Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương với Chính Phủ có ý nghĩa như thế nào?

Please follow and like us:

Đáp án tham khảo:
Xem thêm: Tại đây
– Như chúng ta biết, các ngân hàng TW thường có các chức năng cơ bản như sau:
+ Điều hành các chính sách tiền tệ;
+ Giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng;
+ Phát hành tiền.
– Xét về góc độ kinh tế, chính phủ là cơ quan điều hành thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
– Và đương nhiên, sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền tệ, bởi lãi suất, tỷ giá … đều có tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thậm chí tác động ngay đến giá cả thị trường hàng hóa, đến tỷ lệ thất nghiệp. Hay nói cách khác là tác động trực tiếp và nhanh chóng đến nền kinh tế – xã hội.
– Sự độc lập giữa NHTW và Chính phủ luôn có 2 mặt của nó, xét góc độ tích cực tính độc lập càng cao tức là việc thiết lập mục tiêu, giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ, trong đó có lãi suất, tỷ giá; giám sát hoạt động các TCTD trong đó có việc giải thể, phá sản … toàn quyền thuộc về NHTW mà không bị chi phối bởi chính phủ sẽ giúp cho đất nước có một chính sách tiền tệ độc lập hơn; chuyên sâu hơn và không bị chi phối bởi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính phủ. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái của nó bởi khi độc lập thì khó có thể thiết lập được tính hài hòa, cân bằng trong các mục tiêu xã hội: Ví dụ giữa thất nghiệp và lạm phát.
– Với NHNN Việt Nam: Tính độc lập với chính phủ: NHNN Việt Nam không độc lập với chính phủ (Khoản 1 điều 2 Luật NHNN đã nêu “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”)

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *