Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 4-5 tuổi phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật theo chủ điểm giao thông?

Please follow and like us:

Câu hỏi: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 4-5 tuổi phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật theo chủ điểm giao thông?

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Hoạt động: Làm quen với Toán

Đề tài: Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật

Chủ điểm: Giao thông

Lứa tuổi: 4-5 tuổi

I, Mục đích, yêu cầu
1, Kiến thức
  • Ôn tập tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • Trẻ nhận biết các tính chất cơ bản của các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình có góc hay không có góc, hình có cạnh hay không có cạnh.
  • Trẻ phân biệt điểm giống và khác nhau của các hình.
2, Kỹ năng
  • Trẻ nói tên được các hình một các thành thạo.
  • Trẻ biết phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
3, Thái độ
  • Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô.
II, Chuẩn bị
1, Địa điểm: Tại lớp học
2, Đồ dùng của cô:
  • Chiếc túi có các hình phương tiện giao thông
  • Chiếc ô tô mô hình và các bánh xe rời, các hình mẫu của cô

3, Đồ dùng của trẻ:

  • Mỗi trẻ có 1 rổ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
III, Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1, Ổn định tổ chức:

–          Chào các con! Cả lớp chúng mình hãy cùng cô đọc bài thơ: “ Cây cầu mới”

–          Các con vừa đọc bài thơ nói về cái gì? Cây cầu do ai làm ra? Các con nhìn thấy cây cầu ở đâu?

2, Nội dung chính:

–          Các con ơi các con nhìn lên đây xem cô có gì nhé.

–          Cô lấy từng hình trong túi ra cho trẻ đọc lại tên các hình, hỏi trẻ hình dạng các hình như thế nào? Hình nào lăn được và hình nào không lăn được.

–          Cô gọi 3- 4 trẻ lên đọc và nói về các hình để củng cố kiến thức.

–          Dạy trẻ phân biệt các hình:

+ Cô kể cho các con nghe một câu chuyện các con cùng lắng nghe nhé: Bác Gấu làm nghề lái xe chuyên chở vật liệu cho các công trình xây dựng, một hôm do trở quá nhiều gạch và đường trơn nên bị văng ra. Các con có muốn giúp bác Gấu lắp lại bánh xe để bác ấy làm tiếp công việc của mình không nhỉ?

 

+ Cô lấy mô hình ô tô đã chuẩn bị ra, gọi một trẻ lên gắn cái bánh xe bằng hình tam giác và cô hỏi trẻ : Xe có đi được không? Tại sao bánh xe không lăn được?

+ Cô gọi tiếp một trẻ lấy hình vuông gắn vào bánh xe và cũng hỏi trẻ xe có đi được không? Vì sao?

+ Tiếp tục cô mời 1 bạn nữa lên lắp giúp cô bánh xe hình trơn? Cô hỏi trẻ bánh xe có lăn được không? Vì sao?

→ Củng cố:

À vậy là các con thấy không bánh xe hình tròn thì lăn được còn bánh xe hình vuông, hình chữ nhật hay hình tam giác đều không lăn được. Hình tròn không có góc lăn được phải không các con?

 

–          Cô lấy các phương tiện giao thông trong túi ra và hỏi trẻ về các bộ phận của xe, bánh xe hình gì? Thân xe hình gì?

–          Bây giờ các con hãy cùng cô xem xem hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác có gì giống và khác nhau nhé

+ Hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác là các hình đều có các cạnh và các góc. Còn hình tròn thì không có cạnh và cũng không có góc.

+ Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 cạnh và 4 góc. Các cạnh của hình vuông bằng nhau còn các cạnh của hình chữ nhật thì không bằng nhau. Hình tam giác chỉ có 3 cạnh.

+ Hình tròn thì lăn được còn hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác không lăn được.

–          Cô mời cả lớp cùng chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”

+ Cô chia lớp thành 3 tổ và trên bàn của mỗi tổ sẽ có các  hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

+ khi cô gọi tên hình nào thì các con hãy nhặt hình đó giơ lên và cùng cô khám phá về các hình đó.

VD: khi cô gọi nhặt cho cô hình tam giác thì các con nhặt hình tam giác lên và trả lời cho cô hình tam giác có mấy góc, mấy cạnh và có lăn được không?

–          Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần

3, Kết thúc

–          Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, cô khen ngợi và tuyên dương trẻ

 

 

–          Trẻ đọc cùng cô

 

–          Trẻ trả lời

 

 

–          Trẻ chú ý

–          Trẻ trả lời

 

 

–          Trẻ trả lời

 

 

–          Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

–          Trẻ thực hiện và trẻ trả lời

 

 

–          Trẻ thực hiện và trẻ trả lời

 

 

–          Trẻ thực hiện và trả lời

–          Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

–          Trẻ trẻ lời

 

–          Trẻ lắng nghe

 

 

–          Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

–          Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

–          Trẻ chơi trò chơi

 

–          Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *