Phân tích ĐTĐC của TPQT?

Please follow and like us:

Phân tích ĐTĐC của TPQT?
Đáp án mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Tại đây

Tư pháp quốc tế là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ PL dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng DS có yếu tố nước ngoài. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự được quy định tại điều 1 BLDS, các quan hệ trong TPQT là những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản có yếu tố nước ngoài, trong đó quan hệ tài sản là chủ yếu. đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Bao gồm các quan hệ: dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài…. Bên cạnh đó, Tư pháp quốc tế còn điều chỉnh một số quan hệ tố tụng như xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài, … ”Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ dể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”(Điều 758 BLDS). Khoản 1 điều 3 NĐ 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là:a) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;b) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.Yếu tố nước ngoài là quan hệ mang tính chất dân sự vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khác với quan hệ mang tính chất chính trị giữa các quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế. Khoa học tư pháp quốc tế cũng đã thừa nhận chung có 3 loại yếu tố nước ngoài, chính là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
•Thứ nhất, Chủ thể: có ít nhất 1 bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người việt nam định cư nuwocs ngoài, quốc gia nước ngoài, trong đó, chủ thể cơ bản là cá nhân Nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Quốc gia được coi là chủ thể đặc biệt, tổng hợp các quan hệ thuộc đtđc của TP, quốc gia chỉ tham gia 1 số quan hệ như: thừa kế, hợp đồng, … quyền miễn trừ tư pháp: dựa theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. (chẳng hạn trong quan hệ thừa kế tài sản giữa công dân Việt Nam và nhà nước nước ngoài). người nước ngoài là người mang quốc tịch ở nước ngoài( không đồng thời mang quốc tịch việt nam) và người không quốc tịch. ( theo hệ thống tư pháp quốc tế của việt nam thì người nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện về NLHV điều 762 và NLPL điều 761 BLDS), pháp nhân nước ngoài(“Pháp nhân nước ngoài” là pháp nhân được thành lập theo phápluật nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tốc nước ngoài tại việt nam thì pai đủ điều kiện về NLPLDS điều 765 BLDS. “Cơ quan, tổ chức nước ngoài” là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế.), hoặc người VN địnhcư ở nước ngoài( THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 3 NĐ 138/2006, KHOẢN 3 ĐIỀU 3 LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.);
•Thứ hai, Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: VD: tranh chấp tài sản ở nước ngoài,
DS thừa kế ở nước ngoài; Trong thực tiễn, khách thể của quan hệ này còn có thể là công
việc phải làm hoặc không được làm ở nước ngoài (chẳng hạn quan hệ về gửi giữ tài sản
giữa công dân Việt Nam và đại lý nước ngoài trong ví dụ đã nêu).
(ví dụ: một quan hệ thừa kế tài sản giữa công dân Việt Nam với công dân Mỹ, tài sản thừa
kế đang tồn tại trên lãnh thổ Mỹ; việc gửi giữ tài sản giữa một công dân Việt Nam tại một
đại lý ở nước ngoài thì trách nhiệm bảo quản tài sản là khách thể của quan hệ đó…).
•Thứ ba, Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó
xảyra ở nước ngoài: VD: 2 công dân việt nam Kết hôn ở nước ngoài, người nước ngoài
nhận nuôi con nuôi ở việt nam. Chết ở nước ngoài. (ví dụ: pháp nhân Việt Nam ký hợp
đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân Nhật bản tại Tokyo, việc ký kết hợp đồng là một sự
kiện pháp lý).
Như vậy, ĐTĐC là những qh ds hôn nhân và gia đình LĐ TM TTDS có 1 trong 3 yếu tố Nước ngoài kể trên
Theo đó, yếu tố nươc ngoài trong quan hệ dân sự theo quy định của pl việt nam cũng có 3 yếu tố Quan hệ dân sự có ít nhất 1 bên là cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoai, ng vn định cư ở nước ngoài Quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức vn nhưng căn cứ làm phát sinh thay đổi chám dứt quan hệ đó theo pl nước ngoài, ps tại nước ngoài A là công dân việt nam định cư tại hoa kỳ, hết hôn với b là công dân vn cư trú tại Hồ Chí Minh Quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân tổ chức việt nam, nhưng tài sản liên quan tới quan hệ đó ở nước ngoài 2 công dân việt nam tranh chấp với nhau về 1 tài sản đang ở nga.
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mang tính độc lập, riêng biệt so với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác. Đây là một tiêu chí (cùng với phương pháp điều chỉnh riêng biệt) để có thể khẳng định Tư pháp quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *