Em hãy đặt tên cho vận động “ Bật xa 50cm” và gắn với chủ đề hoạt động nào? Thể hiện khả năng dạy vận động đó theo hướng tích hợp

Please follow and like us:

Câu hỏi: Em hãy đặt tên cho vận động “ Bật xa 50cm” và gắn với chủ đề hoạt động nào? Thể hiện khả năng dạy vận động đó theo hướng tích hợp

 

 

Giờ học: Thể Dục

Chủ đề: Gia đình

Đề tài : Bật qua suối (bật xa 40-50 cm)

TCVĐ: Ném bóng vào rổ
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi

Thời gian: 30-35 phút

Số lượng trẻ: 25-30 trẻ

Ngày soạn:

I. Mục đích – Yêu cầu.
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Bật xa 40 – 50cm.
– Trẻ hiểu cách bật xa: Lấy đà và dùng sức của đôi bàn chân bật nhảy ra xa.
– Trẻ biết tên TCVĐ và hiểu cách chơi trò chơi “ Ném bóng vào rổ”.
2.Kỹ năng.
– Trẻ có kỹ năng bật xa, biết dùng sức của đôi chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân, 2 tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng.
– Trẻ thực hiện được theo hiệu lệnh của cô: dồn hàng, tách hàng, chuyển đội hình
– Trẻ chơi tốt trò chơi vận động Ném bóng vào rổ”, biết phối hợp tay mắt để ném bóng vào rổ một cách chính xác.
3. Thái độ:
– Trẻ tự tin hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị.
– Sân tập bằng phẳng, rộng rãi.
– 2 con suối( bằng đề can, cỏ trang trí hai bên) có khoảng cách 40 cm màu đỏ.
– 1 con suối có khoảng cách 45 cm màu vàng, 1 con suối có khoảng cách 50cm màu xanh.
– Nhạc bài “ Ba chú Gấu”, “ Niềm vui gia đình”, “ Ba ngọn nến lung linh”.
– Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
– 2 rổ ném bóng.
– Bóng: 20 quả bóng màu đỏ, 20 quả bóng màu xanh. (cỡ nhỏ)
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:

Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.      Ổn định tổ chức gây hứng thú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.      Nội dung chính

·         Khởi động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

·         Trọng động

 

A.     BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B.     VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: Bật qua suối( Bật xa 50cm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trò chơi vận động

* Hoạt động 1: Cô trò chuyện về chủ đề gia đình, sau đó giới thiệu chương trình học mà các bé được tham gia.

– Chào mừng các bé đến với hội thi “ Gia đình vui khỏe” ngày hôm nay.
– Đến với hội thi còn có sự góp mặt của 2 gia đình.
+ Gia đình số 1.
+ Gia đình số 2.
Và thành phần không thể thiếu được trong mỗi hội thi chính là ban giám khảo, một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bác, các cô trong BGK.
– Một tràng pháo tay nữa để chào đón tập thể lớp Mickey chúng mình.
– Gia đình các con có những ai?
– Con thường làm gì giúp cho ông bà bố mẹ?
– Ông bà, bố mẹ luôn thương yêu các con, chăm sóc cho các con, vì thế các con phải biết quan tâm giúp đỡ ông bà, bố mẹ
– Và để cho cơ thể thêm khỏe mạnh để có thể giúp đỡ ông bà, bố mẹ nhiều việc các con cần làm gì?
– Đến với Hội thi ‘‘ Gia đình vui khỏe’’ các đội sẽ được rèn luyện thể lực qua phần thi:
+ Đồng diễn thể dục.
+ Gia đình khỏe.
– Bây giờ cô con mình diễu hành để đến với nhà thi đấu của hội thi nào.
Cô mở băng nhạc bài hát “ ba chú gấu”

 

– Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi khom lưng, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm,theo nhạc bài “ Ba chú gấu”) rồi di chuyển thành 2 hàng ngang dãn cách đều.
– Cô cho trẻ điểm số 1 – 2, sau đó tách ra thành 4 hàng dọc.
– Tiếp theo, cô xin mời các bé đến với phần thi “ Đồng diễn thể dục”.

 

– ĐT Tay vai : Đưa 2 sang ngang, lên cao (Thực hiện 2L x 8 N)
– ĐT Chân: Hai tay đưa sang ngang, ra phía trứơc kết hợp khuỵu gối. (Thực hiện 3L x 8N)
-ĐT lườn : Nghiêng người sang bên .(Thực hiện 2L x 8N)
– ĐT bật: Hai tay chống hông, bật tách chụm ( Thực hiện 3L x 8N).
– Cô khen trẻ.
– Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đứng đối diện, quay mặt vào nhau.

– Tiếp theo hội thi ngày hôm nay là phần thi “ Gia đình khỏe”
– Nhìn xem trước mặt các con có gì?.
– Các con ơi! các con có biết 2 vạch này để làm gì không ?
– À, đây là con suối có khoảng cách 40cm, hôm nay 2 gia đình sẽ phải vượt qua thử thách mà ban tổ chức đưa ra, đó là bật xa 40 – 50 cm.

–  Lần 1: Cô làm mẫu hoàn chỉnh và không giải thích.

–  Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Các con xem này, trước mặt là một con suối, chúng ta có hai gia đình tham gia cuộc chơi, gia đình nào muốn chiến thắng thì phải cùng nhau vượt qua thử thách bằng cách bật nhảy thật mạnh, thật nhanh sang bờ bên kia suối. Gia đình nào thực hiện nhanh và chính xác thì sẽ là đội chiến thắng.

–  Chúng mình cùng quan sát cô làm và lắng nghe cô phân tích cách qua suối trước đã nhé.

–  Đầu tiên cô đứng trước vạch kẻ bên bờ suối này sao cho sát vạch , cô đứng ở tư thế tự nhiên, tiếp đó cô đặt hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh tiếng xắc xô, cô nhún người, gập hai chân rồi  lấy đà bật thật mạnh về trước sang bờ suối bên kia chạm đất nhẹ nhàng bằng hai chân.

–     Lần 3: Cô mời trẻ khá lên thực hiện và sửa cho trẻ sao cho đúng tư thế

–   Cô quan sát trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ

–   Nào bây giờ cô sẽ mời hai gia đình của lớp chúng ta đứng trước vạch xuất phát. Các con hãy lắng nghe hiệu lệnh của cô nhé .

–   Cô chuẩn bị cát, bông ở bờ đích bên kia cho trẻ trải nghiệm bật vào các vật liệu đó và nêu cảm nhận.

 

–     Bước 1: Tập chung trẻ giới thiệu trò chơi

 

–  Bước 2: Giải thích trò chơi:

 

–  Cô đặt hai rổ đựng bóng tại vạch đích của bờ suối bên kia. Sau đó cô đứng tại vạch xuất phát ở bờ suối bên này. Trên tay cô là quả bóng màu đỏ. Cô đưa tay ra sau và đưa tay về trước lấy đà rồi ném bóng sao cho bóng trúng vào rổ ở vạch đích.

 

–     Sau đây cô mời hai gia đình  1 và 2 lên cùng chơi trò chơi này. Đội 1 là bóng màu đỏ, đội 2 là bóng màu xanh. Khi nào tiếng nhạc bật lên cô hô bắt đầu thì các con sẽ chơi lần lượt từng thành viên trong đội sẽ lên và ném bóng vào rổ, thành viên nào ném xong rồi thì trở về cuối hàng cho bạn khác tiếp tục. Khi nhạc kết thúc, hai đội sẽ dừng chơi , quả bóng nào phạm luật sẽ không được tính. Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều bóng hơn sẽ là đội chiến thắng. Đội nào thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò 3 vòng quanh lớp, các con chịu không?

 

–     Cô tổ chức cho trẻ chơi và điều khiển quá trình chơi.

 

–     Quan sát cách trẻ chơi, mối liên hệ giữa các thành viên trong 1 “gia đình..

 

–     Kết thúc trò chơi cô tuyên bố đội thắng cuộc và nhận xét về cách chơi của các trẻ.

 

Hồi tĩnh:

–       Trò chơi kết thúc rồi, các con đi nhẹ nhàng theo cô nào.

–     Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân, thả lỏng

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *