Câu hỏi: Trình bày nội dung và đặc điểm của chính sách đầu tư nước ngoài của Nhật Bản. cho biết những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam khi thu hút FDI từ nhật bản.
. Mô hình chính sách:
– Đầu tư sản xuất tại chỗ ( sản xuất tại nơi tiêu thụ ): Mô hình này được Nhật Bản áp dụng chủ yếu trong giai đoạn những năm 70, 80 khi thế giới xuất hiện xu hướng bảo hộ mậu dịch ở Mỹ và EU, đầu tư tại thị trường tiêu thụ vừa tận dụng được vốn sẵn có vừa tận dụng được thị trường tại chỗ, tránh được các hàng rào bảo hộ.
– Đầu tư sản xuất tận dụng lợi thế về các yếu tố đầu vào( sx để tái xuất, mỗi nước sẽ đảm trách 1 công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm) Mô hình này được áp dụng chủ yếu từ thập kỉ 90 đến nay, khi thế giới xuất hiện xu hướng tự do hóa mậu dịch mới và sự nổi lên của các quốc gia đang phát triển ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn áp dụng cả 2 mô hình này trong chính sách đầu tư quốc tế của mình.
- Nội dung chính sách:
- Các giai đoạn trong chính sách đầu tư của Nhật:
+) Giai đoạn 1945 – 1974:
– Mô hình chính sách: tập trung thực hiện chính sách thu hút FDI.
– Các biện pháp thực hiện:
+ thực hiện tự do hóa đầu tư nước ngoài từ cuối những năm 1960 (bắt đầu từ những ngành truyền thống và các ngành nhà đầu tư trong nước có khả năng cạnh tranh)
+ Thực hiện chính sách khuyến khích các công ty nhỏ thành công ty lớn khi hợp tác cùng nhà đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư
+) Giai đoạn 1975 – nay:
– Mô hình chính sách: Thu hút FDI kết hợp khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
– Các biện pháp thực hiện:
+ Ưu đãi về thuế;
+ Hỗ trợ vốn đầu tư thông qua chính sách tín dụng ưu đãi
+ Hỗ trợ bảo hiểm đầu tư
+ Tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp với các xúc tiến thương mại
+ Tích cực thực hiện hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang phát triển.
Thập kỉ 70: đầu tư nước ngoài của Nhật bản hầu như chưa phát triển.
– Thập kỉ 70-80: đầu tư nước ngoài của Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tập trung vào Mỹ và các nước EU.
– Từ đầu những năm 90 đến nay: Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư vào khu vực châu Á gồm NIEs, Trung Quốc, ASEAN.
- Hình thức đầu tư:
Nhật Bản chủ yếu đầu tư ra nước ngoài qua các công ty đa quốc gia, các công ty con của các công ty này, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước sở tại.
- Thị trường đầu tư:
Hiện nay Nhật Bản đầu tư vào khoảng trên 70 quốc gia trên thế giới trong đó 3 khu vực nhận được đầu tư lớn nhất của Nhật Bản là Mỹ, EU và châu Á.
– Thị trường Mỹ: năm 2008, Mỹ là thị trường đầu tư lớn nhất của Nhật bản với 44,6 tỷ USD vốn đầu tư, tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào thị trường Mỹ trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản liên tục sụt giảm: 37% năm 2003 xuống còn 21% năm 2007. Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, các ngành công nghệ cao…
– Thị trường EU: EU là thị trường nhận đầu tư trực tiếp lớn thứ 2 của Nhật Bản trong nhiều năm liên tục, năm 2007, Nhật Bản đã đầu tư vào EU 20,5 tỷ USD chiếm 28% tổng FDI của Nhật Bản. nhật Bản đầu tư vào EU chủ yếu trong các lĩnh vực…
– Thị trường châu Á: Nhật Bản hầu như mới chỉ bước đầu đầu tư vào châu Á trong 20 năm trở lại đây nhưng cả khối lượng đầu tư và tỷ trọng trong tổng đầu tư của Nhật Bản đều không ngừng gia tăng. Nhật Bản đầu tư vào châu Á trong nhiều ngành nhưng chủ yếu là công nghiệp chế tạo, năng lượng, công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên.
Lĩnh vực đầu tư được mở rộng và đang có xu hướng chuyển sang các ngành dịch vụ hơn là công nghiệp.
Những lưu ý khi thu hút FDI từ nhật bản
Để thu hút có hiệu quả FDI của Nhật Bản, Việt Nam cần giải quyết bài toán “phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cùng với việc tháo gỡ các vướng mắc khác đang tồn tại ở ngành này” – chính là chìa khóa để Việt Nam có thể đón bắt được làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản. Kết quả của một cuộc điều tra mới đây cho thấy, có tới 70% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài. Trong khi đó một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc thu hút FDI từ Nhật Bản nhiều và liên tục là vì công nghiệp phụ trợ trong nước của họ kết nối tốt với khu vực FDI, điều mà các nhà đầu tư rất cần, vì họ có thể giảm được giá thành sản phẩm.
Điều quan ngại lớn thứ hai của các nhà đầu tư Nhật Bản là chính sách về thuế thiếu nhất quán. Đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT) đánh vào ô tô nhập khẩu từ nay trở đi tiếp tục theo lộ trình tăng (năm 2005: 40%; 2006: 56%; 2007: 80%). Con số 42.500 ô tô được bán mỗi năm tại Việt Nam chẳng có gì hấp dẫn. Thị trường chưa kịp lớn đã bị “co” lại vì mức thuế. Sức mua sẽ giảm, nhà đầu tư không thể yên tâm.
Một yếu tố không thể thiếu khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản, đó là doanh nghiệp phải có chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000. Trong quá trình hợp tác, cần phải thẳng thắn, trung thực, thực hiện nghiêm chỉnh những điều cam kết. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây thực sự là một vấn đề khó nhưng dứt khoát phải thực hiện bằng được.
Từ trước đến nay, môi trường lao động Việt Nam luôn là thế mạnh khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng đình công tăng liên tục theo từng năm. Năm 2008, cả nước có 762 vụ đình công, tăng gần 40% so với cùng kì năm 2007. Một rào cản khác là hệ thống luật pháp Việt Nam thay đổi liên tục và không thống nhất. Nhiều nhà đầu tư phàn nàn rằng, Chính phủ ban hành quy định mới nhưng các cấp địa phương lại không thực hiện đúng chủ trương.
Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính rất phức tạp. Để được thông quan tại các cảng biển, doanh nghiệp phải hoàn thành 127 loại giấy tờ so với con số nhỏ bé ( khoảng 7 loại) của các nước ASEAN khác.
Hạn chế lớn nhất là chi phí hạ tầng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đơn cử, cước điện thoại quốc tế gọi từ TP HCM đi Nhật Bản là 8,52 USD/3 phút đầu, gọi từ Thượng Hải chỉ 4,3 USD, phí vận chuyển ở Việt Nam cũng cao gần gấp đôi… Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp ở Việt Nam được xếp vào loại cao nhất khu vực, chiếm tới 50% lợi nhuận của các công ty.