1. Các kênh huy động và tiếp nhận vốn chủ yếu của ngân hàng phát triển Việt Nam
– Tiếp nhận vốn từ Ngân sách nhà nước.
– Huy động từ tiền gửi của các tổ chức.
– Huy động từ phát hành giấy tờ có giá.
– Huy động từ các quỹ của Nhà nước.
– Vay/tiếp nhận vốn vay từ các tổ chức quốc tế.
– Vay Ngân hàng Trung ương
2. Các hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng phát triển Việt Nam
– Huy động và tiếp nhận vốn
– Tín dụng đầu tư
– Tín dụng xuất khẩu
– Cho vay lại vốn ODA
– Bảo lãnh
– Cấp bù lãi suất/hỗ trợ sau đầu tư
3. Một số vấn đề hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
– Một số vấn đề hạn chế:
Những tồn tại, hạn chế nói trên trong hoạt động của NHPT bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, nổi bật lên trong đó là những nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất cập trong các quy định của Nhà nước về mô hình hoạt động của NHPT. Cụ thể:
Một là: địa vị pháp lý của NHPT không được xác định rõ ràng
NHPT gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động (huy động vốn, giao dịch bảo đảm, xử lý nợ xấu, giải quyết tranh chấp pháp lý…) do không xác định được nguồn luật áp dụng.
Hai là: Cơ chế chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thời gian qua còn nhiều bất cập, thể hiện trên nhiều mặt
– Danh mục đối tượng vay vốn chưa thể hiện hết các ưu tiên chiến lược trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và thiếu tính thực tiễn, tính ổn định chưa cao. Hiện nay nhiều đối tượng hoặc lĩnh vực vay vốn không có nhiều khách hàng đầu tư dự án nên số lượng dự án ngày càng giảm qua các năm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng dư nợ. Qua các giai đoạn, đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư đã thu hẹp khá nhiều.
– Chính sách lãi suất còn những điểm chưa phù hợp: Lãi suất cho vay các năm trước được ấn định không theo nguyên tắc thị trường, cố định ở mức thấp trong thời gian dài dẫn đến việc khách hàng chiếm dụng vốn của NHPT, không trả nợ. Quy định lãi suất điều chỉnh không linh hoạt và thẩm quyền công bố là Bộ Tài chính thời gian qua đã không tạo sự chủ động theo cơ chế đồng thuận giữa NHPT và khách hàng, đặc biệt trong điều kiện thị trường có nhiều biến động. Nhiều khoản vay với lãi suất cao trước đây chưa được giảm lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường nên nhiều khách hàng trả nợ trước hạn dẫn đến tăng trưởng tín dụng âm vào các năm gần đây.
– Các quy định không hợp lý về dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro cũng như cơ chế tài chính đang tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ về rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính và rủi ro thanh khoản. Mặc dù có đối tượng tài trợ tiềm ẩn nhiều rủi ro dễ phát sinh nợ xấu nhưng trong nhiều năm trở lại đây việc xử lý nợ xấu của NHPT thường xuyên gặp vướng mắc do Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT đến nay vẫn chưa được ban hành.
Ba là: NHPT chưa được bố trí đủ nguồn lực tương xứng với nhiệm vụ được giao
Bốn là: Quyền tự chủ của NHPT trong hoạt động nghiệp vụ rất hạn chế
– Về huy động vốn: Nguồn vốn hoạt động của NHPT chủ yếu được hình thành từ nguồn phát hành trái phiếu, trong khi quy mô phát hành trái phiếu hàng năm của NHPT lại phụ thuộc vào hạn mức bảo lãnh của Chính phủ.
– Về cho vay: Tuỳ theo Nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước được Chính phủ ban hành ở từng thời kỳ, việc cho vay của NHPT đối với các dự án có rất nhiều nội dung phải trình Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Chẳng hạn, theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, Bộ Tài chính quyết định lãi suất cho vay, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đối với các trường hợp vượt 70% tổng mức đầu tư hoặc vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT; còn theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đối với các trường hợp vay vốn quá 15 năm, hoặc vượt 15% vốn tự có của NHPT (đối với một khách hàng) và 25% vốn tự có của NHPT (đối với một nhóm khách hàng liên quan) hoặc các trường hợp không đáp ứng đủ yêu cầu thông thường về bảo đảm tiền vay… Cùng với đó, quy mô cho vay của NHPT cũng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển được giao cho NHPT hàng năm.
– Về xử lý nợ: Mặc dù các khoản nợ xấu của NHPT có thể được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, song theo Nghị định của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ban hành qua các thời kỳ thì NHPT chủ yếu được thực hiện biện pháp gia hạn nợ, còn các biện pháp khác (khoanh nợ, xoá nợ gốc, xoá nợ lãi, bán nợ…) phải được quyết định bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ…
– Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động:
Có thể thấy rằng, để khắc phục được những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thì việc đổi mới mô hình của NHPT là việc làm hết sức quan trọng. Trong quá trình đó, cùng với việc xác định rõ ràng địa vị pháp lý của NHPT và hoàn thiện chính sách về tín dụng đầu tư của Nhà nước, thì việc nghiên cứu sửa đổi các quy định nhằm nâng cao tính tự chủ của NHPT mà trước hết là tự chủ về tài chính, là vấn đề có tính cốt lõi.
Để làm được điều này, Chính phủ và các Bộ cần nghiên cứu sửa đổi cơ chế tài chính đối với hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng mở rộng nguồn thu của NHPT và giảm dần các khoản cấp bù từ Ngân sách Nhà nước cho ngân hàng này. Chỉ trong trường hợp đó, tính tự chủ về tài chính của NHPT mới được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc cho việc đổi mới mô hình hoạt động của NHPT theo hướng mở rộng quyền tự quyết