Đình công hợp pháp

Please follow and like us:

Đình công hợp pháp

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, cuộc đình công hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (nghĩa là tranh chấp yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động – theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động) và sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được; hoặc sau thời hạn 3 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.
+ Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên (nếu chưa có công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo.
+ Đình công phải diễn ra theo trình tự 3 bước quy định tại : lấy ý kiến tập thể lao động; ra quyết định đình công; tiến hành đình công. Khi tiến hành lấy ý kiến, nếu có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý, Ban chấp hành công đoàn sẽ ra quyết định đình công và gửi quyết định cho người sử dụng lao động ít nhất 5 ngày trước ngày bắt đầu đình công. Nếu đến thời điểm bắt đầu đình công, người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì cuộc đình công được tiến hành.

+ Được những người lao làm việc cho một người sử dụng lao động

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *