Những biện pháp thường được các quốc gia áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu

Please follow and like us:

Câu hỏi:

  1. Những biện pháp thường được các quốc gia áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu:
  • Xúc tiến nhập khẩu nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó đến khách hàng nước ngoài 1 cáh thành công, xây dựng các tổ chức và sơ sử hạ tầng để thực hiện các hoạt động xúc tiến.
  • Thực hiện xây dựng chiến lược và các biện pháp điều phối, hoạt động xúc tiến của các cơ quan tổ chức
  • Trực tiếp thực hiện các biện pháp xúc tiến bao gồm thu nhập và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, hỗ trợ khảo sát và nghiên cứu thị trường cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp ra nước ngoài
  1. Các biện pháp để khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

2.1 Chính sách thu hút FDI của các nước phát triển

Cho đến hiện nay, dòng vốn FDI trên thế giới vẫn chủ yếu tập trung ở các nước này. Một số địa điểm hấp dẫn FDI nhất trên thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Canada, Mexico, Anh, Brazil, Đức, Ba Lan, các tiểu vương quốc Arap thống nhất. Những điều kiện nêu trên đã tạo điều kiện cho môi trường đầu tư ở các nước phát triển rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Một số chính sách thu hút đầu tư của các nước phát triển:

Chính sách đa dạng hóa các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các hình thức FDI ở các nước phát triển khá đa dạng và mới mẻ nên phù hợp với nhiều nhà đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) khá phổ biến ở các nước phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn cho cả các doanh nghiệp trong nước.

Chính sách thu hút FDI thông qua các công ty xuyên quốc gia. Ở các nước phát triển có rất nhiều công ty tập đoàn đa quốc gia. Những công ty này có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và có sức chi phối khá lớn đối với các nền kinh tế khác. Thông qua sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia, các nước phát triển đã thu hút được rất nhiều FDI vào các công ty này. Đây là một chính sách hay mà các nước đang phát triển cần học hỏi.

2.2 Chính sách thu hút FDI ở các nước đang phát triển

Môi trường đầu tư ở các nước đang phát triển còn nhiều bất cập và gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút FDI, mỗi nước có những chính sách khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng tới cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho FDI chảy vào nước mình.

Cải thiện môi trường pháp lý cho đầu tư:

  • Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: Một trong những rào cản của các quốc gia gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài đó là thủ tục đầu tư rườm rà. Kinh nghiệm ở một số quốc gia phát triển có nguồn vốn FDI lớn như Thái Lan, Trung Quốc: thủ tục một cửa, phân cấp phân quyền rõ ràng cơ quan nào quản lý đầu tư. Nâng cao quyền hạn cho từng địa phương trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư. Hay đối với Indonesia: liên tục cải thiện các quy định trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
  • Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: định hướng phát triển kinh tế của một quốc gia cho biết khả năng phát triển của quốc gia đó. Nền kinh tế phát triển thì đầu tư mới sinh lãi. Trong tiến trình nghiên cứu thị trường để tiến hành đầu tư, việc lựa chọn địa điểm đầu tư được đánh giá là rất quan trọng. Các nhà đầu tư luôn chú ý đến những nơi có nền kinh tế ổn định, có khả năng phát triển tốt trong tương lai.
  • Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đầu tư nước ngoài một số ưu đãi với mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này.

Chính sách ưu đãi thuế

Mục đích hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận lớn nhất. Thuế có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư, đó là chỗ dựa quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không.. Vì vậy, nhiều nước đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ…nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nước này.

  • Cắt giảm thuế, ưu đãi thuế quan: Ví dụ Trung Quốc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm), đặc biệt là ưu đãi thuế đầu tư vào ngành nông nghiệp.
  • Chính sách ưu đãi về dịch vụ: bên cạnh những khoản thuế phải nộp thì chi phí dịch vụ cho các hoạt động đầu tư cũng chiến một phần đáng kể trong việc phân phối lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nếu phí dịch vụ phù hợp thì chi phí sản xuất sẽ được giảm đáng kể, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn. Mặt khác, sự đa dạng về các loại hình dịch vụ có vai trò khuyến khích nhà đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
  • Cho phép hoạt động trên thị trường tài chính: Ví dụ như Singapore cho phép thị trường ngoại hối hoạt động tự do, theo đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán hoặc thị trường ngoại hối.
  • Chính sách ưu đãi tín dụng: Ví dụ như Trung Quốc mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ động nước ngoài.

 

Đa dạng hóa loại hình đầu tư, danh mục đầu tư:

Thị trường quốc tế phát triển, nhu cầu của con người trở nên tăng cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải liên tục đổi mới để phục vụ con người. Không một lĩnh vực đầu tư nào có thể tồn tại và phát triển trong một thời gian dài mà không phải thay đổi theo nhu cầu xã hội. Vì vậy sự đa dạng trong lĩnh vực đầu tư là rất cần thiết. Hiện nay, rất nhiều quốc gia thực hiện chính sách đa dạng loại hình đầu tư để thu hút các dòng vốn FDI đổ vào quốc gia mình. Có một số loại hình đầu tư như đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong mỗi loại hình đầu tư lại có các hình thức doanh nghiệp đầu tư nước ngoài riêng như doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước có vốn nước ngoài,…

 

– Mở  rộng điạ bàn thu hút đầu tư

Ở Ấn Độ, chính sách điều chỉnh vùng đầu tư được thực hiện từ những năm 1991. Năm 1991, Chính phủ quy định ĐTNN được ưu tiên phân bổ ở những thành phố, thị trấn có  trên 1 triệu dân trở lên, trong đó những ngành công nghiệp gây ô nhiễm sẽ cách thành phố  khoảng 25 km; ưu tiên thành lập các khu công nghiệp; không hạn chế và phân bổ  địa bàn đầu tư.

 

– Xây dựng cơ sở vât chất hạ  tầng

Xây dựng cơ sở hạ tầng là một việt hết sức quan trong khi muốn  thu hút vốn đầu tư FDI bởi vì cơ sở hạ tầng phải luôn phát triển trước một bước so với sự phát triển kinh tế. Ở các nước có tỷ lệ dòng vốn FDI như Ấn Độ, Singapore, Malaysia, chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng được đưa vào chiến lược phát triển hàng đầu.

– Phát triển nguồn nhân lực

Chính sách này được áp dụng ở hầu hết các nước đang phát triển do đặc điểm của các nước này là có thị trường lao động dồi dào, giá rẻ; đặc biệt đây là chính sách chìa khóa để tạo ra sự thành công thu hút FDI ở các nước châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc  đưa ra chính sách “Đề cương nhân tài” – chính sách nằm trong chiến lược thu hút FDI

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *