Trong quý I năm 2017, công ty thương mại Ngào Ngạt (chuyên kinh doanh loại sản phẩm XYZ) có tình hình kinh doanh như sau:
- Tình hình tiêu thụ XYZ:
– Trong tháng 1, công ty bán ra thị trường trong nước 500 sản phẩm XYZ với đơn giá (chưa VAT) là (22) triệu đồng/sản phẩm. Do khách hàng mua với số lượng lớn nên được công ty cho phép hưởng chiết khấu thương mại 10%. Số tiền còn phải thanh toán được khách hàng thanh toán toàn bộ ngay trong tháng.
– Trong tháng 2, công ty bán ra thị trường trong nước 200 sản phẩm XYZ với đơn giá (chưa VAT) là (23) triệu đồng/sản phẩm. Do 200 sản phẩm nói trên bị đánh giá là kém phẩm chất nên khách hàng đã đề nghị công ty giảm giá hàng bán là 10%. Công ty đã đồng ý với đề nghị này. Số tiền còn phải thanh toán được khách hàng trả ngay 70%, còn lại được thanh toán vào tháng 3.
– Trong tháng 3, công ty bán ra thị trường trong nước 300 sản phẩm XYZ với đơn giá (chưa VAT) là (24 triệu đồng/sản phẩm. Trong 300 sản phẩm này, có 10 sản phẩm bị khách hàng phát hiện là sai quy cách, chủng loại so với hợp đồng đã ký trước đó, nên đã bị trả lại. Công ty đã tiến hành nhận số sản phẩm này về và tiến hành nhập lại kho của công ty. Số tiền hàng của 290 sản phẩm còn lại được khách hàng trả ngay 80%, phần còn lại được thanh toán vào tháng 4.
- Tình hình mua XYZ:
– Hàng tháng, công ty mua sản phẩm XYZ từ thị trường trong nước với các thông tin như sau: Tổng giá thanh toán (giá đã có VAT) ghi trên hợp đồng là 2.200 triệu đồng (không bao gồm phí vận chuyển bốc dỡ, và công ty phải tự chịu trách nhiệm vận chuyển số sản phẩm trên về kho của công ty). Toàn bộ tiền hàng được công ty thanh toán ngay trong tháng phát sinh. Do thanh toán sớm tiền mua hàng như vậy, nên công ty được nhà cung cấp cho hưởng chiết khấu thanh toán 5%. Số tiền chiết khấu thanh toán này được nhà cung cấp hoàn lại cho công ty ngay trong tháng phát sinh nghiệp vụ mua hàng tương ứng, thời điểm hoàn trả là vào cuối mỗi tháng.
– Chi phí vận chuyển bốc dỡ số sản phẩm trên về kho là (32) triệu đồng/tháng, công ty thanh toán chậm 1 tháng cho các bên liên quan.
- Thông tin khác:
– Giá trị sản phẩm XYZ tồn kho tại thời điểm đầu năm 2017 là 3.200 triệu đồng, tại thời điểm cuối tháng 3 năm 2017 là 1.200 triệu đồng (đã bao gồm giá vốn của 10 sản phẩm bị trả lại).
– Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (chưa kể chi phí khấu hao và các khoản trích lập dự phòng) phát sinh trong quý I năm 2017 là: 240 triệu đồng/tháng, được công ty thanh toán ngay từng tháng.
– Trong quý I năm 2017, hàng tháng, công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ tính hết vào chi phí bán hàng, quản lý. Mức trích khấu hao là 60 triệu đồng/tháng.
– Trong tháng 3 năm 2017, 1 khách nợ của công ty bị vướng vào khó khăn tài chính, công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu của chủ thể này, số tiền là 100 triệu đồng, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp quý I năm 2017.
– Ngày 31/03/2017, công ty bán thanh lý TSCĐ với các thông tin như sau: Giá bán: 36 triệu đồng (công ty cho phép người mua được nợ đến tháng sau mới phải thanh toán), nguyên giá TSCĐ bán thanh lý: 200 triệu đồng, khấu hao lũy kế tính đến thời điểm bán thanh lý của tài sản này là: 190 triệu đồng, chi phí khác liên quan đến việc thanh lý là: 15 triệu đồng (công ty đã thanh toán hết cho các bên liên quan).
– Ngày 05/01/2017, công ty Ngào Ngạt tiến hành xuất tiền, đầu tư mua cổ phiếu phổ thông của công ty A với các thông tin như sau: Số lượng cổ phiếu mua vào: 10.000 cổ phiếu; Giá mua: 30.000 đồng/cổ phiếu; Trả ngay toàn bộ cho người bán; Số cổ phiếu này được công ty phân loại là chứng khoán đầu tư (mua cổ phiếu KHÔNG vì mục đích nắm giữ để bán kiếm lời). Ngày 15/01/2017, công ty Ngào Ngạt nhận được cổ tức được chia từ công ty A, cổ tức một cổ phần phổ thông của công ty A tại đợt chia cổ tức này là 1.500 đồng. Ngày 25/03/2017, xuất phát từ nhu cầu cần chuyển hướng đầu tư tài chính, công ty Ngào Ngạt đã bán lại toàn bộ 10.000 cổ phiếu phổ thông nói trên của công ty A với giá bán là 29.000 đồng/cổ phiếu, công ty thu ngay toàn bộ bằng tiền mặt và đem gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng GP.
– Ngày 20/01/2017, công ty hoàn thành việc mua lại 15.000 cổ phiếu đã phát hành trước đó về làm cổ phiếu quỹ, đơn giá: 12.000 đồng/cổ phiếu, thanh toán ngay cho các nhà đầu tư. Ngày 20/03/2017, công ty hoàn thành việc tái phát hành 10.000 cổ phiếu (trong tổng số 15.000 cổ phiếu quỹ vừa đề cập ở trên) ra thị trường tài chính , đơn giá: 15.000 đồng/cổ phiếu, đã nhận đủ số tiền từ các nhà đầu tư.
– Trên bảng cân đối kế toán ngày 1/1/2017, công ty Ngào Ngạt có một khoản vay ngắn hạn 800 triệu đồng (lãi suất 2%/tháng, lãi trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc trả 1 lần vào cuối năm) và 1 khoản vay dài hạn 1200 triệu đồng (lãi suất 15%/năm, lãi trả 2 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3, gốc dài hạn sẽ phải trả vào năm sau). Trong suốt quý I năm 2017, công ty không tiến hành vay thêm.
– Công ty Ngào Ngạt tính và nộp VAT theo phương pháp khấu trừ. Sản phẩm XYZ chịu VAT với thuế suất 10%. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, VAT còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. Giả định: Các nghiệp vụ khác của công ty (kể cả hoạt động thanh lý TSCĐ) không chịu VAT.
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Trong tháng 3, công ty tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 50 triệu đồng, quyết toán thuế vào cuối năm.
Yêu cầu:
– Lập BCKQKD quý I / năm 2017 của công ty Ngào Ngạt theo mẫu B02_DN.
– Lập Báo cáo ngân quỹ quý I / năm 2017 của công ty Ngào Ngạt.
– Tính toán sự thay đổi trên BCĐKT quý I / năm 2017 của công ty Ngào Ngạt.
– Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý I / năm 2017 của công ty Ngào Ngạt theo mẫu B03_DN – phương pháp gián tiếp.
Bài làm
BCKQKD quý I/2017 của doanh nghiệp (đơn vị: triệu đồng)
CHỈ TIÊU | Quý I/ năm N + 1 | |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 22*500*0.9+23*200*0.9+24*290 | 21.000 |
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 0 | |
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | =21.000-0 | 21.000 |
4. Giá vốn hàng bán | 3.200-1.200+2000*3*(1-5%)+32*3 | 7.796 |
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 21.000-5.796 | 13.204 |
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 0 | |
7. Chi phí tài chính | ||
– Trong đó: Chi phí lãi vay | 800*2%*3+1200*0.15*2 | 138 |
8. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp | 240*3+60*3+100 | 1000 |
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | ||
10. Thu nhập khác | 36-200+190-15 | 11 |
11. Chi phí khác | ||
12. Lợi nhuận khác | 11 | |
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | =13.204-138-1000+11 | 12.077 |
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành | =12.077*20% | 2.415,4 |
15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại | 2.365,4 | |
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp | =12.077-9.661,6 | 9.661,6 |
Lập Báo cáo ngân quỹ quý I / năm 2017 của công ty Ngào Ngạt.
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Dư cuối kỳ |
Thu ngân quỹ | ||||
Tiền bán hàng thu ngay | 10890 | 3187.8 | 556.8 | |
Tiền bán hàng phát sinh 1 tháng trước | 1366.2 | 139.2 | ||
Thu cổ tức bán cổ phiếu phổ thông | 15 | 290 | ||
Thu bán cổ phiếu ký quỹ | 150 | |||
Thu khác | 11 | |||
Tổng thu | 10905 | 3187.8 | 2374 | |
Chi ngân quỹ | ||||
Tiền mua vật tư trả ngay | 2090 | 2122 | 2122 | |
Tiền mua vật tư phát sinh tháng trước | 32 | 32 | 32 | |
Chi phí BH & quản lý doanh nghiệp | 240 | 240 | 340 | |
Nộp VAT | 880 | 246.4 | 556.6 | |
Nộp Thuế TNDN | 50 | 2365.4 | ||
Trả lãi ngắn hạn | 16 | 16 | 16 | |
Trả lãi vay dài hạn | 90 | |||
Chi mua cổ phiếu quỹ | 180 | |||
Chi pmu cổ phiếu phổ thông | 300 | |||
Tổng chi | 2826 | 3290 | 2896.4 | |
Chênh lệch thu chi | 8079 | -102.2 | -522.4 |
Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tháng là = thuế giá trị gia tăng đầu ra – thuế giá trị gia tăng đầu vào
VAT tháng 1= 1.089-209=880 triệu đồng
VAT tháng 2=455.4-209=246,4 triệu đồng
VAT tháng 3=765,6-209=556,6 triệu đồng
Trong bảng cân đối kế toán của công ty sẽ có sự biến động về khoản mục sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền sẽ tăng : 7.454,4 triệu đồng
Tài sản cố định giảm: 60*3=180 triệu đồng
Các khoản phải thu tăng: 139,2 triệu đồng
Các khoản phải trả tăng: 32 triệu đồng.
Khoản phải nộp tăng:2922 triệu đồng
Vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối sẽ tăng lên