Nội dung chủ yếu của chính sách Thương mại quốc tế của EU? Những điểm cần lưu ý đối với Doanh nghiệp Việt Nam khi XK hàng hóa sang EU.

Please follow and like us:

Câu hỏi: Nội dung chủ yếu của chính sách Thương mại quốc tế của EU? Những điểm cần lưu ý đối với Doanh nghiệp Việt Nam khi XK hàng hóa sang EU.

CSTM của EU gồm 2 phần:

  • CSTM tự trị được AD để quản lý và điều tiết các hoạt động thương mại trong nội bộ khối.
  • CSTM dựa trên cơ sở hiệp định (CSTMQT) được AD để quản lý và điều tiết các hoạt động TM đối với các nước ngoài khối.

1.1. Các nguyên tắc chi phối CSTMQT: CSTMQT của EU được AD về cơ bản dựa trên các nguyên tắc của WTO.

  • Nguyên tắc có đi có lại, không phân biệt đối xử
  • Nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch
  • Nguyên tắc đảm bảo cơ hội tiếp cận thị trường

1.2. Đặc trưng của chính sách:

  • Bảo hộ đối với nền sản xuất NN. Vì NN đóng góp tỷ trọng tương đối lớn; An toàn với người tiêu dùng.
  • Bảo vệ người tiêu dùng
  • Bảo vệ môi trường

1.3. Các công cụ, biện pháp chủ yếu:

  • Quy định về hải quan: thuế quan, GSP, quy tắc xuất xứ, thuế gián tiếp
  • Rào cản kỹ thuật trong TM
  • Hạn ngạch
  • Các biện pháp hỗ trợ XK
  • Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
  • Áp dụng CS chống bán phá giá

Hiện nay, EU đang thực hiện quá trình mở rộng và phát triển quan hệ TM hàng hóa. Do đó rất chú trọng thực hiện cs tự do hóa TM, cụ thể là công cụ thuế quan, hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và hạn ngạch từng bước được cắt giảm.

1.3.1. Các quy định về thủ tục hải quan

EU sử dụng thủ tục hải quan đồng nhất và sử dụng giấy phép NK.

  1. Thuế quan:

– Đối tượng AD: AD đối với tất cả các HH NK vào EU. Hiện nay EU AD biểu thuế quan chung thống nhất đối với HH NK từ các nước không phải là thành viên EU.

– Hình thức của biểu thuế quan: trình bày theo 3 cột

+ Cột 1: quy định mức thuế quan AD đối với các nước được hưởng quy chế TM bình thường.

+ Cột 2: quy định mức thuế quan AD đối với các nước đơn thuần được hưởng GSP.

+ Cột 3: quy định mức thuế quan AD với các nước được hưởng GSP kèm theo các điều kiện ưu đãi được ghi trong các hiệp định TM riêng.

– Mức thuế AD:

+ Mức thuế trung bình: đối với hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2 %.

+ Mức thuế cao nhất và thấp nhất: hàng nông sản là 470% – 0%, hàng công nghiệp là 36,6% – 0%.

  1. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP:

– Đối tượng AD: đối với các nước đang phát triển và có điều kiện sx chưa đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

– Mức ưu đãi AD: Từ 1-1-2006 EU áp dụng hệ thống GSP mới đối với 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ trên TG. Hệ thống GSP mới có chế độ phân loại hàng hóa đơn giản hơn từ 4 nhóm hàng còn 2 nhóm hàng.

+ Nhóm hàng nhạy cảm: có 2 cách tính

Tính theo thuế trị giá (thuế quan theo giá trị): được giảm 30% điểm (điểm thuế được AD)

Tính thuế theo khối lượng (thuế tuyệt đối, thuế đặc định): được giảm 3,5% điểm

+ Nhóm hàng không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn

  1. Quy tắc xuất xứ:

– Quy tắc xuất xứ ưu đãi: được ghi trong các hiệp định TM tự do song phương và AD với các nước được hưởng GSP.

+ EU đưa ra các quy định rất khắt khe về việc kiểm sóat các nước được AD quy tắc xuất xứ ưu đãi.

+ Các quốc gia NK HH vào thị trường này được AD quy tắc “xuất xứ gộp” (cộng dồn tất cả các đầu vào N từ các khối hợp tác).

+ Quy tắc này còn được xem xét AD với các nước tích cực triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống hoạt động sx và buôn bán ma túy, và các nước đang triển khai các biện pháp để AD các quy định theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA8000) đối với người lao động.

– Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: được ghi trong Luật thuế của EU, các quốc gia NK HH vào EU chịu sự kiểm soát của quy tắc xuất xứ này, sẽ phải trải qua tất cả các kiểm soát bởi các công cụ biện pháp của CSTMQT.

Tất cả các HH NK vào EU đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do cơ quan hải quan của EU cấp; hoặc do cơ quan quản lý có thẩm quyền ở nước XK cấp nếu như nước XK được công nhận là có những quy định tương đồng như của EU.

  1. Thuế gián tiếp:

AD đối với tất cả HH NK vào EU gồm 2 loại:

– Thuế VAT: áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu với mức thuế thấp hơn và các sản phẩm xa xỉ có mức thuế cao hơn.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: mức thuế được AD tùy theo tác động của sản phẩm đối với người tiêu dùng, môi trường.

1.3.2. Rào cản kỹ thuật trong TM:

Trong cs TMQT của EU được xây dựng và thực hiện dựa trên khung pháp lý quốc tế là hiệp định TBT của WTO (Technical Barierson Trade).

Mục tiêu của hiệp định nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đối với quan hệ TM giữa các quốc gia.

Các nguyên tắc của hiệp định:

  • Không phân biệt đối xử.
  • Đảm bảo tính vừa đủ, tức là các quốc gia không được phép áp dụng 1 cách thái quá các rào cản kỹ thuật để hạn chế các dòng trao đổi TM.
  • Đảm bảo tính hài hòa dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chung quốc tế tương đương để xây dựng và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng quốc gia.
  • Đảm bảo tính minh bạch (các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phải được công bố phổ biến cho đối tượng liên quan và xã hội nói chung nắm bắt được.

Các rào cản trong cs quản lý NK bao gồm:

  • Quy định về sức khỏe và an toàn
  • Quy định về môi trường
  • Quy định về trách nhiệm xã hội
  • Quy định về tiêu chuẩn chất lượng
  1. Quy định về sức khỏe và an toàn: được thực hiện nhằm 1 mục tiêu yêu cầu các nước XK chỉ được phép đưa vào thị trường EU những sản phẩm thực sự an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và đối với môi trường sinh thái.

* Đối với nhóm hàng công nghiệp như: các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sx, phương tiện GTVT, sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng,…

Nhóm sản phẩm này chỉ được NK vào EU khi có GCN CE công nhận về sự an toàn đối với môi trường và sức khỏe người tiêu dung.

HH được cấp GCN CE theo tiêu chuẩn EU được phân thành 8 nhóm sản phẩm khác nhau kí hiệu từ A đến H, trong đó A là nhóm sản phẩm ít rủi ro nhất, H là nhóm sản phẩm rủi ro cao nhất.

* Đối với nhóm hàng thực phẩm và nông sản:

– Khi NK vào EU phải tuân thủ quy định của Luật thực phẩm của EU.

– Các sản phẩm thực phẩm và nông sản đều phải tuân thủ tiêu chuẩn HACCP (hệ thống phân tích điểm kiểm soát tới hạn trọng yếu) kiểm soát các tiêu chuẩn bao gồm:

+ Hàm lượng các chất có hại và các yếu tố có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng có trong nguyên liệu và trong sản phẩm.

+ Tiêu chuẩn về môi trường an toàn trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào và chế biến sản phẩm.

+ Tiêu chuẩn về sức khỏe bảo đảm đối với người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến sản phẩm.

+ Đưa ra các biện pháp phòng ngừa nguy cơ dẫn đến việc vi phạm các tiêu chuẩn đối với quá trình sx và bảo quản sản phẩm, sự an toàn đối với người tiêu dùng, tăng uy tín của DNXK.

-> Ngoài ra đối với mặt hàng nông sản, EU còn kiểm soát bởi 2 hệ thống tiêu chuẩn trực tiếp:

+ HTTC về nền nông nghiệp hữu cơ: hạn chế việc sử dụng háo chất trong quá trình sx, chế biến. Cấm hàng nông sản sử dụng công nghệ biến đổi gen. Khuyến khích việc sử dụng các loại phân bón và thuốc phòng chữa bệnh AD theo công nghệ sinh học.

+ HTTC về thực tiễn nông nghiệp tốt (GAP): thực tiễn EU AD tiêu chuẩn EURO GAP: dùng để kiểm soát các quy định về qy trình sx, thu hoạch sản phẩm, quá trình bảo quản chế biến sản phẩm, hằm đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường an toàn cho người sx, an toàn cho người sử dụng.

b.Quy định về trách nhiệm xã hội (hệ thống tiêu chuẩn SA8000):

HTTC này được AD đối với tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại các nước phát triển.

– Cơ sở pháp lý:

+ Vấn đề nhân quyền theo quy định của LHQ.

+ Vấn đề quyền trẻ em theo UNICEF

+ Quy định về việc đảm bảo điều kiện làm việc và chế độ phúc lợi đối với người lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO).

– Các quy định cơ bản trong việc AD SA 8000 tại EU:

Đối với tất cả HH NK vào EU đặc biệt là những HH sx sử dụng nhiều lao động thì Ủy ban TM EU đưa ra các quy định bao gồm:

+ Cấm NK đối với những HH có sử dụng lao động trẻ em, tù nhân, người quá tuổi lao động

+ AD các biện pháp để hạn chế NK đối với những trường hợp vi phạm quy định về việc đảm bảo điều kiện làm việc và chế độ phúc lợi cho người lao động. VD: AD thuế Nk trừng phạt, AD cơ chế giám sát trực tiếp…

– Hiện nay SA8000 của Eu được AD đối với 22 ngành nghề sx với 30 quốc gia đối tác TM.

– GCN về việc phù hợp theo các quy định của SA8000 có giá trị trong vòng 3 năm và UBTMEU cho phép công nhận các tiêu chuẩn mang tính tương đồng được AD tại nước XK.

  1. Quy định về bảo vệ môi trường:

– Các quy định về bảo vệ môi trường được kiểm soát tại EU nhằm đảm bảo các sản phẩm tiêu thụ tại EU đều có đặc tính thân thiện môi trường đặc biệt là các sản phẩm NK.

– Các quy định bảo vệ môi trường được kiểm soát theo 2 hệ thống:

ISO 14000 và ISO 14001

HTTC kiểm soát trong việc dán nhãn sinh thái: nhãn sinh thái chung của EU, nhãn sinh thái quốc gia, nhãn sinh thái đối với sản phẩm.

  1. Quy định về chất lượng sản phẩm:

Tiêu chuẩn ISO 9000: 2000

Việc đáp ứng các quy định về chất lượng sản phẩm không mang tính bắt buộc đối với HH NK vào EU tuy nhiên những HH đã được chứng nhận về việc đáp ứng các tiêu chuẩn theo hệ thống ISO 9000 sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi tiêu thụ ở EU trong việc tạo long tin với khách hàng, xây dựng và củng cố uy tín cho DN, đồng thời sẽ chịu sự kiểm soát bởi các HTTC khác theo quy định của thị trường này.

1.3.3. Hạn ngạch:

Được AD theo xu hướng giảm dần đối với các sản phẩm NK vào EU. Hiện nay công cụ này được AD chủ yếu đối với mặt hàng cà phê (vì đây là sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng EU).

1.3.4. Chính sách chống bán phá giá:

  1. Căn cứ thực hiện:

– Hàng NK vào EU được bán với mức giá thấp hơn so với giá bán ở thị trường nội địa nước XK.

– Các nhà sx nội địa của EU phát đơn kiện đối với hiện tượng bán phá giá của hàng NK.

  1. Tổ chức thực hiện điều tra và đưa ra kết luận về hiện tượng bán phá giá đối với hàng NK:

– Sau khi xác minh bước đầu tại EU về hiện tượng bán phá giá của hàng Nk, UBTMEU sẽ thành lập 1 tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tra hiện tượng bán phá giá liên quan đến quá trình tổ chức sx, cách thức hạch toán chi phí, việc thực hiện các chính sách điều tiết tại nước XK và nước tham chiếu (nếu nước XK chưa được công nhận là có nền KTTT).

– Việc thực hiện điều tra diễn ra trong khoảng 10 tháng, sau đó tổ chức sẽ đưa ra kết luận chính thức về việc bán phá giá hàng Nk tại EU và học sẽ đề ra các biện pháp trừng phạt nếu như hiện tượng bán phá giá là đúng sự thật và dựa trên mức độ gây thiệt hại đối với các nhà sx nội địa tại EU theo 3 tiêu chí: thiệt hại về công suất sx, thị phần, lợi nhuận.

  1. Các biện pháp trừng phạt:

– Cấm NK

– AD thuế Nk chống bán phá giá và hạn ngạch NK

=> Ngoài các biện pháp trên HH NK vào EU còn có thể bị quản lý bằng biện pháp XK hạn chế tự nguyện đặc biệt là đối với các đối tác TM lớn (HKì, NB, TQ) đối với mặt hàng nông sản, dệt may, ôtô…

1.3.5. Chính sách trợ cấp đối với XK:

Hiện nay EU vẫn chủ yếu AD biện pháp “ứng vốn trước” và chủ yếu đối với hàng nông sản Xk bằng nguồn vốn từ ngân sách nông nghiệp

Vốn ứng trước= giá XK – giá bán ở EU

* Những lưu ý đối với doanh nghiệp VN khi xk sang thị trường EU

EU là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sp làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Thông thường, người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, phần đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo.

Do đó, các doanh nghiệp VN cần hải quan tâm đầu tư cải thiện qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU. Chất lượng hàng hóa và việc tuân thủ đúng mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc của doanh nghiệp. các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *