Vận dụng nguyên tắc này trong nhận thức vấn đề về mối quan hệ giữa vấn đề về phong tỏa, giãn cách chống dịch và vấn đề sinh kế của người dân?

Please follow and like us:

Vận dụng nguyên tắc này trong nhận thức vấn đề về mối quan hệ giữa vấn đề về phong tỏa, giãn cách chống dịch và vấn đề sinh kế của người dân?
1. Trình bày nguyên tắc/ quan điểm toàn diện.
– Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét: đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật nguy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng.
– Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến.
-Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.
2. Vận dụng nguyên tắc này trong nhận thức vấn đề về mối quan hệ giữa vấn đề về phong tỏa, giãn cách chống dịch và vấn đề sinh kế của người dân?
Khi Việt Nam bắt đầu tiếp nhận những ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, mọi người cảm thấy lo lắng, sợ hãi, và kéo theo đó là ráo riết cách ly, truy vết, phong tỏa. Bây giờ, khi mỗi ngày có tới 1.000 ca, rồi 4.000-5.000 ca F0 như ở TP.HCM và Bình Dương thì ai cũng thấy rằng, chúng ta không đủ sức và cũng không thể cách ly, truy vết như trước được nữa.
-Tư duy chống dịch cần phải thay đổi theo thời gian. Khi bối cảnh dịch bệnh đã thay đổi, chúng ta phải học cách thích nghi, không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp cũ cho một tình huống mới. Hơn nữa, các công cụ chống dịch giờ đây đã thay đổi, đồng thời hiểu biết của chúng ta về dịch bệnh cũng đầy đủ hơn trước rất nhiều thì hiển nhiên, khung tư duy và khung chính sách chống dịch cũng không thể như cũ.
Do sự xuất hiện của biến chủng Delta. Với những chủng virus trước, tốc độ lây nhiễm chậm hơn nên khả năng truy vết còn theo kịp được. Bây giờ, với chủng Delta, nếu chúng ta cũng chạy đua truy vết, xét nghiệm thì đó là một cuộc đua không cân sức, và phần thất bại thường nghiêng về phía con người.
Khác hoàn toàn với một năm trước, giờ đây chúng ta đã có vắc xin. Tức là, chúng ta đã có một mức độ bảo vệ nhất định trước dịch bệnh.
Chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn rất nhiều về dịch Covid-19. Thay cho sự sợ hãi, hoang mang ban đầu, chúng ta nay đã biết đâu là nhóm đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất, tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong ra sao và đâu là nơi can thiệp hiệu quả nhất.
Ví dụ, chúng ta biết rằng, đối tượng rủi ro nhất là những người nhiều tuổi, người có bệnh nền và phụ nữ đang mang thai. Chúng ta cũng biết rằng những nhóm này chiếm trên 80% số ca tử vong, vì vậy nếu bảo vệ được họ thì sẽ hạn chế được tử vong, đồng thời giảm tải đáng kể cho hệ thống y tế.
Nhờ hiểu biết hơn, chúng ta cũng đã biết tổ chức hệ thống y tế bài bản hơn, bắt đầu có phác đồ điều trị hiệu quả hơn, trong khi chỉ mới vài tháng trước, những công tác này vẫn còn rất lúng túng.
Người dân và doanh nghiệp, sau hơn một năm rưỡi chống chọi với đại dịch, cũng đã có sự chuẩn bị tâm thế, nhờ đó xoay sở và thích nghi tốt hơn trước dịch bệnh.
Cuối cùng, chúng ta đã có nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề giãn cách xã hội. Đó là câu chuyện gắn liền với an sinh xã hội, với tâm lý xã hội và sức khỏe tinh thần của người dân. Cái được và mất, những hệ lụy lớn khi giãn cách xã hội đã lộ rõ.
Từ góc độ thực tiễn, chúng ta không thể nào duy trì được tình trạng hiện nay: giãn cách rồi lại giãn cách và không biết giãn cách đến bao giờ.
Vì vậy, những hiểu biết và thực tiễn này tạo ra tiền đề về nhận thức và làm thay đổi nền tảng tư duy phòng chống dịch và nó cần được giải quyết một cách triệt để.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *