Bạn hiểu thế nào về TCQT? Những cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường TCQT?

Please follow and like us:

* Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng tiền giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ quốc tế.
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối trực tiếp bởi các nhân tố như:
– Rủi ro hối đoái
Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình với giá trị khác nhau. Điều đó đòi hỏi để thanh toán trong các giao dịch quốc tế phải xác định tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như mức độ lạm phát của các đồng tiền của các quốc gia, quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trường… Khi tỷ giá thay đổi thí lợi ích của các chủ thể tham gia các quan hệ tài chính quốc tế cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế…
– Rủi ro chính trị
Rủi ro này rất đa dạng, bao gồm những sự thay đổi ngoài dự kiến các qui định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do người nước ngoài nắm giữ… Loại rủi ro này bắt nguồn từ những biến động về chính trị – xã hội của các quốc gia như: sự thay đổi về thể chế, những cuộc cải cách…, từ đó Chính phủ các nước có thể thay đổi các chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia mình; hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc… và các chủ thể nước ngoài phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng.
* Cơ hội cho thị trường tài chính:
Thứ nhất, đối với hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
– Tiếp cận với thị trường rộng hơn: Luồng vốn chu chuyển qua hệ thống tài chính, ngân hàng gia tăng do các doanh nghiệp (DN) nội địa có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường hàng hóa quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Các nhà đầu tư, DN quốc tế cũng có nhiều cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.
– Môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả hơn:
– Nâng cao năng lực quản trị, điều hành đối với ngân hàng thương mại (NHTM):
– Nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN):
Thứ hai, đối với thị trường chứng khoán:
– Phát triển các định chế chứng khoán trung gian:
– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán (TTCK):
Thứ ba, đối với thị trường bảo hiểm:
– Gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở nhiều ngành, nghề:
– Gia tăng nhu cầu bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm:
– Gia tăng nhu cầu bảo hiểm y tế, giáo dục:
* Những thách thức
Bên cạnh những cơ hội, vấn đề hội nhập cũng đặt sự phát triển của TTTC Việt Nam trước nhiều thách thức. Cụ thể như:
Một là, đối với hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng:
– Hệ thống pháp luật ngân hàng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế:
– Áp lực cạnh tranh từ các NHTM nước ngoài:
– Sự yếu kém của hệ thống NHTM trong nước:
– Hệ thống NHTM Việt Nam hiện cũng đang phải đối diện với các thách thức khác:
– Gia tăng rủi ro từ khách hàng:
Hai là, đối với thị trường chứng khoán:
Với hệ thống tài chính dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng, quá trình phát triển của TTCK trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn tới 2030 vẫn còn đối diện khá nhiều thách thức. Cụ thể như:
– Hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư còn nhiều bất cập:
– TTCK còn nhỏ và yếu:
– Áp lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán nước ngoài:
Ba là, đối với thị trường bảo hiểm:
– Thị trường bảo hiểm Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, điển hình như: Yếu tố chủ quan từ các công ty, sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý nhà nước đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành Bảo hiểm.
– Áp lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài:
– Sự yếu kém của các công ty bảo hiểm Việt Nam:

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *