Luật kinh doanh EG21
1. Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền
a. Chuyển 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình tại công ty cho người khác
b. Nhân danh cá nhân thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để phục vụ tổ chức, cá nhân khác
c. Được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận theo quy định của công ty (Đ)
d. Làm chủ doanh nghiệp tư nhân
2. Tổ chức kinh doanh nào sau đây không có tư cách pháp nhân?
a. Tất cả các phương án đều sai
b. Công ty tư nhân X (Đ)
c. Công ty hợp danh
d. Công ty cổ phần
3. Phát biểu nào sau đây là sai: Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là
a. Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
b. Nhóm quan hệ phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
c. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà Nước về kinh tế và doanh nghiệp
d. Nhóm quan hệ phát sinh giữa Chính phủ và nhân dân khi thu hồi đất để phát triển dự án kinh tế cho đất nước (Đ)
4. Theo Luật hiện hành, Luật kinh tế điều chỉnh:
a. Tất cả các mối quan hệ đều đúng
b. Các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế (Đ)
c. Các quan hệ trong lĩnh vực thương mại
d. Các quan hệ trong lĩnh vực dân sự
5. Văn bản nào sau đây không phải là nguồn của luật kinh tế
a. Luật thương mại
b. Bộ luật Dân sự
c. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
d. Điều lệ doanh nghiệp (Đ)
6. Chủ thể nào sau đây là chủ thể của Luật kinh tế
a. Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
b. Tất cả các phương án đều sai
c. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
d. Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (Đ)
7. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của Luật kinh doanh là
a. Thống nhất giữa lợi ích xã hội, lợi ích người lao động, đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh
b. Điều tiết hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
c. Phát triển các hình thức kinh doanh
d. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
8. Doanh nghiệp được hiểu một cách chính xác là:
a. Một chủ thể có quyền kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
b. Là tổ chức kinh tế độc lập có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Đ)
c. Là một cơ quan quyền lục Nhà nước đại diện cho Nhà nước trong việc đối nội và đối ngoại
d. Tất cả các phương án đều sai
9. Có mấy cách phân loại doanh nghiệp?
a. 3 cách (Đ)
b. 2 cách
c. 5 cách
d. 4 cách
10. Có mấy dấu hiệu để nhận biết pháp nhân?
a. 4 dấu hiệu
b. 5 dấu hiệu (Đ)
c. 3 dấu hiêu
d. 2 dấu hiệu
11. Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào giúp xác định chủ thể của luật kinh doanh
a. Không nhất thiết phải có thẩm quyền kinh tế
b. Có thể chịu và có thể miễn trừ trách nhiệm pháp lý hành vi của mình
c. Phải được thành lập hợp pháp (Đ)
d. Phải có tài sản chung
12. Mặt hàng nào bị cấm khồng được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
a. Vũ khí (Đ)
b. Hàng nông sản
c. Hàng điện tử
d. Máy móc, thiết bị
13. Hình thức nào không phải khuyến mại
a. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định
b. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
c. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
d. Tăng gấp đôi giá thành một mặt hàng đang “sốt” (Đ)
14. Nguyên tắc trong hoạt động thương mại:
a. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
b. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
c. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại
d. Nguyên tắc bình đẳng trước Pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
15. Quyền của Chi nhánh
a. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này
b. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh
c. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
d. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
16. Nhận định nào là sai?
a. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó
b. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng
c. Bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; (Đ)
17. Chế định nào sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại?
a. Hôn nhân – gia đình (Đ)
b. Mua bán, trao đổi hàng hóa
c. Hàng hải – thương mại
d. Ngân hàng
18. Thương gia Việt Nam là những:
a. Công ty cổ phần
b. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
c. Công ty liên doanh
d. Công ty 100% vốn nước ngoài
19. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
a. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
b. Có hành vi vi phạm hợp đồng
c. Có thiệt hại thực tế
d. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
20. Theo Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại được hiểu như thế nào
a. Là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư
b. Bao gồm các hoạt động liên quan đến thương mại như: xức tiến thương mại, trung gian thưong mại, mua bán qua sở giao dịch
c. Tất cả các phương án đều đúng
d. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Đ)
21. Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường được hiểu như sau:
a. Là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng
b. Là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp với nhau nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. (Đ)
c. Là ngành luật đặc thù mà ở đó các chủ thể kinh doanh sống bằng chỉ tiêu và kế hoạch
d. Tất cả các phương án đều sai
22. Nền kinh tế Việt Nam trong thời kì kế hoạch hóa tập trung sử dụng phương pháp điều chỉnh chủ yếu là:
a. Phương pháp quyền uy phục tùng (Đ)
b. Không dùng phương pháp nào cả
c. Phương pháp bình đẳng
d. Phương pháp tự nguyện
23. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế:
a. Nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước
b. Nền kinh tế hàng hóa đa hình thức sở hữu
c. Nền kinh tế đa thành phần và đa lợi ích
d. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
24. Điểm nào sau đây không phải nghĩa vụ của Văn phòng đại diện?
a. Thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam (Đ)
b. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi cho phép của Luật Thương mại
c. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam
d. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
25. Chế tài nào không phải chế tài thương mại
a. Phạt vi phạm
b. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
c. Buộc xin lỗi công khai (Đ)
d. Buộc bồi thường thiệt hại
26. Nhận định nào đúng
a. Bên đại diện phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoáhoặc cung ứng dịch vụ thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu bên đại diện ký kết. (Đ)
b. Bên đại diện có thể trở thành bên mua của hợp đồng mua bán hàng hóa mà bên bán là thương nhân mình đang đại diện
c. Bên đại diện không được nhân danh mình thực hiện các hoạt động thương mại
d. Bên đại diện có thể làm đại diện cho bên mua và bên bán trong cùng một quan hệ mua bán hàng hóa thương mại
27. Chức năng nào không phải của sở giao dịch hàng hóa
a. Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá
b. Thay mặt 1 bên tiến hành giao dịch hàng hóa (Đ)
c. Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm
d. Điều hành các hoạt động giao dịch
28. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là bao nhiêu ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
a. 20 ngày
b. 45 ngày
c. 25 ngày
d. 30 ngày (Đ)
29. Văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật kinh tế
a. Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ
b. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
c. Luật (Đ)
d. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
30. Hợp tác xã huy động vốn bằng cách nào?
a. Huy động bổ sung vốn góp của xã viên theo quyết định của Đại hội xã viên
b. Vay vốn ngân hàng và huy động vốn bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật
c. HTX nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
d. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
31. Chia, tách, tổ chức lại HTX là do cơ quan nào quyết định?
a. Đại hội xã viên (Đ)
b. Ban chủ nhiệm HTX
c. Cơ quan ra quyết định thành lập HTX
d. Tòa án
32. Tín dụng nội bộ là một hoạt động phụ trợ trong hợp tác xã do:
a. Tất cả phương án đều đúng
b. Ngân hàng tín dụng cho vay không tính lãi
c. Tập thể xã viên trong hợp tác xã tự nguyện tham gia đóng góp (Đ)
d. Chính quyền địa phương trợ giúp
33. Chức năng nào sau đây không phải của Liên minh hợp tác xã
a. Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã (Đ)
b. Tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác xã
c. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành viên
d. Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
34. Muốn thành lập hợp tác xã thì phải đăng kí kinh doanh tại
a. Tất cả phương án đều đúng
b. Ủy ban nhân dân xã
c. Ủy ban nhân dân phường
d. Sở kế hoạch đầu tư, Phòng kinh doanh quận/huyện (Đ)
35. Các đối tượng không thể trở thành thành viên hợp tác xã
a. Cá nhân
b. Hộ gia đinh
c. Pháp nhân
d. Người nước ngoài (Đ)