Phân tich 1 nguyên tắc cơ bản của TPQT?

Please follow and like us:

phân tích 1 trong các nguyên tắc cơ bản thể hiện đặc trưng riêng của ngành Tư pháp quốc tế Việt Nam, đó là:
Nguyên tắc bình đặc về mặt pháp lí giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau
Nội dung cơ bản của nguyên tắc là Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Các chế độ sở hữu này được đối xử với nhau bằng đẳng về mặt pháp lí, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội mà quốc gia theo đuổi. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, đó là bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Bởi chế độ sở hữu là yếu tố then chốt quyết định hình thức và nội dung của hệ thống pháp luật quốc gia, cho nên, công nhận về mặt bình đẳng pháp lí giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau cũng có nghĩa là tôn trọng các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới.
Nguyên tắc này có yếu tố quan trọng vì nó không những đảm bảo cho hoạt động giải thích và áp dụng luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế Việt Nam được vận hành một cách khách quan, trơn tru, không hề có định kiến, áp đặt mà còn đảm bảo bình đẳng về pháp lí giữa các chủ thể đến từ các quốc gia khác nhau khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển.
Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã gián tiếp ghi nhận nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau trên thế giới, cụ thể như sau: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. ”

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *