Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền

Please follow and like us:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền

Khái niệm:
Theo nghĩa thông thường

“Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một Đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành và quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.

Trong di trúc của bác:

“Đảng cầm quyền” là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lạnh đạo quần chúng nhân dân dành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ, máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
Mục đích lý tưởng của Đảng cầm quyền

Theo HCM, đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của tổ quốc, của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách .mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: “những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắnglợ trên đát nước ta và trên toàn thế giới”. khi trở thành đảng cầm quyền mục đích, lý tưởng đó không những thay đổi mà còn có thêm những điều kiện và sức mạnh nhằm thực hiện hóa mục đích, lý tưởng ấy.

Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân

Đây là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác-Lenin về đảng vô sản kiểu mới. người đã vận dụng vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của CM VN bằng việc cụ thể hóa mục đích, bản chất CM của một đảng Macxit chân chính vào hoạt động thực tiễn của đảng ta.

Người lãnh đạo:

Người lãnh đạo” là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của đảng đối với toàn bộ XH và khi có chính quyền, đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước. đối tượng lãnh đạo của đảng là toàn thể dân tộc, quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc. muốn lãnh đạo được nhân dân lao động, trước hết đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết. vì “quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức” và “chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của đảng thì đảng mới dành được địa vị lãnh đạo:

“Là lãnh đạo”, theo HCM lãnh đạo phải bằng giáo dục, thuyết phục. nghĩa là đảng phải làm cho dân tin, dân theo. Đảng lãnh đạo nhưng quyền hành và lý luận đều ở nơi dân, cho nên đảng “phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân” mà phải tuyên truyền, giác ngộ dân chúng để thức tỉnh họ. đồng thời, đảng phải tổ chức, đoàn kết họ lại thành một khối thống nhất, bày cho dân và hướng dẫn họ hoạt động.Vì vậy, chức năng lãnh đạo của đảng và sự lãnh đạo của đảng phải đảm bảo trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải quan tâm, phải chăm lo tới đời sống nhân dân từ việc nhỏ đến việc lớn

Đảng là người lãnh đạo, nhưng HCM chỉ rõ: Đảng phải sâu sát, găn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và phải chịu sư kiểm soát của nhân dân. Đảng phải thực hành triệt để dân chủ, trước hết là dân chủ trong nội bộ đảng, chống bao biện, làm thay, phải thông qua chính quyền nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Đảng phải lãnh đạo xây dựng luật pháp để quản lý, điều hành xã hội, đồng thời thường xuyên coi trọng công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng đọi ngũ cán bộ viên chức hoạt động trong bộ máy nhà nước. phải thực hiện chế độ kiểm tra và phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ giảng viên, cán bộ đảng.

Người đầy tớ

Đảng có trách nhiệm “là người đầy tớ “của dân. “đầy tớ’ ở đây không có nghĩa là ”tôi tớ, hay theo đuôi quần chúng” mà là tận tâm tận lực phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. “việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”

“người đầy tớ trung thành” là sự nhắc nhở và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên trong mọi hoạt động của mình đều phải quan tâm thưc sự đến lợi ích của nhân dân. “khổ trước thiên hạ ,vui sau thiên hạ”, tận tụy với công việc, phải gương mẫu trước dân. Phải làm cho dân tin, dân phục để dân hết lòng ủng hộ, giúp đỡ.

“Người đầy tớ trung thành” theo HCM còn có nghĩa khác, đó là đòi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên phải có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, thực sự thấm nhuần đâọ đức CM: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Không chỉ nắm vững và thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng mà còn phải biết tuyên truyền, vận động lôi cuốn quần chúng đi theo Đảng.

Như vậy, dù “là người lãnh đạo” hay  “người đầy tớ”, theo quan điểm của HCM đều chung một mục đích là vì dân. Làm tốt chức năng “lãnh đạo” nhiệm vụ “đầy tớ” cho nhân dân là cơ sở vững chắc nhất đảm bảo uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng trong toàn thể quân chúng nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

Đảng cầm quyền và nhân dân làm chủ

Theo HCM, quyền lực thuộc về nhân dân. ”cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”. người đề cập xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Theo người, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới, một khi xa rời nguyên tắc này, Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc”
Dân muốn làm chủ thật sự thì phải theo Đảng. Mỗi người dân phải biết lợi ích và bổn phận của mình tham gia vào xây dựng chính quyền.Theo HCM, nguyên tắc dân làm chủ, dân làm gốc có thành hiện thực khi cán bộ, dảng viên còn là đầy tớ trung thành của nhân dân

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *