GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC: Bàn tay có nụ hôn

Please follow and like us:

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC

Tác phẩm: Bàn tay có nụ hôn

Giờ học: Kể chuyện cho trẻ nghe

Độ tuổi: 4-5 tuổi

Thời gian: 25- 30 phút

 

  1. Mục đích, yêu cầu:

  2. Kiến thức.

– Trẻ biết tên truyện “Bàn tay có nụ hôn”, tên các nhân vật trong truyện.

– Trẻ hiểu và cảm nhận nội dung câu chuyện: Về sự chia sẻ yêu thương từ nụ hôn của mẹ và cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ dành cho con.

– Trẻ nhớ được một số tình tiết trong truyện.

  1. Kỹ năng.

Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

– Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc, rèn kỹ năng nói đầy đủ câu.

  1. Thái độ.

– Trẻ chú ý lắng nghe cô kể truyện.

– Trẻ biết yêu thương lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.

– Giáo dục trẻ tự tin, mạnh dạn, không nhút nhát khi tới lớp.

  1. Chuẩn bị.

– Hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện “Bàn tay có nụ hôn”.

– Ghi âm kể chuyện diễn cảm.

– Nhạc không lời nhẹ nhàng

– Khung màn chiếu múa bóng.

– Đèn hắt sáng

– Que chỉ.

– Nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”.

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ôn định tổ chức, gây hứng thú:

– Cô biểu diễn ảo thuật “ Bàn tay diệu kỳ” và cho trẻ quan sát.

– Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài: Các con cùng xem trên tay cô có gì không nào? Hôm nay cô có mang đến một bí mật tuyệt vời, ẩn dấu trong lòng bàn tay này. Chúng mình có muốn biết điều bí mật đó là gì không? Để biết được bí mật đó là gì, bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “ Bàn tay có nụ hôn” nhé.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức.

* Hoạt động 1: Cô kể truyện cho trẻ nghe.

– Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ, cùng với nhạc không lời nhẹ nhàng.

+ Các con vừa được nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những ai?

– Cô kể lần 2: Kể diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa.

Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn giảng giải nội dung câu chuyện:

– Ngày đầu tiên đến trường bạn Quân có muốn đi học không? Vì sao?

=> Trích dẫn: “ Hôm nay là ngày đầu tiên Quân đi học…. chân không chịu bước, nước mắt giàn giụa”

– Mẹ đã khuyên Quân những gì?

=> Trích dẫn: “ Nhiều khi chúng ta phải làm những việc… sẽ dạy con nhiều điều mới”

– Mẹ đã cho Quân biết điều bí mật gì?

=> Trích dẫn: “ Một điều bí mật có từ rất lâu…. Bàn tay có nụ hôn”

– Quân đã cảm thấy như thế nào sau khi mẹ hôn lên tay của mình?

=> Trích dẫn: “ Bé Quân cảm thấy nụ hôn của mẹ….. vì một cảm giác thật ấm áp”

– Mẹ đã dặn Quân làm gì với bàn tay có nụ hôn?

=> Trích dẫn: “ Bây giờ thì mỗi lúc cảm thấy sợ hãi….. mẹ luôn ở bên con”

– Vậy bé Quân còn sợ đến trường nữa không?

– Buổi tối, trước khi đi ngủ Quân đã tặng cho mẹ món quà gì?

=> Trích dẫn: “ Đêm hôm đó trước khi đi ngủ….. con sẽ ở bên cạnh mẹ”

=> Cô khái quát lại nội dung câu chuyện:

Nụ hôn của mẹ là tất cả tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con và đó cũng là động lực để cho bạn Quân tự tin, không còn sợ hãi khi đến trường.

– Các con có sợ khi đến trường không?

=> Ở trường có nhiều thầy cô, nhiều bạn bè chúng mình sẽ được học nhiều điều hay và bổ ích. Khi các con ở trường, bố mẹ sẽ yên tâm làm việc thật tốt. Vậy nên chúng mình phải tự tin, mạnh dạn, không nhút nhát khi đến trường nhé.

– Ở nhà chúng mình thể hiện tình yêu thương với bố mẹ, ông bà như thế nào?

=> Để thể hiện tình cảm yêu thương với ông bà, bố mẹ chúng ta có thể gửi qua những nụ hôn, những công việc nhỏ mà các con có thể làm giúp mẹ khi ở nhà.

=> Giáo dục: Vậy các con phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà bố mẹ và cô giáo. Phải tự tin, mạnh dạn, không nhút nhát khi tới trường. Phải biết thể hiện tình yêu thương đối với mọi người.

– Cô kể lần 3: Cô kể kết hợp hình thức múa bóng.

– Hỏi lại trẻ vừa được xem câu chuyện gì?

3. Kết thúc:

Cô cho trẻ hát và vận động bài: “ Cả nhà thương nhau”.

– Cô nhận xét giờ học và chuyển sang hoạt động khác.

 

– Trẻ quan sát.

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ lắng nghe.

 

– Trẻ lắng nghe.

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ trả lời.

 

 

 

-Trẻ trả lời.

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

– Trẻ hát và vận động

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *