Trình bày phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, nêu cách tính, điều kiện vận dụng và ưu nhược điểm của từng phương pháp

Please follow and like us:

Trình bày phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, nêu cách tính, điều kiện vận dụng và ưu nhược điểm của từng phương pháp:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

Nội dung: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp ở doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật liệu phụ và cá chi phí chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể. Công thức:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ  (DCK) =

 

DĐK(VLC) + CVLC x QD
QTP + QD

 

Trong đó: DĐK và DCK: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

CVLC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.

QTP: Số lượng thành phẩm hoàn thành.

QD: Só lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Nội dung: Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm dở người ta phải đánh giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương.

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.

– Ưu điểm : Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp

– Nhược điểm : Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:

Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.

 

Giá trị SP dở

 dang, chưa

hoàn thành

 

 

 

=

 

 

Giá trị NVL chính

nằm trong sản

phẩm dở dang

 

 

+

 

 

50% chi phí

chế biến

 

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:

Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *