Nêu đặc điểm đầu tư trái phiếu, đo lường giá trị ghi sổ khoản đầu tư trái phiếu và phương pháp hạch toán khoản đầu tư trái phiếu theo chế độ kế toán Việt Nam. So sánh với thông lệ quốc tế

Please follow and like us:

Câu hỏi: Nêu đặc điểm đầu tư trái phiếu, đo lường giá trị ghi sổ khoản đầu tư trái phiếu và phương pháp hạch toán khoản đầu tư trái phiếu theo chế độ kế toán Việt Nam. So sánh với thông lệ quốc tế.

Trả lời:

Về đặc điểm khi đầu tư trái phiếu, trái phiếu là một chứng khoán nợ mà công ty phát hành sẽ có nghĩa vụ trả lãi (thường là cố định) hàng năm và trả gốc khi trái phiếu đáo hạn cho nhà đầu tư. Các khoản thanh toán lãi và gốc của trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ tức của cổ phiếu của công ty. Khi công ty bị phá sản, những nhà đầu tư trái phiếu cũng được ưu tiên thanh toán tài sản trước những cổ đông của công ty. Vì vậy, đầu tư vào trái phiếu sẽ an toàn hơn so với cổ phiếu và do vậy tỉ suất sinh lợi kì vọng của trái phiếu thường thấp hơn so với cổ phiếu.

Về đo lường giá trị ghi sổ trái phiếu và phương pháp hạch toán theo chế độ kế toán Việt Nam:

  • Khi mua trái phiếu đầu tư:

Nợ TK 1212/2282: Giá mua trái phiếu + Chi phí phát sinh để mua

Có TK 111, 112

  • Khi nhận lãi trái phiếu hàng năm:

Nợ TK 111, 112, 138

Có TK 515

  • Khi trái phiếu đáo hạn:

Nợ TK 111, 112: Mệnh giá trái phiếu

Nợ TK 635: Nếu bị lỗ khi đầu tư vào trái phiếu

Có TK 1212/2282: Giá ghi sổ ban đầu

Có TK 515: Nếu được lãi khi đầu tư vào trái phiếu

So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán quốc tế hạch toán trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn theo phương pháp lãi suất thực (effective rate method). Ta lấy một ví dụ cụ thể để minh họa cho phương pháp này như sau: Một trái phiếu coupon X được công ty A phát hành có mệnh giá 100,000, lãi suất coupon 8%/năm, thời hạn 5 năm, lãi trái phiếu được trả vào cuối mỗi năm. Biết rằng tỉ suất chiết khấu của trái phiếu là 10%/năm. Giả sử công ty B mua trái phiếu X và sẽ giữ nó đến ngày đáo hạn.

Lãi suất trái phiếu Cty B được trả mỗi năm = 100,000*8%=8,000

Số tiền Cty B phải bỏ ra để mua trái phiếu X= 8,000/1.1+8,000/1.12 +…+8,000/1.15+100,000/1.15= 92,418.426. Như vậy Cty B mua trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá (chiết khấu).

Ta lập bảng sau:

 

Cuối năm Lãi suất coupon

(8%)

Lãi suất thực

(10%)

Phân bổ chiết khấu Giá trị trên sổ của trái phiếu
0 92,418.426
1 8,000 9,241.843 1,241.843 93,660.269
2 8,000 9,366.027 1,366.027 95,026.296
3 8,000 9,502.630 1,502.630 96,528.926
4 8,000 9,652.893 1,652.893 98,181.819
5 8,000 9,818.181 1,818.181 100,000.000

 

Định khoản đối với Cty B như sau:

  • Năm 0 (Thời điểm mua trái phiếu):

Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 92,418.426

Có TK Tiền: 92,418.426

  • Năm 1:

Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 1,241.843

Nợ TK Tiền: 8,000

Có TK Doanh thu tài chính: 9,241.843

  • Năm 2,3,4: Tương tự như năm 1
  • Năm 5:

+ Khi nhận lãi:

Nợ TK Trái phiếu đầu tư: 1,818.181

Có TK Tiền: 8,000

Có TK Doanh thu tài chính: 9,818.181

+ Khi nhận gốc:

Nợ TK Tiền: 100,000

Có TK Trái phiếu đầu tư: 100,000

Đối với những trái phiếu công ty mua để kinh doanh (held-for-trading bond), công ty sẽ ghi nhận theo giá trị hợp lý. Sự biến động của giá trị hợp lý trong thời gian nắm giữ sẽ được ghi nhận vào lãi lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh. Còn đối với những trái phiếu sẵn sàng để bán (available-for-sale bond), công ty cũng ghi nhận theo giá trị hợp lý, tuy nhiên sự biến động giá trị hợp lý không được ghi vào báo cáo kết quả kinh doanh mà hạch toán vào tài khoản “chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính” (other comprehensive income).

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *