Hãy kể tên các nhân tố thúc đẩy sự thay đổi và cản trở sự thay đổi. Phân tích các lực lượng cản trở sự thay đổi. Liên hệ hoặc cho ví dụ minh họa.

Please follow and like us:

Hãy kể tên các nhân tố thúc đẩy sự thay đổi và cản trở sự thay đổi. Phân tích các lực lượng cản trở sự thay đổi. Liên hệ hoặc cho ví dụ minh họa.

Các nhân tố thúc đẩy sự thay đổi:

-Cạnh tranh

-Những mục tiêu thực hiện cao

-Công nghệ kỹ thuật, thiết bị mới:

-Người lao động có những kỹ năng và kiến thức mới

-Ước muốn ảnh hưởng và phần thưởng nhiều hơn

Các nhân tố cản trở sự thay đổi

-Sự tự mãn

-Chuẩn mực về sản lượng

-Sự quen thuộc với môi trường hiện tại

-Cần phải học những kỹ năng mới

-Sự mất đi ảnh hưởng và giảm thu nhập.

– Tính ì.

Phân tích các lực lượng cản trở sự thay đổi và liên hệ thực tế:

Sự tự mãn: Nhiều người thường tưởng tượng ra “thành tích” để tự mãn, họ tưởng tượng ra sự “không có nhược điểm” để tự mãn. Những người này luôn chống lại sự thay đổi ở bất cứ góc độ nào vì họ quan niệm mọi sự làm “khác đi” so với “cách” mà họ đang làm đều là “cái gì đó” có tính làm giảm thể diện của họ và do đó là điều không thể được.

Chuẩn mực về sản lượng: Chuẩn mực về sản lượng theo kế hoạch định sẵn cũng là một lực cản đối với sự thay đổi. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày nay luôn biến động. Nếu các nhà hoạch định và điều hành “nhạy cảm” với sự biến động của thị trường sẽ quan niệm thay đổi kế hoạch cho phù hợp là điều cần thiết.

Sự quen thuộc với môi trường hiện tại: Con người có thói quen ít thích thay đổi, thông qua công việc, mỗi người gắn bó với những cá nhân nhất định và họ muốn duy trì mối quan hệ gắn bó đó. Khi thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của tổ chức, làm xáo trộn cơ cấu tổ chức cũ và vì thế sẽ phá vỡ quan hệ truyền thống.

Cần phải học những kỹ năng mới: Thứ nhất, người lao động được đào tạo và có thói quen điều khiển máy móc thiết bị theo một quy chuẩn đã có sẵn mà họ đã được đào tạo. Điều này vừa làm dễ dàng công việc của họ và vừa tạo ra sức ỳ đối với mọi sự “làm khác đi” nên tạo ra áp lực cản trở sự thay đổi. Hơn nữa, thay đổi sẽ dẫn đến đòi hỏi thay đổi về quy trình và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong nhiều trường hợp dẫn đến đòi hỏi người trong cuộc phải học tập kỹ năng mới. Ví dụ: Trong thực tế khi thay đổi công nghệ sản xuất, lưc lượng lao động cần sự đào tạo và học những kỹ năng mới điều ảnh cản trở sự thay đổi của doanh nghiệp.

Sự mất đi ảnh hưởng và giảm thu nhập: Khi thay đổi có thể có lao động mất đi tầm quan trọng trong doanh nghiệp và tính ảnh hưởng của họ đối với công việc. Ví dụ một doanh nghiệp tinh giảm lao động cắt giảm những vị trí như phó giám đốc, như vậy những phó giáo đốc doanh nghiệp đó sẽ mất vị trí từ đó có thể ảnh hưởng tới công việc và thu nhập của họ. Việc sát nhập các bộ phân trong công ty cũng dẫn đến một vị trí quản lý bi mất tầm ảnh hưởng.

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *