Câu hỏi: Nhịp, lời bài hát “ chú gà trống gọi” được vận dụng vào chủ đề nào? Và được vận dụng như thế nào trong các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ?
- Nhịp, lời bài hát “ chú gà trống gọi” được vận dụng vào chủ đề động vật.
- Nhịp, lời bài hát “ chú gà trống gọi” được vận dụng trong các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các giờ học thể dục như sau:
- Giờ học thể dục: dùng làm nhạc khởi động tập trung trẻ đi bộ theo cô thành vòng tròn khép kín và phối hợp giữa đi thường với đi các kiểu kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy tốc độ.
- Thể dục buổi sáng: tập các động tác tương ứng với bài hát.
- Thể dục giữa giờ: dùng làm nhạc vận động sau khi ngủ trưa và thể dục chống mệt mỏi giữa những giờ học mang tính chất tĩnh: cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh phòng 1-2 vòng rồi dừng lại tập 2-3 động tác đưa tay khum trước miệng làm gà gáy.
- Trò chơi vận động: dùng làm nhạc nền khi chơi trò chơi để tạo không khí hào hứng, sôi nổi cho trẻ hoặc dùng làm thời gian quy định một bản nhạc để kết thúc trò chơi.
- Dạo chơi: Dùng làm nhạc nền khi đi dạo.
- Ví dụ:
-. Giờ tập thể dục:
Chủ đề: Động vật.
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé 3-4 tuổi
-. Cho trẻ đi, chạy 1-2 vòng, sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc xếp thành hàng ngang.
-. Trọng động: tương ứng với bài hát cho trẻ thực hiện động tác.
Tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên ( chân rộng bằng vai), tay thả xuôi, đầu không cúi.
+ “ Ò…Ó…O”.
Đưa tay khum trước miệng làm gà gáy (1lần).
+ “ Tiếng chú gà gáy vang”
Đưa tay ngang vai, hạ tay xuống (4 lần).
+ “ Ò…Ó…O”
Đưa tay khum trước miệng làm gà gáy 2 lần.
+ nắng đã lên, bé mau dậy!
Đưa tay lên cao, hạ xuống 2 lần.
+ Dậy bước ra, hô vang”.
Ngồi xuống, đứng lên 2 lần.
+ “Một- Hai”.
Dậm chân tại chỗ.( 4-5 lần).
Sau đó cho trẻ làm “gà con đi kiếm mồi” ( Nhảy bật hai chân 5-7 lần).
Hồi tĩnh: Gà về chuồng (1-2 vòng).
Câu: (6 điểm) em hãy đặt tên cho vận động “ Bật tại chỗ” và gắn với chủ đề hoạt động nào? Thể hiện khả năng dạy vận động đó theo hướng tích hợp.
- Đặt tên cho vận động “ Bật tại chỗ” là vận động “ Bắt bướm”, chủ đề: Động vật.
- Thể hiện khả năng dạy vận động theo hướng tích hợp
Chủ đề: Động vật.
Đề tài: Bắt bướm- Bật tại chỗ.
Trò chơi vận động: Tín hiệu.
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi).
Thời gian: 20-25 phút.
Số lượng: 15-20 trẻ.
- Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức:
- Trẻ học được kỹ năng bật tại chỗ. Trẻ biết động tác nhún chân, dùng sức bật nhảy.
- Trẻ hiểu them về tín hiệu đèn giao thông, khi có đèn xanh thì qua đường, đèn đỏ thì dừng lại.
- Kỹ năng:
- Thông qua bài tập giúp trẻ phát triển tố chất khéo léo, nhanh, mạnh.
- Rèn cho trẻ sự tự tin.
- Rèn khả năng nhận biết ,phản xạ nhanh.
- Thái độ:
- Yêu thích luyện tập, hứng thú học bài.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức học bài và tuân theo yêu cầu của cô
- Có tính kiên trì, thi đua trong tiết học.
- Chuẩn bị:
- Địa điểm:
- Lớp học sạch sẽ, an toàn.
- Đồ dùng:
- Xắc xô, phấn.
- Cây có các cành tỏa rộng, cành cách mặt đất 1m- 1,2 m. Bướm giấy được buộc dây treo trên các cành cây.
- Nhạc bài hát “gọi bướm”.
- Tiến hành tổ chức hoạt động:
Nội dung | Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. ổn định tổ chức, gây hứng thú
2. Nội dung chính A, khởi động
B,Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
3. Kết thúc: |
– cho trẻ đọc bài thơ “ Chim chích bông” và cùng trẻ trò chuyện về những con vật biết bay mà trẻ biết?
– Cho trẻ đi chậm, chạy nhẹ nhàng, chạy nhanh vòng tròn theo cô 1-2 vòng sân theo tiếng xắc xô của cô, trẻ về tư thế 3 hàng ngang theo tổ.
– (Mỗi động tác tập 3 lần, mỗi lần 8 nhịp, riêng động tác chân, bật tập 4 lần, mỗi lần 8 nhịp.) – Động tác tay , đứng tự nhiên, hai tay đưa lên cao, vẫy cả hai cánh tay về hai phía phải- trái. – Động tác chân: Đứng thẳng nhảy tách chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay sang ngang, nhảy đưa tay về, hai tay xuôi theo người. – Động tác bụng- luồn: Đứng hai chân dang rộng bằng vai, hai tay chống hông nghiêng người sang trái- đứng thẳng- sang phải- đứng thẳng. – Động tác bật: Bật về phía trước.
– Có một chú chim đến báo tin cho cô là trong khu rừng phía trước có rất nhiều bướm, chúng mình cùng đến khu rừng đó và thi xem ai bắt được nhiều bướm hơn nhé. Để giúp chúng mình lát nữa bắt được thật là nhiều bướm, bây giờ cô và các con sẽ cùng tập vận động “ Bắt bướm” nhé.
– Cô giới thiệu cho trẻ bài tập : “ Bắt bướm” và làm mẫu.
– Lần 1: Cô làm mẫu hoàn chỉnh và không giải thích.
– Lần 2: Cô làm mẫu cho trẻ kết hợp giải thích động tác: Từ đầu hàng, cô đi tới vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị”, cô chống hông hai tay và hai chân đứng thẳng. Khi có hiệu lệnh “bật”, mắt cô nhìn thẳng về phía trước, đồng thời chân hơi khuỵu gối, nhún bật cao, bàn chân chạm đất nhẹ nhàng. Sau đó cô đi về phía cuối hàng.
– Lần 3: Cô mời trẻ khá lên thực hiện và sửa sai
– Cô cho tất cả trẻ thực hiện bài tập lần lượt các nhóm đã chia lên tập (2 lần).
– Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
– Cô cho trẻ thi đua “bắt bướm” trong thời gian 1 bài hát “Gọi bướm”
– Hồi tĩnh: Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
– Cho trẻ nhẹ nhàng đi lại như những chú chim trong lớp học 1-2 vòng. |
– trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô
– Trẻ khởi động cùng cô.
– Trẻ tập bài tập phát triển chung.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ quan sát.
– Trẻ lắng nghe và quan sát.
– Trẻ thực hiện vận động.
– Trẻ thi đua với các bạn. |