Trình bày lịch sử của các phương thức thanh toán? đâu là hình thức phát triển cao nhất? Cơ hội và thách thức của việc tham gia liên mình châu Âu?

Please follow and like us:

1. Lịch sử của các phương thức thanh toán:
– Chế độ bản vị hàng hoá – đồng hay song bản vị (trước 1870): Chế độ bản vị hàng hoá: Kể từ thời cổ cho đến thời cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở “bản vị hàng hóa”, trong đó kim loại là hàng hóa (chủ yếu là vàng và bạc) được đúc thành những khối với chức năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Trong lịch sử, vàng và bạc luôn là hai kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các kim loại khác, bởi vì những đặc tính của chúng luôn đáp ứng những điều mà đồng tiền hàng hóa yêu cầu: sự khan hiếm, tính bề, có thể chuyên chở, dễ phân chia, đồng chất và chất lượng được duy trì lâu bền. Sự chấp nhận vàng và bạc là tiền còn được củng cố từ một thực tế là các kim loại này được sử dụng rộng rãi và có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp hoặc trang sức. Hơn nữa, chất lượng của chúng có thể được kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia (thợ kim hoàn) chứng nhận.
– Chế độ bản vị vàng (1880-1914) Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng (1880-1914): hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động một cách ổn định và hợp tác giữa các nước trong các khu vực và trên thế giới.
– IMS giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: Năm 1914, đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra buộc các nước chấm dứt chuyển đổi đồng tiền của mình ra vàng. Hệ thống tỷ giá cố định đã hoạt động trong suốt 35 năm phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá thả nổi. Nước Mỹ vẫn duy trì chuyển đổi đôla ra vàng, nhưng vì các đồng tiền khác đã không còn được tự do chuyển đổi ra đôla, do đó thực chất đôla cũng được thả nổi với các đồng tiền còn lại.
– Hệ thống Bretton Woods (1944-1971) Những cuộc thương thuyết đầu tiên về tái thiết IMS sau chiến tranh Thế giới thứ 2 giữa Mỹ và Anh được tiến hành vào đầu năm 1941. Sau chiến tranh, Hội nghị tiền tệ quốc tế bao gồm 44 nước diễn ra ở Bretton Woods, New Hampshire đã phê chuẩn hệ thống Bretton Woods
– Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu Bretton Woods: Mặc dù trong những năm 1960s, hệ thống tiền tệ quốc tế chưa chịu một áp lực thực sự căng thẳng nào, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng dự trữ quốc tế tăng không kịp với tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế, làm nổi lên mối lo ngại rằng tăng trưởng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế thế giới có nguy cơ bị kìm hãm. Hơn nữa, cơ chế tạo dữ trữ quốc tế theo BWS là quá phụ thuộc vào mức độ thâm hụt CCTTQT của Mỹ, cơ chế này có thể làm BWS sụp đổ. Qua phân tích tình hình, các nước thành viên IMF đã nhóm họp với nhau để thảo luận tìm ra các giải pháp nhằm tăng bổ sung nguồn dự trữ quốc tế cho các nước thành viên.
2. Đâu là hình thức phát triển cao nhất là tiền tín dụng.
Điện thoại chính hãng giảm giá 80%: Tại đây
3. Cơ hội và thách thức của việc tham gia liên mình châu Âu:
– Cơ hội:
Về chính trị – đối ngoại, cùng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), việc thực thi EVIPA sẽ tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế địa – chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, cũng như châu Á – Thái Bình Dương, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Hai hiệp định này cũng góp phần đưa quan hệ đối tác EU – Việt Nam trở thành nền tảng cơ bản trong việc nâng cấp quan hệ thương mại EU – ASEAN và tăng cường sự hiện diện của EU tại thị trường châu Á(2).
Việc thực thi hiệp định này sẽ góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai bên, khi EVIPA quy định một số nguyên tắc nhằm bảo đảm để Việt Nam phát triển quan hệ với EU trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc phù hợp với những mục tiêu đã được các bên thỏa thuận theo Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA)(3). EVIPA bổ sung các quy định nhằm bảo đảm quyền ban hành và điều chỉnh chính sách của quốc gia nhận vốn đầu tư, cụ thể là khẳng định quyền ban hành chính sách nhằm bảo đảm các mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, bảo vệ xã hội, người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích và bảo vệ tính đa dạng văn hóa. Bên cạnh đó, EVIPA cũng quy định mỗi bên được quyền duy trì các biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Như vậy, những cam kết trong EVIPA đạt được cân bằng hơn giữa việc thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, hỗ trợ phát triển bền vững so với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia thành viên EU(4).
Về môi trường đầu tư­, cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo EVFTA, việc thực thi EVIPA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh do mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm theo quy định của hai hiệp định này. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong những ngành mà EU có thế mạnh, như: công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, dịch vụ… Ngoài ra, đầu tư từ EU trong các lĩnh vực này có thể hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế trong nước, khi thông qua việc liên kết sản xuất với doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của EU và toàn cầu, được tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số đang diễn ra hết sức nhanh chóng hiện nay.
EVIPA cũng đưa ra những cam kết của mỗi bên về bảo hộ đầu tư đối với nhà đầu tư đã có hoạt động đầu tư hợp pháp trên lãnh thổ của bên kia một cách cụ thể và rõ ràng, giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc có nhiều cách giải thích khác nhau về nội dung hiệp định.
Đối với hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, việc thực hiện cam kết theo EVIPA sẽ là động lực thúc đẩy Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, bình đẳng, an toàn, ổn định, minh bạch và thân thiện hơn đối với nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Việt Nam sẽ tự do hóa thị trường đầu tư, không phân biệt đối xử với nhà đầu tư khi nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tạo thuận lợi tương đương với các nhà đầu tư trong nước, mở cửa thị trường của Việt Nam với EU cũng cao hơn so với các nước khác và trong WTO(5)… Những điều này sẽ tác động tích cực đến các nhà đầu tư châu Âu trong quyết định rót vốn vào Việt Nam, mở rộng mạng lưới sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA)(6).
Về cơ chế giải quyết tranh chấp và thi hành pháp luật, các quy định của EVIPA được xây dựng chi tiết, có những tiêu chí rõ ràng, ghi nhận quyền ban hành và thực hiện chính sách của mỗi bên. Điều đó sẽ góp phần bảo đảm để các quy định của EVIPA được hiểu và áp dụng một cách nhất quán, giúp hạn chế tối đa khả năng tranh chấp xảy ra; trong trường hợp phát sinh tranh chấp đầu tư, bảo đảm cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng các quy định này một cách minh bạch, nhất quán, tương thích với mong muốn của Việt Nam và EU khi đàm phán hiệp định.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư, EVIPA xây dựng cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo vụ/việc trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với các nước thành viên EU(7). Theo cơ chế này, tranh chấp đầu tư theo EVIPA được giải quyết tại cơ quan xét xử thường trực gồm hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, với các thành viên do Việt Nam và EU thỏa thuận lựa chọn, góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính nhất quán của quá trình giải quyết tranh chấp(8). EVIPA cũng quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn và bộ quy tắc ứng xử của các thành viên của cơ quan xét xử, giúp nâng cao tính công bằng, nhất quán của hoạt động giải quyết tranh chấp, hạn chế rủi ro về sai sót, loại bỏ sự can thiệp của nhà đầu tư vào việc lựa chọn thành viên cơ quan giải quyết tranh chấp, hạn chế xung đột lợi ích, nâng cao yêu cầu về chuyên môn và tính độc lập của các thành viên này(9).
Với những điểm tiến bộ nêu trên so với các hiệp định đầu tư song phương cũng như FTA hiện hành, EVIPA tạo cơ sở pháp lý bảo đảm để Việt Nam thực thi các cam kết theo hiệp định này một cách công bằng, minh bạch, nhất quán và có hiệu quả.
– Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi có thể mang lại, việc thực thi EVIPA được dự báo cũng đặt ra một số yêu cầu, thách thức đối với hoạt động thu hút vốn FDI từ EU vào Việt Nam.
Một là, khu vực châu Âu có số lượng dự án và số lượng vốn đầu tư vào Việt Nam thời gian qua còn khá khiêm tốn. Thực tế này chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với EU. Trong bối cảnh FDI toàn cầu gần đây sụt giảm mạnh, sự cạnh tranh thu hút vốn FDI được dự báo sẽ ngày càng gay gắt, vì vậy Việt Nam cần chủ động và tích cực hơn nữa, cần có những giải pháp kịp thời, thích ứng với bối cảnh mới để không bị lỡ nhịp trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI từ các nước, trong đó có nguồn vốn đầu tư chất lượng cao từ các nước EU.
Hai là, EVIPA cũng đặt ra những thách thức lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp này, đồng thời cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp.
Ba là, nhìn chung năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và nhu cầu của các nhà đầu tư EU nói riêng. Bên cạnh đó, FDI của châu Âu đi kèm với các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ và đào tạo người lao động, cũng như việc tôn trọng và bảo vệ môi trường. Do đó, việc thực thi EVIPA đòi hỏi cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và tính sẵn sàng đối với việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định.
Bốn là, còn nhiều những thách thức đến từ chính cơ chế giải quyết tranh chấp của EVIPA, khi Việt Nam có thể phải đối mặt với những áp lực lớn hơn về thời gian tố tụng và rủi ro của việc cơ chế tòa án đầu tư (10) thường hấp dẫn hơn và thúc đẩy các nhà đầu tư phía EU tăng cường sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này.
Điện thoại chính hãng giảm giá 80%: Tại đây

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *