1. Các nội dung cơ bản của thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế hay còn được gọi tắt là cán cân thanh toán, tên tiếng Anh là Balance Of Payment – BOP. Đây chính là bản ghi chép những giao dịch thanh toán của một nước với các nước trên thế giới tính trong một thời điểm nhất định. Có thể là tháng, quý hoặc năm (nhưng thông thường là năm).
Theo các quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993 thì cán cân thanh toán của một quốc gia sẽ bao gồm 05 nội dung như sau:
– Tài khoản vãng lai: Đây là tài khoản ghi lại những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ cùng một số chuyển khoản.
– Tài khoản vốn: Tài khoản này ghi lại những giao dịch về tài sản thực và tài sản chính.
– Thay đổi trong dự trữ ngoại hối Nhà nước
– Mức tăng hoặc giảm ở trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài sản vãng lai, tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên.
– Mục sai số: Do ghi chép đầy đủ toàn bộ tất cả các giao dịch trong thực tế nên giữa phần ghi chép được và thực tế sẽ có những khoảng cách khác nhau. Do vậy khoảng cách này sẽ được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.
2. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây:
– Giai đoạn 2015 – 2020
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2015 cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014; trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014 và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ USD của năm 2014.
Năm 2016, kim ngạch XNK cả nước có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt 350,74 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng tăng gần 14,52 tỷ USD) so với năm 2015; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2% (tương ứng tăng hơn 8,46 tỷ USD) so với năm 2015. Đặc biệt, năm 2016 cũng là năm Việt Nam đạt tỷ lệ xuất siêu cao, ở mức 2,52 tỷ USD.
Năm 2017, tổng trị giá XNK tiếp tục tăng, đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng khoảng 73,74 tỷ USD) so với năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% (tương ứng tăng 37,44 tỷ USD); tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng tăng 36,3 tỷ USD) so với năm 2016.
Năm 2018, tổng kim ngạch XNK đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Tính chung, CCTM của Việt Nam trong năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với mức thặng dư của năm 2017.
Năm 2019, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của cả nước lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD (đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng khi Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng XNK, đóng góp nguồn lực cho NSNN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch covid-19 trên diện rộng, song Việt Nam đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch XNK. Tổng trị giá XNK hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD).
Trong năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), Liên minh châu Âu (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD),…
CCTM hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Về cán cân thương mại:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch covid-19, song CCTM hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
– CCTM 10 tháng đầu năm 2021
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm nay, tổng kim ngạch XNK hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng16,6%; nhập khẩu tăng 28,2%.
Xuất khẩu hàng hóa: Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%.
Nhập khẩu hàng hóa: Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 92,5 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 176,88 tỷ USD, tăng 31,3%. Trong 10 tháng năm 2021 có 39 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Điện thoại chính hãng giảm giá 80%: Tại đây