Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang EU và giải pháp khắc phục

Please follow and like us:

Câu hỏi: Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang EU và giải pháp khắc phục.

* Thành công:

– Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào EU tăng với tốc độ bình quân khá cao, trung bình gần 40%/năm. Giai đoạn 2000 – 2009, VN xuất khẩu sang EU 50,4 tỷ USD và nhập từ EU 26,1 tỷ USD. 9 tháng năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 7,8 tỷ USD vào EU, tăng 13% so với cùng kỳ. EU vẫn duy trì ở vị trí thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của VN sau Mỹ.

– VN đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung XK một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU như: dệt may, giày dép, cà phê, chè, hải sản, thủ công mỹ nghệ.

– Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi VN phải phát triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành trong nông nghiệp, trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm… Riêng với ngành thủy sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng vào năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển.

– Sự phát triển về XK đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, chè, hàng công nghệ phẩm như may mặc, giày dép đã tạo ra cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra. Vai trò của ngành dệt may, giày dép, thủy hải sản đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

– Nhờ đẩy mạnh XK hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.

* Hạn chế:

– Hàng XK Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều.

– Các DNVN còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, thậm chí còn bỡ ngỡ với thị trường châu Âu. Không nắm bắt được cơ hội, kém hiểu biết luật lệ của thị trường EU, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường, làm ăn tùy tiện, manh mún với một phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của châu Âu.

– Môi trường đầu tư (Cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật) và môi trường thương mại (Cơ chế, chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu) ở VN vẫn chưa thực sự thu hút và hấp dẫn mạnh mẽ các doanh nghiệp EU vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

– Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU.

– Cơ cấu hàng XK của VN sang thị trường EU chưa hợp lý: VN xuất sang EU nông sản, thủy hải sản chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế và một số hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công.

– Hình thức XKHH của VN sang EU còn giản đơn: chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian, chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh doanh khác, đặc biệt với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy mà các DNVN chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.

* Giải pháp:

Giải pháp vĩ mô:

+ Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý:

– Dự báo và thông tin kịp thời cho các DN và người sản xuất trong nước biết thị trường cần gì trong năm nay và trong một vài năm tới.

– Đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý với các nước thành viên EU.

– Giới thiệu cho các DN những nguồn thị trường hấp dẫn trong khối EU.

– Tổ chức DN tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước thành viên EU.

– Tích cực tạo lập thông tin hai chiều

– Cần hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho XK. Rà soát lại văn bản để điều chỉnh các quy định không phù hợp với tinh thần Luật thương mại, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới.

+ Tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu vào EU

– Thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào EU

– Sớm thành lập và phát triển Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và các loại quỹ tín dụng khác

+ Tăng lực đẩy cho xuất khẩu

+ Kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU

+ Hợp tác với EU chống gian lận thương mại, giữ uy tín hàng hoá Việt Nam.

Giải pháp vi mô:

+ Các DNVN phải có chiến lược bài bản cho đầu tư và tìm hiểu đặc tính của thị trường EU đồng thời chọn được hướng đi đúng cho DN mình.

+ Các DN cần nghiên cứu lựa chọn phương thức thích hợp thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU. Trong thời gian tới, XK trực tiếp cần được xem là con đường chính thâm nhập vào thị trường EU. Bên cạnh đó có thể liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá là biện pháp tối ưu để các nhà sản xuất VN thâm nhập vào thị trường EU.

+ Các DNVN không ngừng tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định, tiêu chuẩn, các rào cản kĩ thuật của EU, đồng thời xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đẩy mạnh công suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm,…

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *