Phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán và cơ sở dẫn liệu.

Please follow and like us:

1. Cơ sở dẫn liệu
– Theo từ điển tiếng việt, có thể hiểu cơ sở dẫn liệu là cái làm nền tảng cho tập hợp các tài liệu, sự việc được đưa ra làm dẫn chứng.
– Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 , ” Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài hcinhs do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính”.
– Trong lĩnh vực kiểm toán tài chính : Cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định một cách công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên báo cáo tài chính ”
2. Mục tiêu kiểm toán
– Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200), “Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không”.
– Theo Văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS 1 (AU110)) : ” Mục tiêu của cuộc kiểm tra bình thường các báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận”.
3. Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
Nếu cơ sở dữ liệu được thể hiện trên các báo cáo tài chính hướng tới đòi hỏi ở các bước công nghệ kế toán thì xác minh của kiểm toán viên trước hết tập trung vào việc xem xét độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu đó, hơn nwuax, tách nhiệm của cả nhà quản lý , cả kiểm toán viên là đảm bảo độ tin cậy của các cơ sở dữ liệu của báo cáo tài chính. Do đó, giữa các cơ sở dữ liệu và mục tiêu kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với nhau cả về nội dung và kết cấu của các yếu tố cấu thành tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính . Mục tiêu kiểm toán là đưa ra các nhận xét về tính trung thực và hợp lý của cơ sở dữ liệu đã được trình bày.
* Sơ đồ : Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán

Nhà quản lí
cơ sở dẫn liệu: Là đối tượng hướng tới và là cơ sở hình thành các mục tiêu kiểm toán

Kiểm toán viên
Các mục tiêu kiểm toán: đưa ra nhận xét về mức độ trung thực, hợp lý của cơ sở dữ liệu
– Mục tiêu kiểm toán của kiểm toán tài chính gồm hai loại là mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Trong mục tiêu kiểm toán chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác.
– Mục tiêu hợp lí chung bao hàm việc xem xét , đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về tách nhiệm của nhà quản lí và thông tin thu được qua khảo sát thwucj tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác. Vì vậy , đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng đến khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục. Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các khaonr mục tiêu chung khác. Từ đó kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trên các khoản mục hay phần hành cụ thể với những mục tiêu xác định. Việc định vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng giúp ích rất lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động do cso được kết luận đúng đắn trên cơ sở có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít. Tuy nhiên, mục tiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên.
– Bên cạnh mục tiêu hợp lý chung là các mục tiêu khác. Các mục tiêu này được đặt ra tương ứng với các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là: hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại, và trình bày.
+) Mục tiêu hiệu lực : là hướng xác minh vào tính có thực của số tiền trên các khoản mục. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành nên khoản mục đó. Từ đó, số tiền ghi trên các báo cáo tài chính phải là con số thực tế.
+) Mục tiêu trọn vẹn: là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục. Mục tiêu này bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính trọn vẹn.
+) Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: bổ sung cho cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận ) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn . Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoài Bảng cân đối tài sản.
+) Mục tiêu định giá: hướng xác minh vào cách thức vfa kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu thập,…) thành tiền . Như vậy, mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực , kể cả cách thức đánh giá theo nghuyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không ngoại trừ xem xét tới liên hệ về cơ cấu có ảnh hưởng tới tổng số tiền ghi trong các báo cáo tài chính như việc thẩm tra các khoản triết khấu, hối khấu, lãi suất, cổ tức,… Đây là những khoản cấu thành chi phí, thu thập, tài sản và vốn. Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ ràng hơn cơ sở dẫn liệu định giá
+) Mục tiêu phân loại: là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các báo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể hiện bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực . Trong các văn bản này, hệ thống tài khoản là cơ sở ban đầu để thảm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vốn xảy ra cuối kì kế toán cũng là một trọng tâm rà soát việc ghi vào các tài khoản . Với nội dung trên, mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cơ sở dẫn liệu phân loại và tình bày.
+) Mục tiêu chính xác cơ học: là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ có liên quan, các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất. Rõ ràng , số dư ( tổng số phát sinh) của tài khoản được phản ánh vào các khoản mục xác định của báo cáo tài chính. Các con số này được minh chứng từ các sổ chi tiết trong các sổ phụ được liệt kê từ các bảng kê, nahatj kí vfa các bảng phụ lục do khách hàng lập. Mục tiêu chính xác cơ học sẽ bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính chính xác cơ học (tính đo lường)./
+) Mục tiêu trình bày: hướng xác minh và cách ghi, thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn là tất cả các tài khoản thuộc Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Với ý nghĩa đó , mục tiêu này là phần bổ sung của kiểm toán viên cho cơ sở dẫn liệu trình bày và khai báo.
–> Hiểu được và định ra được các mục tiêu chung của kiểm toán mới là bước đầu, vấn đề quan trọng lfa phải cụ thể hóa được các mục tiêu chung này vào từng tài khoản và các phần hành cụ thể. Kết quả của quá trình cụ thể hóa này chính là sự hình thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, mỗi mục tiêu chung có ít nhất một muc tiêu đặc thù.
* sơ đồ các bước triển khai mục tiêu kiểm toán:
Các báo cáo tài chính – Các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính – Xác nhận của Ban quản trị về các bộ phận cấu thành ( các cơ sở dẫn liệu) – Các mục tiêu kiểm toán chung – Các mục tiêu kiểm toán đặc thù
–> Sau khi xác định được các mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm ra các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể thực hiện được mục tiêu kiểm toán đã định.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *