Kiểm toán tài chính đóng góp những lợi ích gì cho sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu?
– Kiểm toán tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các đơn vị do các KTV chuyên nghiệp tiến hành trên cơ sở luật định.
-Mục đích của Kiểm toán tài chính:
• Thứ nhất: Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;
• Thứ hai: Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên
Cụ thể hóa mục tiêu kiểm toán:
+Tính có thực (hiệu lực) của thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hay nguồn vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại thực tế của tài sản, của vốn; thông tin phản ánh nghiệp vụ phải được bảo đảm bởi thực tế xảy ra của nghiệp vụ.
+Tính đầy đủ (trọn vẹn) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý.
+Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá thành) đều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực hiện các hoạt động.
+ Tính chính xác về cơ học trong các phép tính số học cũng như khi chuyển sổ, sang trang… trong công nghệ kế toán.
+ Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các qui định cụ thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành báo cáo tài chính.
+ Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị trên bảng khai tài chính với ý nghĩa tài sản phản ánh trên bảng khai tài chính phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài) của đơn vị; vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng của đơn vị.
==> Từ đó ta có thể thấy Kiểm toán tài chính mang lại lợi ích rất lớn cho sự phát triển chung của quốc gia và nền kinh tế toán cầu.
Những lợi ích chủ yếu của Kiểm toán đem lại cho nền kinh tế
+ Kiểm toán tạo niềm tin cho những đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của đơn vị và sự phản ánh của tình hình này trong các tài liệu kế toán và báo cáo tài chính. Các đối tượng quan tâm như: Chính phủ để quản lí nền kinh tế vĩ mô và để thu thuế; các nhà đầu tư để đầu tư vốn; các ngân hàng để cho doanh nghiệp vay vốn; các cổ đông để mua cổ phiếu.v.v.
+ Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và ổn định, củng cố hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động của các đơn vị được kiểm toán nói chung. Thông qua kiểm toán, khi phát hiện gian lận sai sót, kiểm toán viên uốn nắn, chỉ dẫn và đề nghị doanh nghiệp sửa chữa, tư vấn giúp doanh nghiệp ổn định và kinh doanh hiệu quả.
+ Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lí. Do tính chất xã hội, môi trường, hiện tại, tương lai, xu hướng đa phương hóa đầu tư và mở rộng quan hệ có lợi về kinh tế… ngày càng phức tạp và mở rộng, kiểm toán còn có chức năng tư vấn cho các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán nhằm kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro.