Nghệ thuật đàm phán và thỏa thuận Lương

Please follow and like us:

“Này, cô!
Lương cô được bao nhiêu? Có được mức abc, xyz không???”
Khi nghe câu hỏi này, thường thì nhiều người sẽ thành thật thổ lộ, rồi so sánh với anh A, cô B, chị C. Rồi kéo theo đó sẽ là một loạt xì xèo tốt có, xấu có, than ngắn, thở dài cũng có. Và tất nhiên, bên cạnh đó cũng không ít các bậc cao nhân chỉ nhoẻn cười, vì họ không ở cái mức: “Đi làm thuê kiếm xèng”. Họ làm thuê cho chính họ, hoặc họ làm chủ, OK, bỏ qua họ nhé! Vì họ đã giàu.
Còn người đi làm thuê…Mình không đánh đồng tất cả, vì có những người làm thuê mà cực giỏi, cực giàu. Nhưng với những người lao động bậc trung, hoặc kể cả bậc khá thì lại khác….
Ngày mình chân ướt chân ráo offer mức lương ở 1 cơ quan có danh ở HN, sếp hỏi em muốn mức lương bao nhiêu, mình tự đưa ra 1 con số, sếp ok ngay, còn tăng thêm cho hẳn 1 triệu. Hồi đấy phấn khởi lắm, nghĩ thầm: Chao ôi! Sếp sao mà hào phóng thế, sao mình may mắn thế vì nghĩ thế cũng cao rồi, 2 tháng sau công ty lại cộng thêm cho hẳn 2 triệu/tháng nữa. Mừng rơn :))))) Cơ mà, lúc đó kiểu thu nhập ổn và nghe ngóng mấy người khoe lương, lại bắt đầu quay ra so sánh uầy, sao bất công thế, họ có hơn mình gì đâu mà sao họ cao hơn mình nhiều thế 😀 và thế là tự hậm hực làm khổ mình. Dốt! 😀
Giờ đi qua cái thời thỏ non ấy được một quãng ngắn, cáo già hơn trong khâu offer… mới ngộ ra được vài điều:
1. Đừng nên so sánh, xuất phát điểm của mỗi người ở mỗi thời điểm là khác nhau.
2. Lương là vấn đề bảo mật, đừng có dại mà để lộ. (Mình thích chính sách này này) 😉
3. Đừng đánh giá người khác qua mức lương của họ. Vì rất nhiều người trong số họ có nghề tay trái, nghề tay phải. Có khi nghề tay phải chỉ làm vì yêu thích, vì đam mê; trong khi đó nghề tay trái cho họ thu nhập khủng, ổn định lâu dài (mình hâm mộ những người như thế lắm lắm 😉 )
=> Vậy nên, thay vì hỏi mức lương của anh thế nào? (1)
Hãy hỏi anh sống ổn không? Anh khoẻ chứ? Gia đình anh thế nào? Anh sống có vui ko? 😀 😀 (2)
=> Mình đảm bảo rằng anh ấy sẽ cho bạn câu trả lời ý nghĩa hơn nhiều so với việc điều tra lương, haha.
=> Nếu ai hỏi mình vế (1) đáp án của mình ngắn lắm: Đủ sống ấy mà, hoặc cái lắc đầu vô cớ dù ở bất cứ mức nào, còn vế (2) á, thì ắt hẳn tình cảm sẽ đi lên, dạt dào…. Khà khà 😀 😀

Đàm phán và thương lượng lương  !:D

Một anh nhân viên mới ra trường đi xin việc.
Mức lương muốn nhân: 7 triệu.
Một công ty cần tuyển người
Mức lương có thể trả (đối với anh nhân viên bên trên): 8 -10 triệu
TH1: Có một anh nhân viên nọ, khi đi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng phỏng vấn đến giai đoạn trao đổi về mức lương. Anh nhân viên offer một mức lương 7 triệu, nhà tuyển dụng trả thêm 1 triệu ==> anh ta cảm thấy rất hài lòng, quyết định đi làm ngay. ==> cuộc đàm phán nhìn có vẻ rất ok, phần thắng thuộc về anh nhân viên vì có được mức lương trên cả mong muốn, nhà tuyển dụng cũng thắng vì có thể trả được mức lương dưới mức lương có thể đáp ứng. (đây là của Ms. Thảo). Nhưng đây chỉ là bên ngoài, thực tế tâm lý thắng quá nhẹ nhàng sẽ dẫn đến những suy nghĩ về sau. Anh nhân viên sẽ nghĩ ôi mình có bị thiệt không? sao họ trả lương dễ thế… Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ chắc anh này chưa có kinh nghiệm gì, làm việc có ổn không… (TH này là do nhà tuyển dụng mắc lỗi tình cảm, chắc kết anh nhân viên quá nên mới tăng lương ngay cho anh nhân viên)
TH2: Có một anh nhân viên nọ, khi đi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng phỏng vấn đến giai đoạn trao đổi về mức lương. Anh nhân viên offer một mức lương 10 triệu, nhà tuyển dụng trả xuống 1 con số, anh ta đòi lên 1 con số… Cần một hồi lâu mới có thể chốt được mức lương thỏa thuận là 9.5 triệu (hài lòng cả hai). Cả hai đã thắng trong cuộc đàm phán này và không ai có suy nghĩ mình bị hớ, mình bị thiệt.

==> Khi offer một mức lương cần đưa ra mức lương cao hơn mức lương muốn nhận để tạo một khoảng không đàm phán với nhà tuyển dụng, nhưng không được cao quá. Làm sao cho sau khi đàm phán lương xong nhà tuyển dụng và nhân viên đều cảm thấy hài lòng. Nhân viên thì đừng bao h nghĩ ăn được tiền của nhà tuyển dụng một cách dễ dàng, nên cảm thấy hài lòng là được rồi 😀 😀 😀
P/S: Ngày xưa mẹ em đi bán hoa quả ở chợ kiểu gì lúc đưa giá thì khách cũng phải mặc cả không là bị mẹ em bán đắt ngay. Nhiều khi mẹ em vui lắm bảo là hôm nay có một thằng hâm nó mua giá cao (Khách sộp). Nhưng lâu dần mẹ em nhận ra, bán giá quá cao sẽ mất khách, nên những khách nào không mặc cả là mẹ em mồi chài giảm giá cho với cái câu huyền thoại: “Hôm nay …. ngon lắm nên cho thêm lần sau mua tiếp”; “Mua nhiều …. bớt cho… lần sau mua tiếp”.

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *