Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển

Please follow and like us:

Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển

Việc xây dựng một chương trình đào tạo hoặc phát triển có thể được thực hiện theo 7 bước:

Xác định nhu cầu đào tạo

Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện các công việc và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động.

Mấy bữa nay thấy khách hàng đến mua đồ ở cửa hàng của mình ngày càng nhiều hơn trước, hỏi ra mới biết họ đến cửa hàng vì thấy những chiếc túi giấy mang thương hiệu của cửa hàng mình nên đến xem thử. Giờ mình mới nhận ra một điều là in túi giấy Nhóm in sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với quảng cáo trên các kênh truyền thông.

Xác định mục tiêu đào tạo

Là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Bao gồm:

  • Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo;
  • Số lượng và cơ cấu học viên;
  • Thời gian đào tạo.

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người.

Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.

Dự tính chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm các chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.

Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Có thể lựa chọn các giáo viên từ những người trong biên chế của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo…). Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tại doanh nghiệp, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp. Việc kết hợp này cho phép người học tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời không xa rời với thực tiễn tại doanh nghiệp. Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung.

Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo

Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mục tiêu đào tạo có đạt được hay không? Những điểm yếu điểm mạnh của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.

Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thoả mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực…

Tham khảo thêm:
Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển
Ưu điểm và Nhược điểm của phương pháp đào tạo trong công việc
Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Khái niệm mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *