Nêu đặc điểm đầu tư cổ phiếu, đo lường giá trị ghi sổ khoản đầu tư cổ phiếu và phương pháp hạch toán khoản đầu tư cổ phiếu theo chế độ kế toán Việt Nam. So sánh với thông lệ quốc tế

Please follow and like us:

Câu hỏi: Nêu đặc điểm đầu tư cổ phiếu, đo lường giá trị ghi sổ khoản đầu tư cổ phiếu và phương pháp hạch toán khoản đầu tư cổ phiếu theo chế độ kế toán Việt Nam. So sánh với thông lệ quốc tế.

Trả lời

 * Đặc điểm

  • Không có kỳ hạn và không hoàn vốn: Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần.Chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn.(Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
  • Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệp (Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.)
  • Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý
  • Giá cổ phiếu biến động rất mạnh. Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty.

*Đo lường giá trị ghi sổ và hạch toán khoản đầu tư cổ phiếu

  • Ghi nhận ban đầu:

+ Theo kế toán Việt Nam, các khoản đầu tư cổ phiếu đều phải ghi nhận theo giá gốc, tức là :Giá mua + Chi phí giao dịch.

Nợ Tk 1211, 221, 223, 228: Giá mua + Chi phí giao dịch.

Có Tk 111, 112, …: Giá mua + Chi phí giao dịch.

  • Ghi nhận sau ban đầu:

+ Nhận cổ tức:

Nợ Tk 111, 112, 138: Cổ tức được chia

Có Tk 515: Cổ tức được chia

 

+ Chuyển nhượng cổ phiếu:

– Nếu lãi ( giá chuyển nhượng lớn hơn giá trị ghi sổ )

Nợ Tk 111, 112, 131: Giá chuyển nhượng

Có Tk 1211, 221, 223, 228: Giá trị ghi sổ

Có Tk 511: Chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá trị ghi sổ

– Nếu lỗ (giá chuyển nhượng nhỏ hơn giá trị ghi sổ )

Nợ Tk 111, 112, 131: Giá chuyển nhượng

Nợ Tk 635: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá chuyển nhượng

Có Tk 511: Giá trị ghi sổ

* Theo thông lệ quốc tế,

  • Ghi nhận ban đầu:

+ Các khoản đầu tư cổ phiếu sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý, tức là giá mua của cổ phiếu đó không tính chi phí giao dịch.

Nợ Tk Cổ phiếu: Giá mua

Có Tk 111, 112, …: Giá mua

 

Nợ TK Chi phí tài chính: chi phí giao dịch

Có Tk 111, 112, …: chi phí giao dịch

  • Ghi nhận sau ban đầu: cũng ghi nhận bằng giá trị hợp lý.

+ Nếu giá cổ phiếu tăng:

Nợ Tk Cổ phiếu: Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ghi sổ.

Có Tk Doanh thu tài chính (Nếu là nắm giữ để kinh doanh): Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ghi sổ.

Có Tk VCSH (Nếu là tài sản tài chính khác): Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ghi sổ.

+ Nếu giá cổ phiếu giảm

Nợ TK Chi phí tài chính (Nếu là nắm giữ để kinh doanh): Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ghi sổ

Nợ TK VCSH (Nếu là tài sản tài chính khác): Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ghi sổ

Có Tk cổ phiếu: Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ghi sổ

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *