Phân tích khái niệm, đặc điểm của Khiếu nại? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011?

Please follow and like us:

Câu 1:

Khái niệm và đặc điểm:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong đó:

– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

– Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

(Khoản 1, 8, 9, 10 Luật khiếu nại 2011)

Hình thức khiếu nại

Điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy định 02 hình thức khiếu nại sau:

– Khiếu nại bằng đơn;

– Khiếu nại trực tiếp.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011:

Giải quyết khiếu nại là xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định theo trình tự và thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, đề nghị xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người (hoặc cơ quan, tổ chức) đưa đơn khiếu nại.

Hai loại cơ quan (và cá nhân) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là:

1) Các cơ quan, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp (Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương);

2) Toà hành chính các cấp. Việc giải quyết khiếu nại của hai loại cơ quan này được tiến hành theo trình tự, thủ tục khác nhau. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo (Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành) còn thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại theo con đường tư pháp, theo thủ tục tố tụng hành chính được quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành).

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU

Người có thẩm quyền Cụ thể Cơ sở pháp lý Thẩm quyền QĐHC, HVHC của

Chủ tịch UBND cấp xã

  • Chủ tịch UBND cấp xã
Điều 17, LKN Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
  • Của mình (Chủ tịch UBND cấp xã)
  • Người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Phó Chủ tịch UBND cấp xã; Công chức cấp xã; Trưởng công an xã; Chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự)

Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện

  • Trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
  • Chánh Văn phòng UBND cấp huyện
  • Chánh thanh tra cấp huyện
Điều 17, LKN Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
  • Của mình
  • Người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp

Chủ tịch UBND cấp huyện

  • Chủ tịch UBND cấp huyện
Khoản 1, Điều 18, LKN Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Của mình
  • Luật thiếu quy định trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại đ/v QĐHC, HVHC của Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương

  • Trưởng phòng chuyên môn thuộc Sở (v/d: Phòng Quản lý Công nghiệp/ Phòng Quản lý thương mại thuộc Sở công thương)
  • Chánh Văn phòng Sở
  • Chánh Thanh tra Sở
  • Chi cục trưởng Chi cục thuộc Sở (V/d: Chi cục An toàn thực phẩm thuộc Sở y tế; Chi cục Thú y thuộc Sở NNPTNT; Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương; Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn..)
Điều 19, LKN Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

V/d: Công chức thuộc Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kê hoạch đầu tư từ chối thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh => khiếu nại Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT

Giám đốc Sở và cấp tương đương

  • Giám đôc Sở
  • Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh
  • Chánh thanh tra tỉnh
  • Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế/Khu công nghiệp/ Khu chế xuất
Khoản 1, Điều 20, LKN Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Khoản 1, Điều 21, LKN Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Của mình
  • Luật thiếu quy định trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đ/v QĐHC, HVHC của Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ

Thủ trưởng Cơ quan thuộc Bộ

  • Chánh Thanh tra Bộ
  • Chánh Văn phòng Bộ
  • Tổng cục trưởng/ Cục trưởng
  • Vụ trưởng

Thủ trưởng Cơ quan thuộc cơ quan ngang bộ. Cơ quan ngang bộ bao gồm Ngân hàng Nhà nước/ Thanh tra Chính phủ/ Văn phòng Chính phủ/ Ủy Ban Dân tộc. Các cơ quan ngang bộ này, trong cơ cấu tổ chức sẽ có những cơ quan trực thuộc =>Thủ trưởng cơ quan thuộc cơ quan ngang bộ (???)

Điều 22, LKN Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

Bộ trưởng

  • Bộ trưởng
Khoản 1, Điều 23, LKN Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI

Người có thẩm quyền Cụ thể Cơ sở pháp lý Thẩm quyền QĐHC, HVHC của

Chủ tịch UBND cấp huyện

  • Chủ tịch UBND cấp huyện
Khoản 2, Điều 18, LKN Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  • Chủ tịch UBND cấp xã
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện

Giám đốc Sở và cấp tương đương

  • Giám đôc Sở
  • Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh
  • Chánh thanh tra tỉnh
  • Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế/Khu công nghiệp/ Khu chế xuất
Khoản 2, Điều 20, LKN Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Khoản 2, Điều 21, LKN Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  • Chủ tịch UBND cấp huyện
  • Giám đốc sở và cấp tương đương

Bộ trưởng

  • Bộ trưởng
Khoản 2, khoản 3, Điều 23, LKN 2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh (có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành)

Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa Cán bộ với Công chức? 

  • Về khái niệm:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội  trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).

  • Về chế độ làm việc: 

Cán bộ: Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.

Công chức: Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.

  • Chế độ tiền lương: 

Cán bộ và công chức đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước

  • Các chế độ bảo hiểm: 

Cán bộ, công chức đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế (Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014); đều không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. (Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

  • Hình thức xử lý kỷ luật: 

Cán bộ: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; bãi nhiệm (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

Công chức:

*Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Hạ bậc lương.

– Buộc thôi việc.

*Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Giáng chức.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa Trách nhiệm hành chính với Trách nhiệm hình sự?

Tiêu chí Trách nhiệm hình sự  Trách nhiệm hành chính
Căn cứ Bộ Luật hình sự 2015 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Khái niệm Trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu để trả giá cho hành vi vi phạm do mình gây ra ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể, hành vi vi phạm đó phải đủ cơ sở cấu thành tội được quy định tại Bộ luật hình sự. Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.
Đối tượng Cá nhân, pháp nhân thương mại Cá nhân, tổ chức
Hình thức xử lý – Phạt chính- Phạt bổ sung- Các biện pháp khắc phục – Cảnh cáo- Phạt tiền
Căn cứ phát sinh Qua thời gian điều tra, truy tố, xét xử, có kết luận của tòa án thì người vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi mình gây ra. – Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình
Mục đích Để răn đe, trừng phạt các cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh đó, cũng giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, để khuyên họ hoàn lương và bắt đầu lại cuộc sống mới, không phạm tội mới, hay tái phạm,… Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước và  loại trừ những vi phạm pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra.
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *