Khái niệm dự án phát triển

Please follow and like us:

1. Khái niệm dự án phát triển:
Theo luật Đấu thầu 2013 quy định về khái niệm dự án đầu tư phát triển được giải thích cụ thể như sau: “Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.”

2. Tại sao trong nền kinh tế lại cần nhiều định chế tài chính như vậy? Ngân hàng phát triến có vai trò như thế nào trong phát triển tài chính toàn diện?
Định chế tài chính thực chất đó là tên gọi chung cho các tổ chức tài chính rất quen thuộc như ngân hàng, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư… Các định chế tài chính là một thành phần trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia nên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đối với nhà đầu tư, các định chế tài chính là nơi giúp họ quản lý, sử dụng và đầu tư tài sản một cách hợp lý, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể và có thể mang về lợi nhuận từ tài sản đó.

Các định chế tài chính tạo điều kiện cho nhà đầu tư được tham gia vào thị trường tài chính để có cơ hội mang về lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào các tài sản tài chính, mà cụ thể ở đây chính là những công ty chứng khoán và đối tượng đang nói đến là những nhà đầu tư có đủ khả năng tự đầu tư, giao dịch mua, bán thông qua sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình.

Trong trường hợp những nhà đầu tư không có kinh nghiệm, thiếu kiến thức về thị trường hoặc không có thời gian để tự mình đầu tư thì các định chế tài chính sẽ giúp họ làm điều này. Với một nguồn vốn lớn và đội ngũ những nhà giao dịch chuyên nghiệp, các định chế tài chính có khả năng đa dạng hóa danh mục, giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, đồng thời, họ có khả năng đầu tư vào các sản phẩm cao cấp hơn, tỷ suất sinh lợi hấp dẫn hơn để gia tăng lợi nhuận trên vốn góp của nhà đầu tư.

Tài chính toàn diện (TCTD) là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho mọi người và doanh nghiệp (DN) với mức giá phải chăng. Đối với những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, TCTD giúp tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Do đó phát huy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng những loại hình định chế đặc biệt khác như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…; Mục tiêu là các dịch vụ tài chính cơ bản được cung cấp đến những đối tượng bị loại trừ tài chính theo cách thức phù hợp, thông qua các kênh phân phối từ truyền thống đến hiện đại. Hệ thống ngân hàng vẫn cần được coi là xương sống của hệ thống tài chính Việt Nam khi mà tài sản của các ngân hàng chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài sản của các định chế tài chính…

3. Rủi ro của các dự án phát triển?
Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

– Dự án đầu tư phát triển mang tính chất rủi ro rất cao. Vì hình thức này sở hữu quy mô đầu tư lớn, thời gian đầu tư và vận hành dài.Tiền vốn đầu tư vào nhân công lao độg cũng như vật tư trong suốt quá trình hoạt động phát triển là rất lớm. Với những dự án đầu tư phát triển lớn mang tính quốc gia, nguồn lực lao động được sử dụng là rất lớn và vốn đầu tư nằm khê đọng trong suốt quá

– Theo đánh giá dự án đầu tư, thời gian thực hiện dự án đầu tư phát triển là rất dài, được tính từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thành và đi vào hoạt động.

– Quá trình vận hành dự án đầu tư phát triển chịu nhiều tác động lẫn tích cực và tiêu cực, đến từ những yếu tố kinh tế, chính trị, tự nhiên và xã hội.

4. Nguồn tài trợ cho các dự án phát triển?
NSNN chi đầu tư phát triển
Nguồn tài trợ của các Chính phủ nước ngoài qua hợp tác song phương
Vay NHTM
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF, JICA, KOICA, SECO…

Đặc điểm của nguồn tài trợ ODA cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
ODA là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 – 2020, nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, từng bước đưa Việt Nam gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp.
Tuy nhiên, hiện nay công tác thu hút, quản lý và đặc biệt là sử dụng nguồn vốn ODA còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, vướng mắc. Quá trình triển khai các dự án ODA còn phát sinh, nhiều vấn đề cùng với đó là sự thất thoát, lãng phí, tắc trách và thiếu khoa học trong thiết kế chương trình, quản lý và sử dụng ODA…

5. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước hiện nay được quy định trong văn bản pháp lý nào?
Hiện nay, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước thay thế các Nghị định đã ban hành trước đó như Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, ngày 19/9/2008 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ-CP; Nghị định số 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 133/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Điểm nổi bật của chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước giai đoạn này là đã xây dựng danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư (TDĐT), tín dụng xuất khẩu (TDXK) tập trung nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, thông qua đó tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu; góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước thì cơ chế, chính sách của Nhà nước đã và đang từng bước giảm bớt ưu đãi đối với tín dụng Nhà nước, làm giảm sức cạnh tranh, giảm vai trò hỗ trợ của các NH đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, điều kiện vay vốn, cơ chế cho vay, cơ chế xác định lãi suất thay đổi nên các NH gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai và thực hiện. Đến nay, sau hơn 4 năm Nghị định số 32 có hiệu lực, các NH chưa có cơ sở cho vay các dự án mới, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, Quy chế xử lý rủi ro chưa được ban hành trong khi nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Nhiều dự án, chủ đầu tư gặp khó khăn, không đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn, gây áp lực tài chính đối với các NH…

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *