Nêu mô hình, trình bày nội dung và đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản. cho biết những điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản.

Please follow and like us:

Cau hỏi: Nêu mô hình và trình bày nội dung và đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản. cho biết những điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản.

  1. a. Giai đoạn 1945 – 1985

Mô hình chính sách thương mại quốc tế đã được Chính phủ NB áp dụng là thúc đẩy XK, chỉ nhập nguyên, nhiên liệu thô và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, hạn chế NK sản phẩm cuối cùng.

Nội dung và đặc điểm của mô hình:

Thứ nhất: Cung cấp tín dụng cho các công ty sản xuất hàng XK. Áp dụng các lãi suất ưu đãi dành cho các công ty này để hỗ trợ họ trong sản xuất và XK.

Thứ  hai: Chính sách thuế ưu đãi cho các công ty tham gia vào hoạt động XK : như thuế NK đầu vào, thuế thu nhập công ty. Sau khi gia nhập IMF, Nhật Bản đã phải giảm bớt các chính sách ưu đãi XK và duy trì thuế ưu đãi này đến những năm 1970, trong đó chỉ tập trung vào các nhóm ưu đãi thuế cho phát triển thị trường và xúc tiến XK.

Thứ ba:  Thành lập các cơ quan chức năng và tổ chức hỗ trợ XK:

  • Ngân hàng hỗ trợ phát triển, ngân hàng XK. Các ngân hàng này cung cấp vốn, tín dụng với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng XK nhằm hỗ trợ họ trong chiến lược XK chung.
  • Các tổ chức xúc tiến thương mại (JETRO). Các tổ chức này ban đầu có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong nước tiếp thị ra thị trường thế giới cung cấp thông tin và tiếp thị cho hoạt động XK. Đến những năm 1970, khi những chính sách ưu đãi XK của Chính phủ được cắt bỏ thì vai trò của các tổ chức này cũng thay đổi sang hướng thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào NB.
  • Các công ty thương mại tổng hợp. Các tổ chức này là đầu mối cung cấp đầu vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm đầu ra và thu thập, cung cấp thông tin thị trường, tìm kiếm các nguồn tài chính cho các công ty sản xuất và kinh doanh XK nhỏ và vừa. Các công ty này đã đóng vai trò rất tích cực trong hoạt động XK.

Thứ tư: Thực hiện hạn chế NK sản phẩm cuối cùng bằng các công cụ chủ yếu như thuế quan, biện pháp hạn chế XK tự nguyện. Tuy nhiên, đến những năm 1980, khi NB đã đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ, khiến cả thế giới kinh ngạc, nhiều ngành sản xuất trong nước vươn lên có sức cạnh tranh với thị trường thế giới thì chính sách này đã vấp phải sự phản đối từ nhiều nước. Do đó, NB đã giảm mạnh thuế quan đối với danh mục hàng hóa. Mức độ giảm thuế quan của NB nói chung là lớn so với các nước khác và mức thuế quan NK thấp nhất so với các nước phát triển.

B . Giai đoạn 1986 đến nay

Giai đoạn này NB thực hiện chính sách mở cửa thị trường và tự do hóa nhập khẩu.

Nội dung  và đặc điểm mô hình:

Thứ nhất: tiếp tục các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu:

+ Áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà XK như: miễn giảm thuế cho các công ty XNK; thông qua các ngân hàng phát triển của NB và ngân hàng XNK, cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp XK.

+ Xúc tiến thương mại: xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, triển lãm hàng của NB ở nước ngoài; thăm dò và tìm kiếm những bạn hàng tương lai để giới thiệu với các doanh nghiệp trong nước

+ NB có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng XK rất khắt khe nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín. Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng XK của NB đã làm cho những nhà NK tin tưởng vào hàng của nước này và do đó góp phần thúc đẩy việc tăng XK NB.

+ Các chính sách tài chính – tiền tệ: Để cải thiện tình hình thu chi quốc tế, Chính phủ NB đã áp dụng một loạt các biện pháp về quản lý ngoại hối, mua bán ngoại tệ ở trong nước, kết toán quốc tế, vốn lưu động và tỷ giá hối đoái. Ngân hàng NB, thông qua việc quản lý ngoại tệ, đa sử dụng biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tác động đến hoạt động ngoại thương

Thứ hai: giảm thuế NK.  Tỷ lệ thuế quan ưu đãi được áp dụng đối với 141 nước đang phát triển và 14 vùng lãnh thổ thuộc Hệ thống ưu đãi chung (GSP). Năm 2007, Chính phủ NB đã mở rộng thêm danh mục các hàng hóa được hưởng mức trợ cấp ưu đãi tới 49 quốc gia kém phát triển, từ mức 86% tăng lên 98% đối với tất cả các hạng mục thuế quan.

Thứ ba: Hỗ trợ tạo điểu kiên cho các công ty nước ngoài tiêu thụ sp tại NB

+ Đối với các mặt hàng NB khuyến khích NK: tài trợ các khoản cho vay ưu đãi, các khoản giảm thuế nhằm khuyến khích NK, hỗ trợ trong việc tìm kiếm các đối tác thương mại tại NB, các hỗ trợ trong nghiên cứu thị trường, các chương trình đào tạo về XNK cùng với việc đặt các văn phòng hỗ trợ tại 6 thành phố chính của NB.

+ Đang phát triển 22 khu mậu dịch tự do nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc NK và ưu đãi thuế quan cũng như những khoản cho vay chi phí thấp

+ Cắt giảm hỗ trợ tài chính cho nông dân NB: do đó tạo điều kiện cho nông sản nước ngoài có thể xuất khẩu sang thị trường này.

 Thứ tư là các biện pháp kiểm soát NK

+ Hạn chế XK tự nguyện: NB yêu cầu các nước đối tác giảm XK các mặt hàng (có thể gây bất lợi cho sản xuất hay tiêu dùng của NB), nếu không sẽ kiên quyết trả đũa.

+ Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường: chủ yếu là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông thuỷ sản và thực phẩm. Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sản xuất và chế biến trong nước, NB áp dụng Luật VSATTP, Luật “Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh”, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào NB những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của con người.

  • Những điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trương Nhật Bản

+ cần phải khảo sát xem sản phẩm của mình có thực sự phù hợp với thị trường Nhật Bản hay không trước khi định bán nó vào Nhật.

+ Người NB có thói quen đưa ra quyết định mua hàng căn cứ vào dấu chứng nhận chất lượng trên bao bì. Họ coi đó như là sự đảm bảo độ tin cậy về chất lượng hàng hoá được mua. Các nhà XK có ý định thâm nhập vào thị trường NB cần có được dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm NK các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm này có được tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường NB, từ đó dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hoá. Hơn nữa, thực tế cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường NB chấp nhận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở các thị trường khác.

+.NB là quốc gia có các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường rất khắt khe, nếu sản phẩm không đáp ứng được dù là yếu tố nhỏ nhất của các quy định này sẽ bị phía NB trả lại. Vì vậy Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường mà Nhật Bản đặt ra cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp mình và đáp ứng đầy đủ các quy định này

+ Để làm ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Nhật bạn cần phải hợp tác chặt chẽ với các công ty Nhật Bản là đối tác của mình. Nếu các doanh nghiệp  muốn thành công ở Nhật Bản, các doanh nghiệp đừng tiếc công sức bỏ ra để hợp tác với các đối tác Nhật. Một khi họ đưa ra những yêu cầu, những điều tư vấn góp ý cho DN để làm cho bản chào hàng của DN được tốt hơn thì có nghĩa là người ta đang tạo cho bạn con đường đến với thị trường Nhật và DN nên tích cực đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu không có sự nỗ lực đó thì hầu như không có hy vọng cho sự thành công ở Nhật Bản. Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, DN nên trao đổi cụ thể, đầy đủ với phía Nhật Bản và cùng với họ xác định rõ mức độ thay đổi mà bạn có thể đáp ứng được.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *