Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp lao động

Please follow and like us:

Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp lao động

a.Khái niệm :

khoản 7 điều 3 bộ LLĐ :“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

b.Đặc điểm :

– Phát sinh và tồn tại gắn liền với quan hệ lao động
+ Chủ thể : cũng là chủ thể của QHLĐ là người lđ và người sdlđ
+ Nội dung tranh chấp : là những vấn đề thuộc nội dung của QHLĐ
– Tranh chấp lao động k chỉ là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐLĐ hoặc thoả ước lđ tập thể,tranh chấp đã được PL quy định hoặc do các bên tự thoả thuận mà còn gồm những tranh chấp về những nội dung không được đưa ra trong hợp đồng lao động
– Tranh chấp lđ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người lđ người sdlđ mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội
– Tính chất và mức độ tranh chấp luôn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của 1 bên tranh chấp là người lđ. Tranh chấp của cá nhân với ng sdlđ thì là tranh chấp lđ cá nhân, tranh chấp của tập thể ng lđ với người sdlđ thì là tranh chấp lđ tập thể

c.Phân loại

– Căn cứ vào tính chất tranh chấp gồm:
+ Tranh chấp về quyền ( những vấn đề đã được PL quy định, hay có thoả thuận ) chỉ xảy ra khi có sự vi phạm pháp luật
+ Tranh chấp về lợi ích : tranh chấp về những yêu cầu mới chưa đc xác định trước
-Căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp
+ tranh chấp lđ cá nhân
• Chủ thể : cá nhân người lao động với người SDLĐ
• Đặc điểm : – tranh chấp chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của 1 cá nhân người lao động
– Phát sinh trong quá trình AD PLLĐ hoặc thực hiện hợp đồng lao động
– Công đoàn xuất hiện với tư cách người bảo vệ quyền lợi cho ng lđ chứ không phải đại diện cho nhóm người lđ
• Nội dung : việc làm, tiền lương, thu nhập, điều kiện lđ, thực hiện QHLĐ và quá trình học nghề

+ Tranh chấplao động tập thể
• Chủ thể: tập thể lao động ( trong 1 doanh nghiệp, hoặc 1 bộ phận, cơ cấu của doanh nghiệp ) với người SDLĐ
• Đặc điểm:
– Lợi ích của tranh chấp liên quan đến cả tập thể lao động
– Tập thể lao động phải là người trong cùng 1 doanh nghiệp, trong cơ cấu nội bộ của doanh nghiệp đó
– Tồn tại trong phạm vi doanh nghiệp trong cơ cấu nội bộ doanh nghiệp
• Nội dung:
– Gồm tranh chấp về quyền và lợi ích ( khoản 2, 3 điều 157 Bộ LLĐ )
– Khái niệm 2 lại này thì xem trong luật

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

a.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cá nhân

– Hội đồng hoà giải
– Toà án
Quy trình giải quyết
B1 : các bên gửi đơn lên hoà giải viên lao động câp huyện yêu cầu giải quyết ( bắt buộc )
Hoà giải thành thì hoà giả viên lập biên bản hoà giải đồng thời các bên phải thực hiện đúng như biên bản hoà giải
B2. Hoà giải không thành hoặc hết thời hạn hoà giải thì các bên có quyền làm đơn lên toà án, giải quyết tại toà

b.Thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể vể quyền

– Hoà giải viên lao động
– Chủ tịch UBND cấp huyện
– Toà án nhân dân
Quy trình giải quyết
B1: hoà giải tương tự như với cá nhân
B2: hoà giải không thành thì chuyển lên cho chủ tịch UBND huyện => giải quyết được thì lập văn bản
B3: + không thành ở bước 2 thì các bên có thể làm đơn yêu cầu toà án giải quyết theo thủ tục pháp luật quy định hoặc
+ tiến hành các thủ tục đình công

c,Thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích

-Hoà giải viên lao động
– hội đồng trọng tài lao động
Quy trình giải quyết
B1: Hoà giải như với các trường hợp trên
B2: hoà giải không thành thì môi bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết
B3: + nếu thành thì hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ kí 2 bên
+ nếu không thành thì các bên có quyền tiến hành các thủ tục đình công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *