Nội dung quan điểm tư tưởng HCM về văn hóa

Please follow and like us:

Nội dung quan điểm tư tưởng HCM về văn hóa

  1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm xây dựng nền văn hóa mới

Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn.

Cùng với định nghĩa về VH, HCM còn đưa ra năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền VH dân tộc:

“1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

  1. Xây dựng luân lý: biết huy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3.Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

4.Xây dựng chính trị: dan quyền.

5.Xây dựng kinh tế

Như vậy, ngay từ rất sớm HCM đã quan tâm đến vấn đề VH, đã thấy rõ vai trò, vị trí VH trong đời sống XH.

  1. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của VH
  2. Quan điểm về vị trí và vai trò của VH trong đời sống XH

Một là, VH là đời sống tinh thần của XH, thuộc kiến thức thượng tầng

HCM đặt VH ngang hàng với CT, KT, XH tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của ĐSXH và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau. Cho nên, trong công cuộc xây dựng đất nước, cả 4 vấn đề này phải được coi trọng như nhau.

Trong quan hệ với CT-XH. HCM cho rằng CT, XH có được giải phóng thì VH mới được giải phóng. CT giải phóng sẽ mở đường cho VH phát triển. Để VH phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị trước. Ở VN, tiến hành cách mạng chính trị thực chất là tiến hành cuộc CMGPDT để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng VH, mở đường cho VH phát triển.

            Trong quan hệ với kinh tế: HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng VH. Người viết: VH là một kiến thức thượng tầng , nhưng cơ sở hạ tầng của XH có kiến thiết rồi, VH mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được. Như vậy, kinh tế phải đi trước một bước.

Hai là, văn hóa không thê đứng ngoài mà phải ở trong KT và CT phải phục vụ nhiệm vụ CT và thúc đẩy sự phát triển KT.

Văn hóa có tính tích cực , chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển KT và CT.

Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là VH phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ CT, thúc đấy xây dựng và phát triển KT. Quan điểm này không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở VN mà còn định hướng cho mọi hoạt động VH.

Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà CNXH và thời đại đang đòi hỏi. Ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH, Đảng ta chủ trương gắn VH với phát triển, chủ trương đua các giá trị VH thấm sâu vào KT và CT, làm cho VH thực sự là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

  1. Quan điểm về tính chất của nền VH

         Nền VH mới xây dựng theo tư tưởng HCM luôn bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.

Thứ nhất về tính dân tộc của nền VH được HCM biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác.  Tính dân tộc của nền VH không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

Thứ hai về tính khoa học của nền VH mới thế hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính khoa học của VH đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phái truyền bá tư tưởng triết học macxit, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Thứ ba, về tính đại chúng của nền VH được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.

  1. Quan điểm về chức năng của VH

        Chức năng của VH rất phong phú và đa dạng. HCM cho rằng, VH có ba chức năng chủ yếu sau đây:

Một là, bổi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Chức năng cao quý nhất của VH là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng tình cảm mỗi người.

Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc. Chính vì vậy HCM đã chỉ ra chức năng hàng đầu của VH là phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do, phải làm thế nào cho ai cũng “có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng”

Tình cảm lớn, theo HCM là lòng yêu nước thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực,chân thành chung thủy, ghét những thói hư tật xấu, sự xa đọa…Thông qua các mối quan hệ tốt đẹp, văn hóa phải góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào bản thân, tin vào nhân dân và tin vào tiền đồ của cách mạng.

Hai là, mở rộng hiếu biết, nâng cao dân trí.

Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như KT, CT, lịch sử, khoa học- kỹ thuật, thực tiễn VN và TG….  Nâng cao dân trí với mục tiêu là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ VH, góp phần cùng Đảng, “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.

     Ba là, bồi dưỡng những phâm chất, phong cách và loi sổng tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ đê hoàn thiện bản thân.

Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức lối sống, từ thói quen của các nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. PP và PC tốt đẹp làm nên giá trị của con người. VH giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ. Từ đó giúp con người phấn đấu làm cho cái tốt đẹp, lành mạnh ngày càng tăng, càng nhiều, cái lạc hậu, bảo thủ ngày càng giảm, vươn tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

  1. Quan điểm HCM về một số lĩnh vực chính về VH
  2. Văn hóa giáo dục

Trong quá trình xây dựng nền VH giáo dục ở VN, HCM đã đưa ra một số hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền VH phát triển, đúng đắn góp phần quan trọng vài sự nghiệp xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.

           Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học

Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người, đào tạo con người có ích cho xã hội. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn VN. GD phải toàn diện, bao gồm cả VH, CT, KH-KT, chuyên môn nghề nghiệp, lao động. Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó còn phải học chính trị. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Học để nắm vững quan điểm, lập trường có tính nguyên tắc của Đảng, của thế giới quan, phương pháp luận, không giáo điều.

Phương châm, phương pháp giáo dục:

         Phương châm  học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.

         Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó; kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua.

        Về đội ngũ giáo viên  phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”

  1. Văn hóa văn nghệ

Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền VH, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. HCM là người khai sinh nền văn nghệ CM và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về VH văn nghệ:

         Một là, văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng

            Văn hóa-văn nghệ là mặt trận tức là khẳng định vai trò, vị trí của VH –VN trong sự nghiệp CM, coi mặt trận VH cũng có tầm quan trọng như mặt trận QS, CT, KT. Mặt trận Vh như một “ cuộc chiến khổng lồ” giữa chính và tà, giữa CM và phản CM. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt, rất lâu dài , song rất vẻ vang.

            Văn nghệ sĩ là chiến sĩ, vì vậy, cần có lập trường vững, tư tưởng đúng đắn, đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và Tổ quốc lên trên hết. Họ phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

           Hai là,  văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của VH-VN. Đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng… của nhân dân là chất liệu không bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ có quyền hư cấu, song phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của sinh hoạt. Muốn làm được điều đó, phải “từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng“; phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân” để hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng. Quần chúng là những người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Họ là những người đánh giá tác phẩm văn nghệ trung thực, khách quan, chính xác. Nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần.

        Ba là,  phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại mới của đất nước và dân tộc

Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng. Để thực hiện được mục tiêu này, các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức. Người nói: “ Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong hú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. Đó là một tác phẩm hay.

Tác phẩm VH-VN hay là tác phẩm phản ánh được những giá trị truyền thống của dân tộc, mang được hơi thở của thời đại; vừa phải ca ngợi cái chân thật người tốt, việc tốt, vừa phải phê phán cái giả, cái ác, cái sai. Những tác phẩm như vậy vừa làm gương mẫu cho các thế hệ hôm nay, vừa giáo dục nhắc nhở con cháu đời sau. Tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng về thể loại, không thể đơn điệu, nghèo nàn. Chính sự phong phú, đa dạng về hình thức và thể loại đó đã mở ra con đường sáng tạo mới cho văn nghệ sĩ.

  1. Văn hóa đời sống

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.

      Đạo đức mới: Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới. “ Nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”

      Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh  kết hợp hài hòa truyền thống  tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến.

Con người văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung, độ lượng.

Sửa đổi cách làm việc là phải có tác phong quần chúng, tác phong tập thể – dân chủ, tác phong khoa học. Điều này đặc biệt cần thiết đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo. Hồ Chí Minh yêu cầu ở đội ngũ cán bộ phải có phong cách sống, phong cách làm việc hợp lòng dân.

Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới-nếp sống văn minh là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ, cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, mới mà hay thì phải làm, phải bổ sung..

Quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng,… Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm gương. Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả.

Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *