Phân tích khái niệm, đặc điểm của Quy phạm pháp luật hành chính? phân loại quy phạm pháp luật hành chính?

Please follow and like us:

– Khái niệm “Quy phạm pháp luật hành chính ” : là các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh- đơn phương.
+ Là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính có đầy đủ các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như: Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước bảo đảm thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp. Bên cạnh đó, quy phạm pháp luật hành chính có những đặc điểm sau đây
1. Chủ thể ban hành( hay là quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận.)
– Ví dụ : “ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ… trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ”. Xem: Khoản 2 Điều 165 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

2. 2. Nội dung ( hay là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện):
– Ví dụ : ” Luật Giáo dục đại học năm 2012″ được Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật. Dựa trên những quy định của Luật này, các cơ sở giáo dục đại học ban hành văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính để thực hiện.
Cụ thể : theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa: ” Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực băt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.

3. Hình thức ( hay là văn bản pháp luật được thể hiện với một hình thức nhất định do pháp luật quy định.):
– Ví dụ : Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điêu và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể : theo Điểu 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 định nghĩa :
+ ” Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
+ Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

4. Mục đích điều chỉnh ( hay là quy phạm pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể, phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị):
– về phần này em chưa lấy được ví dụ , thầy có thể giải đáp cho em được không ạ?
==> Ngoài ra em xin phép thầy gợi ý cho em những quyển sách hay những trang web chính thống dùng để nghiên cứu về luật hành chính , và cách tìm hiểu luật cũng như cách hiểu về Nghị định, quyết định 1 cách sâu nhất ạ.

– Đặc điểm của quy phạm hành chính :
1. Chủ thể ban hành ( hay là quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận.) :
+ Chúng ta thường thấy hàng năm có hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành với nhiều nội dung và mục đích khác nhau. Các văn bản Luật được ban hành để sửa đổi, bổ sung cho những Luật hoặc Bộ luật cũ để phù hợp với tình hình thực tế. Và việc ý kiến, thông qua và ban hành đều là nhiệm vụ và chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể Quốc Hội là cơ quan có quyền lực xem xét và thông qua tất cả các văn bản Luật trước khi được ban hành có hiệu lực và áp dụng trong thực tế. Bên cạnh đó, còn có các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng là những chủ thể có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ta cũng quy định rõ, các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi lĩnh vực của mình và chịu trách nhiệm pháp lý đối với những quy phạm pháp luật được quy định trong đó.
+ Ngoài ra, chúng ta cần hiểu không chỉ các bộ, ngành mới được ban hành mà người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…cũng được phép ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi quyền hạn và lĩnh vực quản lý của mình.
+ Tuy nhiên, không phải tất cả những văn bản do nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.
2. Nội dung ( hay là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện):
+ Việc ban hành quy phạm pháp luật chỉ thực sự đạt hiệu quả khi những quy định này được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Chính vì vậy, nhà nước ta bên cạnh ban hành những quy phạm pháp luật này chính là ban hành nhiều biện pháp áp dụng khác nhau, trường hợp không thực hiện sẽ bị xử lý và cơ quan có chức năng áp dụng biện pháp đó chính là cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án…đây chính là những cơ quan thực thi pháp luật.
3. Hình thức ( hay là văn bản pháp luật được thể hiện với một hình thức nhất định do pháp luật quy định.):
+ Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản luật hoặc văn bản dưới luật và được cấu thành dựa theo hai yếu tố là tên gọi và thể thức văn bản.
+ Đối với tên gọi thì quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật hoặc dưới luật với nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác nhau như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Nghị định, Thông tư, Quyết định…
+ Về thể thức: Quy phạm pháp luật được trình bày trong những văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ình thức với nội dung và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
4. Mục đích điều chỉnh ( hay là quy phạm pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể, phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị):
+ Bởi lẽ nếu xem xét kỹ một quy phạm pháp luật nào đó chúng ta sẽ thấy rằng trong một quy phạm pháp luật luôn có chứa đựng ý chí như cấm thực hiện, cho phép thực hiện, bắt buộc thực hiện, có thể thực hiện hoặc không…tất cả đều tác động đến ý chí của chủ thể.

– Phân loại quy phạm pháp luật : có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng chúng ta sẽ dựa vào 1 số phân loại chủ yếu :
1. Phân loại theo chủ thể ban hành :
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây :
+ Quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành .
+ Quy phạm pháp luật hành chính do Chủ tịch nước ban hành
+ Quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành .
+ Quy phạm pháp luật hành chính do Toà án nhân dân tối cao , Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
2. Phân loại các quy phạm pháp luật hành chính căn cứ vào vào mối quan hệ được điều chỉnh. Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh, các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau:
+ Quy phạm nội dung: là loại quy phạm được ban hành để quy định nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Các quy phạm này được ban hành chủ yếu để quy định về địa vị pháp lý hành chính của các chủ thể tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ : Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp.
+ Quy phạm thủ tục: là loại quy phạm được ban hành để quy định những trình tự, thủ tục cần thiết mà các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy phạm pháp luật nội dung quy định.
Ví dụ : quy định về thủ tục xử phạm vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính,…
+ Các quy phạm nội dung phải được thực hiện theo những trình tự thủ tục nhất định do quy phạm thủ tục quy định.
3. Phân loại các quy phạm pháp luật hành chính căn cứ vào vào hiệu lực pháp lý về thời gian
Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về thời gian, các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau:
+ Quy phạm áp dụng lâu dài: là loại quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi rõ thời hạn áp dụng. Các quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ, thay thế. Các quy phạm này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu dài và ổn định các quan hệ phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp năm 1992 hay trong Luật thanh tra 2004.
+ Quy phạm áp dụng có thời hạn: là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước chỉ phát sinh trong những tình huống đặc biệt hay chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi tình huống đó không còn hay hết thời hạn đó thì quy phạm hết hiệu lực.
Ví dụ: Nghị quyết của Chính phủ số 12/2000/NQ-CP ngày 14/08/2000 về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc là” trong giai đoạn 2000 – 2010.
+ Quy phạm tạm thời: là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh một số loại quan hệ quản lý hành chính nhà nước trên một phạm vi, trong khoảng thời gian nhất định làm cơ sở tổng kết để ban hành chính thức.
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì Pháp lệnh được ban hành để quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật.
4. Phân loại các quy phạm pháp luật hành chính căn cứ vào vào hiệu lực pháp lý về không gian
Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về không gian, các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau:
+ Quy phạm có hiệu lực pháp lý trên cả nước: Các loại quy phạm này do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành;
+ Quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi từng địa phương nhất định: Các quy phạm này chủ yếu do các có quan ở địa phương ban hành để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước phù hợp với đặc thù địa phương mình. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở Trung ương có thể ban hành những quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý trên phạm vi từng địa phương nhất định để điều chỉnh riêng biệt một số loại quan hệ quản lý hành chính nhà nước quan trọng có tính đặc thù ở địa phương đó.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *