Trình bày sự xuất hiện các động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo? Lấy ví dụ minh họa? Kết luận sư phạm?

Please follow and like us:

MÔN: SỰ HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON

Câu hỏi 2: Trình bày sự xuất hiện các động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo? Lấy ví dụ minh họa? Kết luận sư phạm?

Sự xuất hiện các động cơ, hành vi trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ở trẻ em có một số biến đổi căn bản trong hành vi sau:

– Chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội hay là hành vi mang tính nhân cách.

– Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này cũng mới ở vào thời điểm khởi đầu.

– Phần lớn hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với hành động của trẻ ấu nhi.

-Trẻ hành động thường là do những nguyên nhân trực tiếp như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục và không ý thức được nguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy.

-Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ, lúc đầu còn đơn giản mờ nhạt, thường khi hành động trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau đây:

+ Những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn

+ Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽ thúc đẩy hành vi của trẻ.

+ Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực.

=> Như vậy, một loại hoạt động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội sẽ được hình thành.

– Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, các động cơ đã xuất hiện trước đây từ muốn tự khẳng định, muốn được sống và làm việc giống như người lớn, muốn nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh….đều được phát triển mạnh mẽ.

-Sự hình thành những động cơ xã hội ở trẻ mẫu giáo nhỡ đánh dấu một bước trưởng thành so với trẻ mẫu giáo bé.

– Ta có thể thấy trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ thực hiện một cách có ý thức công việc mang nội dung đạo đức tốt đẹp, yếu tố thi đua giữa mình với các bạn. Như vậy, động cơ của trẻ mẫu giáo nhỡ trên nhiều màu sắc, bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ.

Ví dụ: Khi ta hỏi các cháu mẫu giáo bé đang làm trực nhật là tại sao chúng làm việc đó thì thường nhận được những câu trả lời như: “Tại cô bảo”, hay “Tại con thích”, nhưng trẻ mẫu giáo nhỡ thì lại có cách trả lời khác: “Con cần phải giúp đỡ bác cấp dưỡng, bác ấy kéo một mình rất vất vả”.

=> Kết luận sư phạm: Từ những vấn đề được trình bày ở trên, ta có thể kết luận rằng lứa tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của quá trình hình thành nhân cách con người, diễn ra một bước ngoặt quan trọng trong đời sống tâm lý. Tuổi mẫu giáo nhỡ có những thuộc tính tâm lý và phẩm chất nhân cách được phát triển mạnh nhất và thuần khiết nhất, vì chúng không bị pha trộn với những tính chất do thời kỳ chuyển tiếp gây nên. Đó là những phẩm chất quý giá, có ý nghĩa tuyệt đối lớn lao đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ em ngay cả khi chúng đã trở thành người lớn.

 

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *