Trong quan hệ mua bán hàng hóa, hối phiếu là lệnh trả tiền vô điều kiện do người mua phát ra để trả tiền người bán.

Please follow and like us:

1. Trong quan hệ mua bán hàng hóa, hối phiếu là lệnh trả tiền vô điều kiện do người mua phát ra để trả tiền người bán.

2. Chỉ có ba phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế là hối phiếu, kỳ phiếu và séc.

3. Tín dụng chứng từ là quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở thư tín dụng.

4. UCP 600 là nguồn luật duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

5. Thương nhân trong quan hệ thương mại quốc tế không thể sử dụng các phương phức thanh toán thông thường

Đáp án mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Tại đây
1. Nhận định Sai.
Vì: Hối phiếu là một mệnh lệnh bằng văn bản được sử dụng chủ yếu trong thương mại quốc tế nhằm ràng buộc một bên thanh toán một khoản tiền cố định cho bên khác theo yêu cầu hoặc vào một ngày xác định trước. Hối phiếu tương tự như séc và kỳ phiếu – chúng có thể được ký phát bởi các cá nhân hoặc ngân hàng và thường có thể chuyển nhượng bằng cách xác nhận.
Hối phiếu là một mệnh lệnh bằng văn bản ràng buộc một bên thanh toán một khoản tiền cố định cho bên khác theo yêu cầu hoặc tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Hối phiếu thường bao gồm ba bên – người bị ký phát là bên thanh toán số tiền, người thụ hưởng nhận số tiền đó, và người ký phát là người bắt buộc người bị ký phát thanh toán cho người thụ hưởng. Hối phiếu được sử dụng trong thương mại quốc tế để giúp các nhà xuất nhập khẩu thực hiện các giao dịch. Mặc dù bản thân hối phiếu không phải là một hợp đồng, các bên liên quan có thể sử dụng nó để xác định các điều khoản của giao dịch, chẳng hạn như các điều khoản tín dụng và tỷ lệ lãi phát sinh.
2. Nhận định sai.
Vì: Có nhiều loại phương tiện thanh toán khác được sử dụng trong thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa các chủ thể với nhau như tiền mặt hay các loại thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất của hoạt động thương mại quốc tế thì chỉ có ba dạng được sử dụng chủ yếu gồm: hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
Theo đó, hối phiếu, kỳ phiếu và séc là ba phương tiện thanh toán thông dụng và không chỉ có ba phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế.

3. Nhận định Sai
Vì: Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán theo thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.
Theo đó, tín dụng chứng từ là quan hệ giữa ngân hàng phát hành, người yêu cầu mở thư tín dụng và bên thứ ba (người hưởng lợi).

4. Nhận định Sai
Vì: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia, đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là:
* Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice or Documentary Credit) – viết tắt là UCP.
* Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit) – viết tắt là ISBP.
* Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs and Practice For Documentary Credit For Electronic PresentationP) – viết tắt là eUCP.
* Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank -To-Bank Reimbursements Under Documentary Credit) – viết tắt là URR.
Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP.
– Bên cạnh đó, UCP 600 thuộc UCP là Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới, thay thế cho Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500), đây là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý. UCP 600 chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Trong đó quy định quyền hạn của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ, nhằm đáp ứng nhu cầu của giới tài chính, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu về một văn bản quy định đầy đủ, dễ áp dụng và được chấp nhận một cách thống nhất trong việc mở và xử lý một thư tín dụng (Letter of Credit – L/C).
Vì vậy, UCP 600 không phải là nguồn luật duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

5. Nhận định Sai
Vì: Thương nhân trong quan hệ thương mại quốc tế hoàn toàn có quyền sử dụng các phương phức thanh toán thông thường.
– Tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kình doanh”.
– Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế. Có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như: phương thức thanh toán trực tiếp, thanh toán nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. Từ đó, thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
– Những hoạt động thanh toán nào có yếu tố nước ngoài thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế, còn ngược lại thì gọi là hoạt động thanh toán quốc nội. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở các mặt:
1. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau.
2. Tiền tệ trong thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau, không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.
3. Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *