Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “thắng đế quốc, phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

Please follow and like us:

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “thắng đế quốc, phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

1.Cơ sở lý luận của luận điểm

1.1. Theo CN Mác

1.1.1. Cách mạng XHCN

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ,nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.1.1 Theo nghĩa hẹp

Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản- nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

1.1.1.2. Theo nghĩa rộng

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v. để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, theo nghĩa rộng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc.

1.2. Đặc điểm

Sinh thời, nhiều lần chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:”Thắng đế quốc và phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu còn khó hơn nhiều”. Nếu trong chiến đấu chống ngoại sâm đã có nhiều khó khăn, thử thách thì trong xây dựng hòa bình, đổi mới đất nước lại gặp nhiều khó khăn thử thách. Chính vì lẽ đó, đất nước đi lên CNXH là phải xây dựng lại từ quan hệ sản xuất đến lực lượng sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiên trúc thượng tầng.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và là vốn chính trị, vốn hiểu biết phong thú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc.

Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đã tiến dần tới những nhận thức “lý tình”, trở lại nghiên cứu chủ nghĩa Mác sâu sắc hơn, để rồi tiếp thu học thuyết của Mác một cách có chọn lọc, không rập khuôn máy móc không sao chép giáo điều. Người tiếp thu lý luận Mác-Lênin theo phương pháp luận Marx, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Thế giới quan và phương pháp luận của Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền tự quyết, Hồ Chí Minh đã áp dụng thực tiễn kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới để tiến hành đưa Viêt Nam tiến lên con đường CNXH. Một trong những nước được đó là Trung Quốc.

  1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

2.1. Bối cảnh lịch sử.

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới. Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tưsản mại bản. Cách mạng 1949 ở Trung Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới – thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Với diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số gần 1/4 dân số thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã góp phần quan trọng tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sau cuộc Nội chiến Trung Quốc và thắng lợi của các lực lượng Mao Trạch Đông trước Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, khiến Tưởng phải bỏ chạy tới Đài Loan, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949.

2.2 Xây dựng CNXH ở Trung Quốc

Sau khi đánh bại chính quyền Tưởng và Quốc Dân đảng, tiếp thu quyền lực ở Hoa lục, ông đã tuyên bố đường lối “nhất biên đảo” nghĩa là ngả hẳn về một bên, cụ thể là đi theo con đường của Liên Xô và các nước XHCN khác.Đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại của Trung quốc bấy giờ và sau này. Chủ tich Mao chọn con đường này cũng là điều dễ hiểu vì trong cuộc tranh hùng với Tưởng, ông đã nhận được sự hậu thuẫn to lớn về nhân lực và vật lực từ phía Moscow.

Sau khi lên nắm quyền ở Hoa lục, việc làm đầu tiên của chính phủ Mao Trạch Đông chính là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Ngày 10.06.1950 ban hành về đạo luật cải cách ruộng đất, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, kéo dài hơn 2 năm, công cuộc cải cách này nhận được sự đồng tình ủng hộ của từ phía đông nông dân và làm cho vai trò lãnh đạo của ĐCS ở nông thôn mạnh lên.

Trong quá trình thực hiện cuộc cải cách, Chủ tịch Mao đã thể hiện quan điểm của mình với tầng lớp địa chủ “giết không phải một hoặc hai mà nhiều địa chủ hơn nữa”. Về công thương nghiệp: ông và trung ương ĐCS Trung Quốc thống nhất khống chế và biến chúng thành những doanh nghiệp quốc doanh.

Song song với phong trào cải cách công thương nghiệp là cải cách tư tưởng, các thành phần, trong đó giới trí thức đặc biệt được ông chú ý, và quan trọng hơn là cuộc cải tạo tư tưởng này len lỏi vào trong cả những cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước, mà tiêu biểu cho thời kì này là vụ phê bình nhà văn học Hồ Phong, rồi “ tập đoàn phản Đảng Cao, Nhiêu”. Điều đặc biệt là cuộc cải tạo này lại diễn ra vào thời gian in những trước tác của Mao Trạch Đông, từ đó có thể nhận thấy rằng ông này thực sự muốn tư tưởng của mình trở thành độc tôn trên đất nước Trung Hoa rộng lớn. Dưới sự chèo lái của Mao Trạch Đông nước CHND Trung Hoa đã tiến hành “kế hoạch 5 năm” , đường lối “ba ngọn cờ hồng”. Là nhân vật theo đường lối cứng rắn, sau khi thực hiện “ chỉnh phong” (chỉnh đốn tác phong của Đảng ) ở Diên An với bao nhiêu tra tấn và ngục tù, ông này lại là chủ thuyết tư tưởng “ chính quyền ra đời từ nòng súng” bằng cách phát động phê bình trong toàn dân, đặc biệt là trong giới trí thức, sau đó là các phần tử chống đối, bất mãn với chính quyền, hay những người thực sự mong muốn Trung Cộng tốt đẹp trong sạch hơn đa lộ diện thì Mao Trạc Đông đã tiến hành các hành động vây ráp và khủng bố. Hành đông không lấy gì làm hảo hán này được Mao Trạch Đông coi như một “ dương mưu” với đầy trí tuệ chứ không phải mưu ma chước quỷ.

Sau những cuộc luận chiến gay gắt với Liên Xô trong những năm 1959-1963, Mao Trạch Đông càng thêm tin tưởng hơn vào một phương thức xây dựng CNXH khác với mô hình của Liên Xô vốn được coi là chính thống. Suy nghĩ này được cụ thể hóa bằng quyết tâm xây dựng và phát triển công nghiệp nặng thông qua việc khích thích công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phát triển. Và tuy vốn chẳng có trình độ và chuyên môn về kinh tế, vị chủ tịch nước đầu tiên của nước CHND Trung Hoa tiến hành xây dựng kinh tế thông qua đường lối “ ba ngọn cờ hồng”:

Đường lối chung

Đại nhảnh vọt

Công xã nhân dân

2.3. Thành tựu của Trung Quốc

“Thành quả” của các kế hoạch kinh tế mà ông này chủ trương thì chắc ai cũng biết, theo thống kê của các học giả phương Tây có khoảng không dưới 30 triệu dân Trung Quốc bị chết đói, sau khi bị chỉ trích bởi các sai lầm của mình Mao tiến hành điều mà Mao đã phát biểu thành cương lĩnh “ chiến tranh là chính trị có đổ máu, trong khi chính trị là chiến tranh không đổ máu” bằng cách thực hiện việc đấu đá nội bộ, Mao đã khôn khéo lợi dụng quần chúng để quật ngã những đối thủ không ăn cánh với mình (Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Bành Đức Hoài, La Thụy Khanh, Hạ Long…) Công cuộc thanh trừng được đấy mạnh thành cao trào trong những năm nổ ra cách mạng văn hóa(1966-1976), dường như đây chính là cơ hộ để ông này thực hiện cái gọi là biến “ từ thiên hạ đại loạn để đạt lấy thiên hạ đại trị”, mà không hề biết rằng quốc dân, đồng bào mình phải chịu những tai ương như thế nào.

2.4. Tóm lược quan điểm xây dựng CNXH của Mao Trạch Đông

Thông qua những suy nghĩ và hành động nổi bật của Mao Trạch Đông, quan điểm xây dựng CNXH ở Trung Quốc của Mao có thể tóm tắt như sau:

– Về kinh tế: cố gắng tăng trưởng thật mạnh, biến thành cương quốc trong thời gian ngắn nhất, đạt được thành quả của các nước tư bản thực hiện hàng thế kỷ chỉ trong vài chục năm. Một nền kinh tế mệnh lệnh.

– Về xã hội: xây dựng một xã hội “đại trị” thông qua nhiều cuộc thanh trừng khủng bố cần thiết đối với các “phần tử chống đối” .

– Về chính trị : Giữ vững chính thể cộng sản, là lãnh tụ tối cao, Mao không bao giờ bằng lòng với chuyện “một lúc có hai mặt trời” tại Hoa lục.

– Về tư tưởng: triển khai hàng loạt các kế hoạch để biến cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch Đông” trở thành tư tưởng độc tôn tại đất nước hàng trăm triệu dân này. Đó cũng là lý do khiến trong tột đỉnh của sự sùng bái cá nhân Mao được xem như “ mặt trời” của Trung Quốc, nhân dân sùng bái cho là người có 4 cái vĩ đại “ người thầy vĩ đại, người cầm lái vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, thống soái vĩ đại”.

Với những quan điểm của mình, Mao Trạch Đông được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây mệnh danh là “ hoàng đế đỏ” của Trung quốc,thuật ngữ này cũng được Lý Chí Thỏa bác sỹ riêng của Mao, dùng để miêu tả đối tượng chăm sóc của mình trong hồi ký của ông, quả thật có lý của nó.

2.5 Vài nét về Đặng Tiểu Bình

Đặng Tiểu Bình đã đưa ra phát biểu rằng: “một đảng, một quốc gia, một dân tộc nếu làm cái gì cũng xuất phát từ trừng câu, từng chữ trong sách vở, tư tưởng xơ cứng, mê tín tràn lan thì không thể tiến lên được, sẽ không còn sức sống nữa, sẽ mất đảng, mất nước”. Và đây cũng được xem như phương châm trong quan điểm xây dựng CNXH của Trung Quốc sau Mao. Các quan điểm của ông này có thể tóm tắt như sau:

Cũng như nhiều nhà cầm quyền khác, Đặng Tiểu Bình giành tâm huyết cao nhất vào công cuộc xây dựng kinh tế Trung Quốc, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh Đặng chủ trương công việc trước tiên là “ giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị” .

Theo Đặng giải phóng tư tưởng chính là giải phóng toàn đản toàn dân ra khỏi chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa sùng bái cá nhân. Ngoài ra giải phóng tư tưởng sẽ “ khuyến khích sự động não, độc lập suy nghĩ, hành động theo cái mới, không rập khuôn từ những chỉ thị của cấp trên đặt xuông”. Tuy tông trọng những di sản để lại của Máo Trạch Đông, nhưng Đặng có những sửa đổi để phù hợp với tình hình mới của Trung Quốc, Đặng tiếp thu khẩu hiệu “ thực sự cầu thị” để chống lại những kẻ quá ca ngợi Mao, nhằm ngăn chặn tình trạng sùng bái cá nhân đã từng phát triển rất mạnh trước đây.

Cũng trong một động thái nhằm phê phán những kẻ giáo điều, tin vào và coi lời nói, chỉ thị của Mao Trạch Đông là chân lý tuyệt đối, tháng 5 năm 1978 Đặng đã khởi xướng cuộc thỏa luận với chủ đề “ thức tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý”. Thực tiễn mà Đăngj chỉ ra là thực tiễn của Trung Quốc, vì vậy công cuộc cải cách và xây dựng kinh tế ở Trung Quốc cũng phải mang đặc thù riêng, đây cũng chính là cơ sở để Đặng xây dựng một lý luận đi vào lịch sử với tên gọi “ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc trung Quốc”.

Như đã nói ở trên, Đặng rất quan tâm đến vấn đề xây dựng kinh tế, lao động sản xuất, nên trong báo cáo chính trị đại hội ĐCS Trung Quốc thứ XIII khẳng định “ đất nước giàu mạnh nhân dân giàu có,sự nghiệp khoa học giáo dục, văn hóa phồn vinh, chế độ công hữu và quyền dân chủ nhân dân được củng cố và phát triển, nói tóm lại một câu việc phát huy đầy đủ và không ngừng tăng thêm tính hấp dẫn của tính ưu việt xã hội chủ nghĩa, xét cho cùng, đều quyết định bởi sự phát triển của sức sản xuất”.

Đó chính là ba quan điểm xây dựng XHCN ở Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình.

Để thực hiện đường lối quan điểm trên, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành công cuộc mở cửa Trung quốc nhằm thu hút nguồn ngoại lực xây dựng và phát triển XHCN. Tuy nhiên do trong quá trình xây dựng và mở của Trung Quốc, ngoài những thành tựu kinh tế, những nhà đương cục không quan tâm đúng mức đến vấn đề dân sinh và dân quyền,dẫn tới vụ biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn.

Là một người theo đường lối cứng rắn Đặng đã quyết định thiết quân luật và xả súng và đoàn biểu tình, hành động trên của Đặng bị giới truyền thông lên án gay gắt và coi đó là thành tích kém cỏi về nhân quyền của Trung Cộng thời Đặng.

Trong giai đoạn tiếp theo, ông này chủ trương mở cửa mạnh mẽ kinh tế đối ngoại và tiến hành “ 4 hiện đại hóa” lớn nhằm đưa Trung Quốc tiến nhanh , mạnh trên con đường “xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc”. Vì những đóng góp của mình Đặng được đánh giá cao và được dư luận coi như “ tổng công trình sư của sự nghiệp cải cách Trung Quốc”.

  1. Bài học mà Hồ Chí Minh rút ra

3.1. Tầm vĩ mô

Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của Mác, nghiên cứu trong xã hội tư bản dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất, từ đó sóa bỏ quan hệ sản xuất lạc hậu, xây dựng một phương thức sản xuất mới dẫn tới CNXH thay thế CNTB là một điều tât yếu.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra con đường thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ rồi tiến lên CNXH.

+ Lãnh đạo là Đảng cộng sản của giai cấp công nhân.

+ Lực lượng đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

+ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thới đại mới phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa quan hệ của cách mạng thuộc điạ và nông cách mạng chính quốc đều chung một kẻ thù, đây là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là chính, phụ.

Cách mạng thuộc địa có thể tiến hành chủ động, sáng tạo diễn ra và dành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc (An Nam dân tộc cách mạng thành công dẫn đến tư bản Pháp yếu dần, dẫn đến công nông Pháp dễ lam cách mạng)

3.2. Tầm quan trọng của lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự biến đổi,phát triển các mặt của đời sống xã hội từ thấp đến cao. Lực lượng sản xuất trở nên có ý nghĩa thực sự quan trọng

Lực lượng sản xuất là một bộ phận của phương thức sản xuất,là cơ sở, nền tảng, tiền đề của sản xuất. Vì nếu không có công cụ lao động thì con người không thể sản xuất ra của cải vật chất.

Lực lượng sản xuất là một bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất. Sự thay thế các hình thái kinh tế đánh dấu bước phát triển của xã hội. Như vậy lực lượng sản xuất phát triển góp phần hình thành nên 1 xã hội mới

3.3. Khẳng định vai trò của CNXH

Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác – lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo hình thái kinh tế – xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: Tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà dành độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi dành độc lập dân tộc, nhân dân sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại lại cho mọi ngườ không phân biệt chủng tộc và nguồ gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc lam cho mòi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”

Trong thực tiễn, nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội như vậy theo quan điểm của Hồ Chí Minh cũng tức là tuân theo quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điệu kiện tiên quyết để xây dựng CNXH, là một điều kiện đảm bảo vững chắc, đồng thời là mục tiêu cho độc lập dân tộc hướng tới. Hồ Chí Minh đã thấy rõ tính tất yếu của sự phát triển đi lên CNXH của dân tộc Việt Nam ngay khi trở thành người cộng sản năm 1920 và khẳng định điều đó trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên trì, nhất quán bảo vệ quan điểm này trong suốt bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau, mặc dù con đường phat triển ấy thực chất là một cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì là cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi; mặc du con đường có nhiều khó khăn, chông gai, phức tạp.

4.Thực tiễn Việt Nam.

4.1. Cách tiếp cận vấn đề

Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con dường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh dành được độc lập, từng bước quá độ lên CNXH. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có CNXH mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân việt nam. Thực tiễn phát triển đát nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.

4.2. Việt Nam giai đoạn 1945

4.2.1. Hoàn cảnh

Tháng 11 nǎm ấy, tiết trời đặc biệt rét đến sớm hơn mọi nǎm, khiến con người ta ai cũng thấy đói “mọi lúc mọi nơi”, chỉ có ăn thật no cǎng bụng người ta mới cảm thấy đỡ lạnh. Không phải vô lý mà ông bà ta ghép hai từ “đói” và “rét” đi chung với nhau. Càng rét người ta lại càng thấy đói, càng đói người ta lại càng thấy rột, cỏi vòng luẩn quẩn ấy bao vây dân nghèo ngày một gay gắt hơn bao giờ hết. Thái Bình hồi ấy được mệnh danh là “vựa lúa” của miền Bắc với những cánh đồng “cò bay thẳng cỏnh, chú chạy cong đuôi”. Nhưng thật trớ trêu, chính ở trên mảnh đất ấy, cỏi đúi đến với tầng lớp “lờ dõn” mới thật là dữ dội kinh khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng bình thường của con người.

Quân Nhật thông qua chính quyền bảo hộ Pháp buộc nông dân phải nộp hết thóc lúa cho chúng để phục vụ cho lính “Thiên Hoàng”, rồi lại cưỡng ép phá hoại trồng lúa trong vụ Đông Xuân nǎm ấy, để dành đất trồng đay làm bao công sự chiến đấu chống lại quân đồng minh. Thật là “hoạ vô đơn chí”, nǎm đó Thái Bình bị mất trắng vụ lúa do bị hạn hán hoành hành khắp nơi, đất đai thiếu nước khô nứt nẻ ra từng mảng, cõy trỏi xơ xác, ruộng vườn hoang vắng tiêu điều. Tất cả những gì ǎn được người ta đã ǎn hết cả rồi, khoai sắn củ còn non biến mất quá nhanh vào dạ dày lép kẹp, rồi gia súc cho mèo đều lần lượt phải “hy sinh” cho bao tử của chủ. Không phải mọi người đều chịu cảnh, ở thành thị, công chức, người đi buôn vẫn sống bình thường, tuy có điều vất vả, chính nông dân ở các làng mới bị đói nhiều ngày trên mảnh đất ruộng vườn của họ.

4.2.2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân trực tiếp: Các hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.

Nguyên nhân gián tiếp: Là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm.

Nguyên nhân tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt gây mất mùa tại miền Bắc.

4.2.3. Hậu quả

Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.

Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vỡ đúi ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền Bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương “À la barre de l’Indochine” – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu.

Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đú thỡ thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

4.3. Việt Nam sau Cách Mạng

Trong nông nghiệp, nghành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, có hơn 1.400.000 hecta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, nhiều công trình thủy lợi bị thực dân Pháp tàn phá hàng chục vạn trâu bò bị giựt… Trong công nghiệp, phần lớn các xi nghiệp máy móc thiếu hoặc quá lạc hậu. Khai thác mỏ giảm 1 nửa so với trước chiến tranh. Hệ thông giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng triệu người mù chữ. Số trường lớp thiếu, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Số kỹ sư cán bộ kỹ thuật ở lại trong các công sở thuộc Pháp trước đây rất ít. Hệ thông y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân hầu như không đáng kể.

  1. Chính sách

5.1 Chính trị:

– Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộcTổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước

– Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập UỶ ban hành chính các cấp.

– Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.

– Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển. Viện Kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân được thành lập.

5.2 Kinh tế:

– Biện pháp trước mắt: Chính phủ phát động quyên góp, thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”.

– Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, tại kì họp thứ 2 của Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

5.3 Văn hóa – Xã hội – Đời sống

– Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”. Người kêu gọi toàn dân đi học

– Các trường phổ thông và đại học sớm được khai giảng nhằm đào tạo công dân, cán bộ có năng lực phụng sự Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

– Việc bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi nổi; kết hợp với xây dựng nếp sống văn hoá mới.

*Về giặc đói

– Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hoà thóc gạo, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu.

– Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất. bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng.

6) Các thành tựu

6.1 Chính trị:

– Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

– Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.

– Bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

6.2 Kinh tế:

– Cả nước đã góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.

– Kinh tế tạm thời ổn định, khó khăn từng bước bị đẩy lùi.

6.3 Văn hóa – Xã hội – Đời sống.

– Sau 1 năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ.

– Đời sống nhân dân lành mạnh hơn, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, xây dựng đời sống mới.

Về giặc đói: chỉ sau một thời gian ngắn nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân nhất là nông dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước nhanh chóng được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì thế đổi mới là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.

Tuy nhiên khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tận dụng các mắt tích cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và bền vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, không vì phát triển tăng trưởng kinh tế băng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con người.

Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng XHCN, biết cách sử dụng các thành tựu của loài người phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH, nhất là thành tựu khoa học công nghệ hiện đại làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liện với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, làm lành mạnh về đạo đức, tinh thần

7.Tính đúng đắn.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức là con đường tất yếu phải đi của nước ta. Chúng ta tranh thủ thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ của điều kiện giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiên đại, sánh với các cường quốc năm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân đẻ xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với sự phát triển kinh tế chi thức dựa vào nguồ lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới co thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất.

  1. Hướng phát triển.

Nguồn lực nhân dân của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải to thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc nhằm xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

+ Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền lam chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế đọ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thực sợ trở thành động lực của sự phát triển xã hội.

+ Chăm no mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công – nông – trí thức làm nòng cốt, tạo lên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chăm no xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đẻ xây dựng CNXH.

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Muốn vậy phải:

– Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng “đạo đức, văn minh”. Cán bộ đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vùa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân, vùa hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc.

– Xây dựng nhà nước pháp quyền XNCH của nhân dân, do nhâ dân, vì nhân dân. Thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân.

– Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân, kiên quyết đưa ra khoi bộ máy chính quyền những “ông quan cách mạng”, lạm dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng, phát huy vai trò nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đat nước.

– Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: Một dân tộc biết cần, biết tiết kiệm là một dân tộc văn minh, tiến bộ, dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thần.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *