Từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Anh chị rút ra ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nay?

Please follow and like us:
Từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Anh chị rút ra ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nay?

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn), là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.

Các mặt đối lập

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau.

Mâu thuẫn biện chứng

Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgich hình thức là sai lầm trong tư duy.

Như vậy, các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn tác động qua lại với nhau “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
  • Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
  • Vậy mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển?

Mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập. Chính sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Chẳng hạn, tư tưởng, nhận thức của con người không thể phát triển, nếu không có sự cọ xát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai  Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và sự thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại trong tất cả các sự vật và hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng.

 Phân loại mâu thuẫn
  • Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác nhau. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động nhau.

  • Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
  • Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu). Sự phát triển hơn nữa của sự vật, chuyển hoá nó sang giai đoạn tồn tại khác của mình phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

  • Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (Thí dụ mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB, giữa tư sản và vô sản). Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời (Thí dụ mâu thuẫn giữa tầng lớp nông dân, giữa các bộ phận công nhân khác nhau, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, ở nước ta hiện nay).

Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn.

Ý nghĩa phương pháp luận.

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.

  • Để phân tích đúng bản chất của sự vật, trước hết phải nhận thức sự vật như một thực thể đồng nhất, tiếp đó phải nghiên cứu những mặt khác nhau, những mặt đối lập và tác động qua lại giữa các mặt đối lập để nhận biết mâu thuẫn và nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
  • Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; xem xét đến từng vị trí , vai trò và mối liên hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn.
  • Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.
  • Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi. Cho nên, chúng ta không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện; phải tạo điều kiện thức đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết.
  • Đối với các mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể. Phải có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn.
            Vận dụng ở Việt Nam

Quá trình đổi mới ở nước ta có tác dụng làm cho quen dần với các quan hệ hàng hoá, thay đổi nâng cao đời sống kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song trong xã hội còn mét sè mâu thuẫn biện chứng sau:

Một là:Mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị.

Khi đề ra đường lối đổi mới chính trị, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chính trị giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Song muốn ổn định lâu dài phải đổi mới và ổn định để đổi mới.

Như vậy, ổn định và đổi mới là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biện chứng với nhau.

Hai là:Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp, mâu thuẫn giữa hai lực lượng này và những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học và chủ nghĩa Mác – Lênin theo đó, quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, tức là khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn.

Ba là: mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội tại nước ta.

Hiện nay khi nền kinh tế phất triển mạnh xẽ xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó  khoảng các giàu nghèo cũng bị gia tăng xuất hiện mâu thuẫn xã hội về sự phát triển của nền kinh tế và vấn đề công bằng xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này là một bài toán đau đầu với chính phủ nước ta khi phải phân bổ đồng đều nguồn lực cho mỗi địa phương và cân bằng kinh tế của mỗi vùng sao cho kinh tế vùng nông thôn và thành thị không có khoảng cách quá xa.

Tham Khảo:

[1]. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2006.

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *