Phân tích tính chất và vai trò của mức tiêu dùng NVL trong nền KTQD

Please follow and like us:

Phân tích tính chất và vai trò của mức tiêu dùng NVL trong nền KTQD

Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tối đa cho phép để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm (hoặc một chi tiết sản phẩm, hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) với chất lượng quy định có tính đến tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ nhất định.

 Tính chất: 4
    –Tính tiên tiến của mức :

Mức tiêu dùng vật tư pải phản ánh đc các thành tựu của khoa học công nghệ, của ngành sản xuất kinh doanh, cũng như những kinh nghiệm tiên tiến về tiết kiệm NVL đã đạt đc trong quá trình sx và những thành tựu đã đạt đc trong tổ chức quản lý quá trình sxkd. Khi xây dựng định mức cần phải tôn trọng nguyên tắc khách quan, cũng như áp dụng các phương pháp phân tích, tính toán hiện đại như phương pháp kinh tế, phương pháp phân tích thí nghiệm, …Nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng thực tế khách quan của công nghệ đang áp dụng trong sx…cần phải so sánh định mức với lượng thực chi của kỳ báo cáo và các kỳ trước để định mức pải là mức trung bình tiên tiến. Định mức cho kỳ kế hoạch phải đc xây dựng có căn cứ khoa học, phải phản ánh đc sự vận động theo quy luật khách quan của quá trình sxkd cũng như những tiến bộ trong công tác quản trị dn của các đơn vị sxkd.Tính tiên tiến của mức đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ ,thiết kế sản phẩm ,chất lượng  sản phẩm như việc đảm bảo sx, giảm các hao hư, mất mát, thiếu hụt vè số lượng , chất lượng NVL, lãng phí NVL và sản phẩm hỏng trong sx.

     –Tính hiện thực trong sx:

tính hiện thực của mức đòi hỏi định mức đưa vào áp dụng ở một đơn vị sx-kd cụ thể có thể thực hiện đc với đại đa số người công nhân sử dụng NVL.Nó không quá cao đến mức chỉ có một số ng có tay nghề cao mới thực hiện đc. Tính hiện thực của mức tiêu dùng NVL đòi hỏi khi xây dựng mức cũng như khi đưa mức vào thực hiện phải phân tích kỹ lưỡng quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm , trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý sxkd hiện tại, có tính đến việc cải tiến nâng cao trình độ kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới và viêc nâng cao trình độ tay nghề cảu công nhân trong dn thời kỳ tới

   – Tính quần chúng của mức:

xuất phát từ việc sử dụng NVL là do ng công nhân thực hiện.Sản xuất là sự kết hợp giữa chủ thể ( ng công nhân) và khách thể( máy móc..) để chế tạo ra sản phẩm.Công nhân sx là những ng hàng ngày hàng giờ trực tiếp sx-tiêu dùng NVL.Họ là lực lượng lao động sáng tạo vô cùng to lớn.Do đó, muốn xây dựng định mức chính xác, phản ánh đúng điều kiện sx  phải dựa vào quần chúng lao động và kinh nghiệm của họ.Chỉ có tham gia đóng góp rộng rãi của quần chúng lao động và có sự tự giác thực hiện các định mức đó của quần chúng thì định mức đó mới có giá trị thực tiễn.

   – Tính pháp lệnh của mức :

đòi hỏi khi mức đc dn và các ngành sx ban hành thì ng quản lsy cũng như ng thực hiện phải coi là chỉ tiêu , là tiêu chuẩn phải phấn đầu thực hiện như nhiệm vụ kế hoạch đc giao cho đơn vị và cá nhân phải hoàn thành.Trong cơ chế thị trường, côngtác dịnh mức phải hoàn toàn do dn và các ngành sx tự quyết định. Hơn nữa dn muón tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thì bản thân các dn phải làm tốt công tác định mức. Đó là đòi hỏi tất yếu của quy luật khan hiếm nguồn lực và quy luật cạnh tranh.

Các tính chất của mức nêu trên tuy giữa chúng có sự khác nhau về yêu cầu và tính biểu hiện nhưng lại nhất quán và bổ sung lẫn nhau.

Vai trò   :
  • Muốn đạt được mục đích kinh doanh ,  trong sản xuất kinh doanh phải xây dựng các định mức, các định chuẩn, các tiêu chuẩn chất lượng
  • Việc xây dựng các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, việc xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật… được coi là phương tiện có hiệu quả nhất để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển nhịp nhàng, cân đối và tiết kiệm.
  • Nó vừa là chỉ tiêu, là yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị sản xuất kinh doanh; vừa là các căn cứ để tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa là mục tiêu cần phải đạt được trong sản xuất của từng người công nhân và của cả đơn vị.
  • Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật công nghệ ấy cũng là căn cứ để kiểm tra, để đánh giá kết quả và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn, chỉ tiêu đối với sản phẩm lưu thông trên thị trường
  • Các định mức kinh tế kỹ thuật chẳng những là các căn cứ của công tác kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là căn cứ kỹ thuật trong tổ chức sản xuất – tiêu dùng nguyên vật liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm

việc áp dụng các định mức, các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật là một nội dung thiết yếu của tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *