Nội dung CSTMQT của Hoa Kì? Các DNVN cần lưu ý những gì khi XKHH sang Hoa Kì?

Please follow and like us:

Câu hỏi: Nội dung CSTMQT của HKì? Các DNVN cần lưu ý những gì khi XKHH sang Hoa Kì?

1.1. Đặc điểm của CSTMQT của HK:

  • Cs TMQT của Mỹ được xây dựng và thực hiện trên hệ thống luật pháp khá phức tạp của toàn liên bang và các quy định của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF.
  • Thực thi bảo hộ đối với nền sx trong nước bằng các công cụ biện pháp mang tính tinh vi và phù hợp với quy định của WTO.
  • Có tính chất bảo hộ lợi ích cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Thực hiện tự do hóa TM đối với hàng nông sản và dịch vụ
  • Chú trọng phát triển TM điện tử.
  • Xây dựng và thực hiện các biện pháp điều tiết TMQT theo 3 nhóm nước:

+ AD các biện pháp mang tính ưu đãi đối với các nước được coi là đồng minh và các nước đã ký hiệp định tự do hóa TM với HK như NB, EU…

+ AD các biện pháp hạn chế hoặc cấm vận đối với các nước theo chế độ cộng sản như TQ

+ AD chính sách cấm vận đối với các nước được coi là kẻ thù đặc biệt như Bắc triều tiên, Cuba, Afganistan.

1.2. Các công cụ biện pháp thực hiện:

1.2.1. Các quy định về thủ tục hải quan:

  1. Quy định về xuất xứ:

Cơ sở pháp lý: được ghi trong Luật thuế quan năm 1930, 1984; Luật TM cạnh tranh năm 1988

Nội dung:

+ Quy định về cách ghi xuất xứ của HH: Đối với tất cả HH NK vào HK đều phải được ghi xuất xứ một cách cụ thể về tên HH, nước sx bằng tiếng Anh với hình thức dễ đọc và ở vị trí dễ thấy trên vỏ đựng HH.

+ Đối với những HH đặc biệt như kim loại thì phải ghi theo 1 trong 2 cách: in hoặc dập chữ nổi; in kẽm.

+ HK kiểm soát rất chặt chẽ về quy định xuất xứ: như đối với dịch vụ y tế kĩ thuật thì thông tin về xuất xứ HH phải được ghi bằng cách dập chữ nổi vào bảng kim loại rồi buộc chặt vào vị trí dễ thấy trên sản phẩm.

– Xử lý vi phạm xuất xứ:

+ Đối với HH vi phạm đều bị AD mức thuế quan 10%

+ Đối với HH vi phạm xuất xứ mà chưa được thông quan sẽ được giữ lại tại kho ngoại quan của HK để chờ các nhà NK thu xếp việc tái XK hoặc cơ quan Hải quan của HK giám sát việc tiêu hủy hoặc đóng gói lại theo đúng quy định.

+ Đối với HH vi phạm quy định xuất xứ đã thông quan sẽ phải được thu hồi về kho ngoại quan của HK dưới sự giám sát của cơ quan hải quan để chờ tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc đóng gói lại.

+ Đối với HH vào HK được coi là cố ý dẫn đến vi phạm quy định xuất xứ sẽ bị xử lý mức phạt vi phạm đến 100000$ lần đầu tiên và 250000$ cho những lần tiếp theo.

  1. Thuế quan:

Cơ sở pháp lý: được quy định trong Luật thuế quan, Luật hải quan, Luật chống bán phá giá và Luật thuế đối kháng.

– Hình thức biểu thuế quan của HK được trình bày theo 2 cột:

+ Cột 1: cột thuế quan tối huệ quốc (MFN) chia 2 phần:

Phần 1: dành cho các nước đơn thuần được hưởng chế độ quan hệ TM bình thường với HK (có VN)

Phần 2: dành cho các nước có quan hệ bình thường với HK có kèm theo các điều kiện ưu đãi. VD: Hiệp định TM song phương, Hiệp định tự do, các nước đang phát triển được hưởng GSP.

+ Cột 2: là cột thuế quan không tối huệ quốc được AD đối với HH NK từ các nước chưa được hưởng chế độ quan hệ TM bình thường, những nước không phải là đồng minh, những nước được coi là đối đầu với HK.

  1. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP:

thường được AD mức thuế ưu đãi thấp hơn so với mức thuế thông thường đối với HHNK từ các nước đang phát triển được HK dành cho GSP.

– Điều kiện đối với HH được hưởng GSP:

+ HH phải đáp ứng các tiêu chuẩn của HK.

+ Tỷ trọng về chi phí về nguyên liệu và các CPSX khác có nguồn gốc nội địa của nước được hưởng GSP phải >=35% tổng CP của HH khi NK vào lãnh thổ hải quan của HK.

+ HH phải được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng GSP đến lãnh thổ hải quan của HK và không được xử lý dọc đường.

Quy định về các nước không được hưởng GSP:

+ Các nước bị lực lượng cộng sản khống chế.

+ Các nước tiếp tay hoặc nuôi dưỡng lực lượng khủng bố.

+ Các nước không dành cho người lao động quyền lợi và điều kiện làm việc theo quy định của các tổ chức quốc tế (SA8000).

+ Các nước thuộc tổ chức XK dầu mỏ OPEC không cung ứng HH hoặc nâng giá HH đến mức bất hợp lý làm gián đoạn hoạt động của nền KTQD gây thiệt hại nghiêm trọng cho các quốc gia có liên quan.

+ Các nước có liên quan không chịu thực thi phán quyết của trọng tài quốc tế trong các vụ kiện mà bên HK là bên thắng kiện.

Hàng năm các cơ quan TM của Mỹ tiến hành đánh giá điều kiện áp dụng GSP đối với các nước kém phát triển, nếu nước được hưởng được đánh giá là có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì sẽ không tiếp tục được hưởng GSP nữa. Nước Mỹ có thể đơn phương hủy bỏ chế độ GSP với 1 nước cụ thể tùy theo điều kiện sản xuất trong nước.

1.2.2. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật:

  1. Quy định về chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng:

Cơ quan kiểm soát: ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC).

Cơ sở pháp lý:

+ Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng: quy định các nhà sx sản phẩm tiêu dùng cung cấp cho thị trường HK phải đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu đầu vào thực hiện quy trình sx theo đúng các tiêu chuẩn về sự an toàn đối với con người, đồng thời việc bảo quản vận chuyển và phân phối sản phẩm phait thực hiện theo đúng quy định nhằm không gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

+ Luật về các chất nguy hiểm: quy định các chất nguy hiểm gồm các chất gây ngộ độc, chất dễ nổ, dễ cháy, chất phóng xạ, chất gây nghiện.

Quy định đối với quá trình sx vận chuyển và phân phối sản phẩm bao gồm: quy định về nguyên liệu đầu vào, quá trình tổ chức sx, đóng gói ghi nhãn, quá trình vận chuyển bảo quản giúp cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng có thể hiểu rõ về sản phẩm và phòng tránh được việc gây hại cho người sử dụng.

Theo quy định của Luật này, CPSC của HK có thể kiểm tra bất thường với cơ sở sx và cơ sỏ phân phối sản phẩm về việc thực hiện các quy định.

+ Luật về đóng gói phòng ngộ độc: Luật này quy định về việc thực hiện quy trình đóng gói với các sản phẩm như dược phẩm, mỹ phẩm, 1 số loại sản phẩm đặc biệt cần phải thực hiện theo đúng quy trình và sử dụng các loại chất liệu bao bì đúng tiêu chuẩn quy định nhằm phòng tránh việc gây ngộ độc từ sản phẩm đối với người tiêu dùng.

+ Luật chống khủng bố sinh học: Quy định về việc đóng gói và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và các loại giống cây trồng vật nuôi sx nông nghiệp phải đảm bảo không chứa các loại mầm bệnh, các loại côn trùng gây hại có nguy cơ phát triển thành đại dịch gây thiệt hại về sức khỏe, môi trường, điều kiện sx.

+ Luật bảo vệ người tiêu dùng: quy định về trách nhiệm tuyệt đối đối với các cơ sở sx và phân phối sản phẩm vào thị trường HK thực hiện các quy định để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sx và sử dụng đối với người tiêu dùng nếu có thiệt hại xảy ra theo sự khiếu nại của người tiêu dùng, các cơ sỏ sx và phân phối phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc bồi thường và các nghĩa vụ pháp lý có liên quan theo quy định của Luật.

Xử lý vi phạm:

+ Yêu cầu bồi thường về thiệt hại và thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của các luật điều chỉnh.

+Yêu cầu tái xuất hoặc tieu hủy

+ Cấm NK

  1. Tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ:

– Cơ quan kiểm soát: Bộ nông nghiệp HK, Bộ năng lượng, Bộ y tế, ủy ban nông nghiệp quốc gia.

 Cơ sở pháp lý: Luật nông nghiệp HK, Luật về thực phẩm mỹ phẩm dược phẩm của HK, Luật về rược bia thuốc lá vũ khí.

Quy định của các Luật này về tiêu chuẩn, khối lượng sản phẩm của nhà cung cấp nhằm đảm bảo sự an toàn cho con người và xã hội.

 Xử lý vi phạm: Thu hồi tiêu hủy yêu cầu tái xuất, cấm NK.

  1. Quy định về môi trường:

– Mục tiêu:

+ Nhằm bảo vệ các loài động vật, các loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đạt mục tiêu phát triển chung của toàn cầu.

– Cơ sở pháp lý: Luật nông nghiệp HK, Luật các hiệp định TM, Luật cấm đánh bắt các loài động vật biển có vú và cấm sử dụng các loại lưới quét ở vùng biển ven bờ.

– Xử lý: cấm NK

=> Ngoài những quy định trên, HHNK vào HK còn chịu sự kiểm soát bởi các tiêu chuẩn như SA8000; ISO14000; ISO9000.

1.2.3. Các biện pháp khác:

  1. Hạn ngạch: 2 loại

Hạn ngạch tuyệt đối: được AD đối với những mặt hàng NK cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo hộ ở mức độ cao hơn cho các hàng sx nội địa.

Quy định phần hàng hóa vượt quá mứ hạn ngạch sẽ không được phép đưa vào lãnh thổ hải quan Mỹ và bên XK phải thuê kho hải quan chờ hạn ngạch năm sau hoặc tái XK.

Hạn ngạch thuế quan: AD đối với những HH NK không cần kiểm soát ở mức độ cao và chặt chẽ như hạn ngạch tuyệt đối.

Theo quy định phần HH vượt quá mức hạn ngạch cho phép vẫn có thể được NK vào lãnh thổ hải quan HK nhưng phải chịu mức thuế quan NK cao gấp nhiều lần so với mức thuế quan NK bình thường.

  1. Chính sách chống bán phá giá:

Căn cứ thực hiện:

+ Do các nhà sx nội địa của HK bị thiệt hại về thị phần, lợi nhuận hoặc công suất sx do sự cạnh tranh tăng đột biến của hàng NK do đó họ phát đơn kiện về hiện tượng hàng NK bán phá giá.

+ Dựa trên thông tin điều tra sơ bộ với kết luận là giá bán của hàng NK ở thị trường HK thấp hơn mức giá bán ở thị trường nội địa nước XK hoặc mức giá bán ở các thị trường tiêu thụ khác của nước XK.

+ Số lượng các nhà sx nội địa của HK tham gia vào đơn kiện phải chiếm tỷ lệ từ 1/3 đến 2/3 trong tổng số các nhà sx cùng ngành.

Quy trình thực hiện:

+ Bộ TMHK tiến hành thành lập cơ quan chức năng phối hợp cùng UBTMQT và UB trọng tài quốc tế của WTO cùng tiến hành điều tra về hiện tượng bán phá giá của hàng NK.

+ Các cơ quan và tổ chức trên sẽ tiến hành điều tra về hiện tượng bán phá giá tại nước XK hoặc nước tham chiếu.

+ Sau khi tiến hành điều tra trong vòng khoảng 10 tháng các tổ chức và cơ quan chức năng sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về hiện tượng bán phá giá của hàng NK.

Các biện pháp trừng phạt: đánh thuế cao, AD hạn ngạch NK, yêu cầu kỹ quỹ NK, cấm NK.

  1. Hạn chế XK tự nguyện:thường được AD trong quan hệ TM giữa HK với các đối tác lớn như NB, EU, TQ, HQ, đối vớ 1 số nhóm hàng như nông sản, xe ôtô con,…
  2. Biện pháp tự vệ trong TM: AD 1 cách đơn phương trong những trường hợp đặc biệt cần thiết nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của các ngành sx nội địa trong điều kiện khủng hoảng, suy thoái hoặc sự thay đổi đột biến về năng lực cạnh tranh của hàng NK.

=> Ngoài những biện pháp trên còn AD 1 số biện pháp quản lý NK như: lệnh cấm vận quy định các nhóm nước đối tác bị hạn chế trong quan hệ TM với HK; kiểm soát XK ngòai lãnh thổ (kiểm soát các công ty của HK trong việc XK).

Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ

Hoa kỳ là nước quy định rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Do đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ cần chú ý ghi tên hàng hóa và nước xuất xứ theo đúng quy định.

Các doanh nghiệp chú ý xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo đúng số lượng theo hạn ngạch để tránh bị đánh thuế cao hơn, chờ hạn ngạch năm sau hoặc phải tái xuất

Các doanh nghiệp cần chú ý các quy định kỹ thuật bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ như quy định an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng thì các doanh nghiệp phải theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP, quy định về bảo vệ môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 19000 và chú ý việc sử dụng lao động theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên đáp ứng tiêu chuẩn ISO9000. Đáp ứng tiêu chuẩn này các doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn khi xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ.

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *