Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước? Ý nghĩa của luận điểm này đối với Việt Nam?

Please follow and like us:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước? Ý nghĩa của luận điểm này đối với Việt Nam?

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, sản phẩm tất yếu của một xã hội có giai cấp và vì vậy bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Quan điểm nhà nước phi giai cấp đứng trên giai cấp là sự ngụy biện. Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa xuất hiện nhà nước, đến chủ nghĩa cộng sản thì nhà nước cũng tự tiêu vong.

Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước theo học thuyết nhà nước mácxít, mang bản chất giai cấp công nhân, thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc. Nhưng sự thể hiện Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có những khía cạnh đặc trưng.

Một là, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1940 là thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Hai là. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước. Trong Lời nói đầu Hiến pháp năm 1959 ghi rõ. “Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Phương pháp và cách thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước là bằng đường lối, chủ trương được thể chế hóa thành pháp luật; đồng thời lãnh đạo bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước.

Ba là, bàn chất giai cấp công nhân của nhà nước được thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động đối nội và đối ngoại của nhà nước. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Từ đó trở đi, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước.

Bốn là, nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của nhà nước cũng là một biểu hiện bản chất giai cấp công nhân của nhà nước. Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của Đảng. Nhà nước tập trung quyền lực vào tay nhân dân nhưng lại phát huy cao độ dân chủ trong mọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, tư pháp.

Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước luôn luôn thống nhất với tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước. Đây là một nét đặc trưng trong quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước, phù hợp với quá trình hình thành nhà nước mới Việt Nam.

Một là,nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh gian khổ, hy sinh của cả dân tộc Việt Nam. Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng Cách mạng Tháng Tám là sự nghiệp của toàn dân tộc Việt Nam mà nòng cốt là nhân dân lao động.

Hai là, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiếp tục hoạt động, quản lý, điều hành đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng vì lợi ích của cả dân tộc. Nhà nước cùng với cả dân tộc thực hiện nhiệm vụ tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam hòa bình, thông nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Mục tiêu đó không chỉ của Đảng, của giai cấp công nhân mà của cả dân tộc.

Ba là, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân làm nền tảng, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Tóm lại về bản chất giai cấp của nhà nước thì chỉ có một, đó là bản chất giai cấp công nhân. Nhưng cơ sở xã hội của nhà nước thì rộng, đó là toàn dân tộc, lấy hai giai cấp công nhân và nông dân làm nền tảng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước càng sâu sắc thì tính dân tộc, rộng rãi thì bản chất giai cấp công nhân càng sâu sắc. Bởi vì trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn dân tộc là hoàn toàn thống nhất.

Ý nghĩa đối với việc xây dựng Nhà nước ta hiện nay

Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dan chủ và văn minh, góp phần tích cực vào sự pháỉ triển tiến bộ của thế giới. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước ta.

Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân

Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong vấn đề này, việc mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống   

Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước

Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực cho nhân dân và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực. Chú trọng và tiến hành thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở những nội dung như: Lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng; đảm bảo sự lãnh đạo cảu Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bằng cách Đảng lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy cảu Đảng trong các cơ quan Nhà nước, bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong bộ máy Nhà nước, bằng công tác thanh tra, kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước.

Tài liệu tham khảo

[1]. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục – Đào tạo; Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia -Hà Nội, 2011.

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *