Chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại

Please follow and like us:

Câu hỏi: Chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại

Chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại:

Chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia có 3 chức năng: chức năng kích thích, chức năng bảo hộ và chức năng phối hợp.

Chức năng kích thích: với chức năng này chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia chủ động và mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế quốc dân.

– Chức năng bảo hộ: Với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh với các hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài, tạo thêm việc làm và đạt tới quy mô tối ưu cho các ngành kinh tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia

– Chức năng phối hợp và điều chỉnh: Với chức năng này chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nên kinh tế thế giới, tham gia tích cực vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thiết lập cơ chế điều chỉnh thích hợp trong điều kiện tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, tác động vào cán cân thanh toán quốc tế theo chiều hướng có lợi cho mỗi quốc gia.

Vai trò:

Với những chức năng trên, chính sách kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia:

  • Chính sách kinh tế đối ngoại tạo cơ hội cho các việc phân phối hợp lý các nguồn lực trong nước và thu hút nguông lực ngoài nước vào việc phát triển các ngành và các lĩnh vực có hiệu quả cao của nền kinh tế quốc dân, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển như nguồn vốn, nguồn công nghệ, sức lao động có trình độ cao và sự hạn hẹp của thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới.
  • Chính sách kinh tế đối ngoại tạo khả năng cho việc phát triển phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho nền kinh tế cho nền kinh tế trong nước một cách ổn định và phù hợp với tố độ phát triển cao của những thập kỷ gần đây, tạo thuận lợi cho việc hình thành các tập đoàn kinh doanh tầm cỡ đa quốc gia. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
  • Chính sách kinh tế đối ngoại phục vụ cho việc xây dựng các ngành công nghiệp mới có trình độ công nghiệp cao, phát triển các hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú, tạo lập các khu vực có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng nhanh GDP cũng như tăng nhanh tích lũy và tiêu dùng.
  • Chính sách kinh tế đối ngoại góp phần vào việc tăng cường sức mạnh và tiềm lực quốc phòng an ninh, phát triển quan hệ cả về kinh tế cũng như về chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học công nghệ giữa các quốc gia và các đân tộc trên cơ sở độc lập, bình đẳng, giữ vững chủ quyền và các bên cùng có lợi.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *