Sử dụng phương pháp tư duy pháp lý theo mô thức FIRAC để đưa ra cách giải quyết tình huống

Please follow and like us:

Ngày 3/5/2015, Công ty TNHH Thanh Bình do ông Nguyễn Ngọc P (Giám đốc công ty) làm đại diện ký hợp đồng tín dụng số 26/2015 với chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần A do ông Ngô Đình V (Giám đốc chi nhánh) làm đại diện vay số tiền 2,5 tỷ đồng, thời hạn vay 06 tháng với lãi suất vay 0,85%/tháng.
Để đảm bảo cho khoản vay, các bên thỏa thuận hình thức bảo đảm là bảo lãnh bằng tài sản. Hợp đồng được ký cùng ngày 3/5/2015 giữa Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo lãnh – do ông Vũ Văn Q làm đại diện theo giấy ủy quyền hợp lệ của giám đốc Chi nhánh) với ông Bùi Trọng K và bà Đao Thị H (bên bảo lãnh), có làm thủ tục công chứng hợp lệ. Tài sản đem bảo lãnh là ngôi nhà 4 tầng tọa lạc trên diện tích đất 80 m2 thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của ông K và bà H, được định giá 3,0 tỷ đồng, với thời hạn bảo lãnh là 06 tháng (từ ngày 3/5/2015 đến 3/11/2015). Sau khi nhận được khoản tiền vay 2,5 tỷ đồng so Ngân hàng thương mại cổ phần A cung cấp, Công ty TNHH Thanh Bình thỏa thuận cho vợ chồng ông K, bà H vay lại 300 triệu đồng để làm vốn mở cửa hàng buôn bán.
Đến hạn thanh toán, do Công ty TNHH Thanh Binh khôn có tiền trả nợ ngân hàng nên toàn bộ khoản nợ vay 2,5 tỷ đồng bị ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất trong hạn. Đến ngày 3/12/2015, do Công ty TNHH Thanh Bình vẫn không trả được số nợ trong hạn và quá hạn nên Ngân hàng thương mại cổ phần A đã gửi văn bản yêu cầu ông K, bà H cho phép ngân hàng làm thủ tục kê biên tài sản đem bảo lãnh để phát mại, nhưng bị ông K và bà H từ chối với lý do thời hạn bảo lãnh đã hết nên ngôi nhà 4 tầng nói trên không còn là tài sản đem bảo lãnh nữa. Ngày 15/12/2015, Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần A làm đơn khởi kiện bên vay và bên bảo lãnh tại Tòa án nhân dân thành phố H.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *