cơ chế kinh tế thị trường công tác thù lao lao động (cả tiền lương, tiền thưởng) của doanh nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
• Thứ nhất, nguyên tắc phân phối theo lao động.
• Thứ hai, kết hợp nguyên tắc phân phối theo lao động với các vấn đề xã hội khác.
• Thứ ba, nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh.
1.3.2 Chế độ tiền lương hiện hành
Tiền lương là giá trị sức lao động: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”.
Nhà nước chỉ bắt buộc không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu chứ không bắt buộc các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) phải trả mức lương cụ thể cho người lao động. Việc qui định mức lương tối thiểu mang tính pháp lý chung cho mọi loại hình pháp lý của doanh nghiệp là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động: “Chính phủ công bố thang lương, bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp nghỉ việc khác của người lao động sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động” . Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp:
• Chế độ tiền lương cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân sản xuất ở doanh nghiệp. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm ba bộ phận cấu thành:
o Thứ nhất, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản qui định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân.
o Thứ hai, thang lương. Thang lương là bảng xác định mối quan hệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề (nhóm nghề) theo trình độ cấp bậc của họ. Trong thang lương, hệ số lương cho biết lao động ở bậc nào đó cao hơn so với bậc giản đơn nhất mấy lần.
o Thứ ba, mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu là mức tiền lương tháng trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất. Những công việc đơn giản nhất không cần người lao động có trình độ đào tạo cũng làm được. Cơ cấu mức lương tối thiểu thường bao gồm tiền trả cho các khoản ăn, ở, mặc, đồ dùng trong nhà, đi lại, học tập, chữa bệnh, chi phí nuôi một người ăn theo,… Ngoài ra, người lao động còn được tính thêm các loại phụ cấp như khu vực, độc hại, trách nhiệm, làm đêm, khuyến khích, đắt đỏ và lưu động thích hợp.
• Chế độ tiền lương chức danh
Chế độ lương chức danh áp dụng cho các nhà quản trị cũng như những người được đào tạo kỹ thuật ở trình độ nhất định. Chế độ tiền lương chức danh bao gồm ba yếu tố cấu thành:
o Thứ nhất, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp.
o Thứ hai, bảng hệ số chức danh.
o Thứ ba, mức lương tháng tối thiểu.
Ngoài ra, những người hưởng lương chức danh cũng được hưởng phụ cấp thích hợp với điều kiện, môi trường làm việc của họ.
1.3.3 Các hình thức trả lương
• Trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ. Về nguyên tắc khi trả lương thời gian phải xác định được năng suất lao động, ngoại lệ khi trả lương cho trường hợp sản xuất tự động cao với nhịp độ không đổi và không phụ thuộc vào bản thân người lao động. Có thể trả lương thời gian giản đơn hoặc trả lương thời gian có thưởng: o Tiền lương thời gian giản đơn được trả theo thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc. o Trả lương thời gian có thưởng kết hợp lương thời gian với tiền thưởng hoàn thành định mức, chất lượng qui định. Để nâng cao hiệu quả trả lương thời gian phải bố trí người đúng với công việc, tổ chức hệ thống theo dõi, kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc, kết hợp sử dụng biện pháp giáo dục – thuyết phục.
• Trả lương sản phẩm
Trả lương sản phẩm là hình thức tính toán và trả lương căn cứ vào kết quả lao động đã hoàn thành.
• Tiền thưởng
Tiền thưởng là một bộ phận thù lao lao động mang tính bổ sung. Về nguyên tắc, tiền thưởng bị giới hạn bởi qui mô của nó khá nhỏ so với qui mô của tiền lương.
Về nguyên tắc, tiền thưởng phải khuyến khích người lao động làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm sử dụng các nguồn lực sản xuất, có ý thức trách nhiệm cao đối với tập thể,…

 
Tìm hiểu thêm:
Khái niệm tạo động lực lao động
Vai trò của tạo động lực lao động
Tạo động lực vật chất là gì?
Tạo động lực tinh thần là gì?

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *