GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG (5-6 tuổi)

Please follow and like us:

GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn(5-6 tuổi)

Số lượng: Cả lớp

Thời gian: Cả ngày

Nội dung tiến hành

  1. Đón trẻ-Ăn sáng- Thể dục sáng- Điểm danh(7h15- 8h45).

  2. Đón trẻ(7h30-8h00)
  3. Mục đích:

– Giúp phụ huynh yên tâm khi gửi con đến lớp, trường mầm non.

– Tạo cảm giác vui chơi an toàn, tình cảm gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ.

– Giúp giáo viên, gia đình, nhà trường nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp.

– Cô chủ động trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, tự cất đồ dùng đồ chơi, quần áo, giày dép vào đúng nơi quy định.

– Giáo dục trẻ biết chào bố mẹ,chào cô, chào các bạn khi đến lớp.

– Trẻ chủ động chọn góc chơi và gắn thẻ.

  1. Yêu cầu:

-Cô đến lớp sớm trước 15 phút để mở cửa lớp thông thoáng, quét, lau dọn phòng học sạch sẽ, chuẩn bị bàn ăn, bàn chia ăn, khăn lau bàn, khăn lau tay.

– Cô đón trẻ với thái độ ân cần , vui vẻ, thoải mái.

– Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về những vấn đề thông tin về tình hình sức khỏe của trẻ ghi nhớ điều phụ huynh căn dặn.

– Với trẻ đã ăn cô gợi ý để trẻ chơi theo hứng thú cô bao quát trẻ chơi , với trẻ chưa ăn cô nhắc trẻ bê ghế về bàn ăn , rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn.

  1. Ăn sáng( 7h30-8h15):

2.1: Mục đích- Yêu cầu:
  1. Mục đích:

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

– Hình thành thói quen hành vi ăn văn minh khi trước và sau khi ăn, biết mời cô mời bạn , nhặt cơm rơi vãi vào khay.

2.Yêu cầu:

– Trẻ biết được tên món ăn , ăn gọn gàng, ăn hết suất, không nói chuyện trong  giờ ăn.

– Trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn.

2.2. Chuẩn bị:

– Bàn ghế , khay đựng thức ăn và cơm rơi vãi.

– Bát , thìa, dụng cụ chia đồ ăn.

2.3 Tiến hành:

a.Trước khi ăn:

– Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ăn, rử tay, lau mặt sạch sẽ.

– Cô chia thức ăn vào bát cho trẻ.

  1. Trong giờ ăn:

– Giới thiệu thức ăn, nhắc trẻ mời cô và bạn,

– Trong giờ ăn nhắc trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không nói chuyện, ăn hết suất.

  1. Sau khi ăn:

– Khi ăn xong trẻ tự cất thìa, ghế đúng nơi quy định, yêu cầu trẻ uống nước, lau miệng.

  1. Thể dục sáng (8h15-8h30):

– Địa điểm: Ngoài sân trường( nếu mưa tập trong lớp).

– Hình thức tập: Cả lớp theo nhạc của trường.

  1. Mục đích:

– Giúp trẻ có tinh thần thoải mái vui vẻ chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo

– Tăng cường sự trao đổi chất điều hòa nhịp thở, phát triển tố chất nhanh, mạnh , bền, khéo.

2. Yêu cầu:

– Trẻ hứng thú tập đúng theo yêu cầu của cô.

– Thái độ nghiêm túc, không đùa nghịch trong khi tập.

– Yêu cầu trẻ thực hiện các động tác giống cô , biết xếp đúng hàng,, biết tập theo nhạc nhịp điệu bài hát thể dục, cô chú ý bao quát trẻ.

3. Chuẩn bị:

– Nhạc thể dục, dụng cụ thể dục.

  1. Điểm danh, trò chuyện sáng (8h30-8h45):

– Cô gọi tên trẻ theo danh sách , trẻ “dạ” khi cô gọi đến tên trẻ. Điểm danh giúp cô nắm được sĩ số của lớp để báo ăn.

– Cho trẻ ngồi trên sàn nhà hướng lên cô điểm danh cho trẻ.

– Cô mời 2 trẻ lên giới thiệu về bản thân (sở thích, gia đình, số điện thoại, địa chỉ gia đình). Giúp cô đếm các bạn xem thiếu bạn nào nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và biết quan tâm đến các bạn trong lớ.

– Cô cho trẻ ngồi theo tổ thành hàng dọc.

  1. Giờ học (8 giờ 45 phút -9 giờ 15)

– Giờ học: Vẽ về chú bộ đội hải quân.

 

III. Hoạt động ngoài trời( 9h15- 10h45)

  1. Nội dung:

– Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm “Vũ điệu của sữa”.

– Trò chơi vận động: Cá sấu lên bờ.

– Chơi tự do: Chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị: cà kheo, vòng, sỏi, đá bóng, chong chóng, dải lụa, phấn chơi trong khu vui chơi trong sân trường.

  1. Mục đích- yêu cầu:

– Mục đích chung: rèn luyện sức khỏe, mở rộng vốn hiểu biết và phát triển kỹ năng vận động, các tố chất thể lực : sức nhanh, sức bền, khéo léo…

– Hoạt đông có chủ đích:

+ Trẻ có kỹ năng quan sát, biết làm thí nghiệm hóa học đơn giản.

+ Giáo dục trẻ sự ham học hỏi , thích thú khám phá.

+ Trẻ được thoải mái với thiên nhiên và rèn luyện sức khỏe.

– Trò chơi vận động: Cá sấu lên bờ.

+ Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, phát triển kỹ năng nghe,vận động khéo léo, nhanh nhẹn của đôi chân.

+ Phát triển khả năng chú ý, định hướng trong không gian, phản ứng nhanh trước tín hiệu của cô.

  1. Chuẩn bị:

– Địa điểm: Sân/ bãi rộng sạch sẽ, thoáng mát, an toàn với trẻ.

– Trang phục: Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết.

– Đồ dùng:

+ Đồ dùng của cô:
  • 1 đĩa đựng sữa ông thọ pha đặc.
  • 1 cốc nhựa nhỏ nước rửa bát, bông tăm.
  • 2 đĩa nhỏ đựng màu nước pha đặc (màu đỏ, màu xanh dương), thìa nhựa.
  • 4 bàn thí nghiệm.
+ Đồ dùng của trẻ:

2 trẻ cùng thí nghiệm 1 bộ đồ dùng gồm (3 đĩa nhựa, 1 cốc nhựa, 2 bông tăm, 1 thìa nhựa )

  • 16 đĩa đựng sữa ông thọ đã pha.
  • 16 cốc nhựa nhỏ nước rửa bát, bông tăm.
  • 16 đĩa màu nước màu đỏ, thìa nhựa.
  • 16 đĩa màu nước màu xanh dương.
  • Phấn, vòng, bóng, cà kheo,chong chóng, dải lụa.
  1. Tiến hành:

– Trước khi cho trẻ ra sân, chuẩn bị quần áo, giày dép và kiểm tra sĩ số.

– Cho trẻ xếp thành 2 hàng , 1 hàng bạn trai, 1 hàng bạn gái đi từ từ ra sân.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động có chủ đích: Khám phá khoa học “ Vũ điệu của sữa”

– “ Xúm xít xúm xít”

– Hôm nay, cô sẽ lại hướng dẫn cho chúng mình làm một thí nghiệm khoa học rất là thú vị với nguyên liệu khá là quen thuộc với chúng ta. Đó là sữa đấy. Cô đặt tên cho thí nghiệm này là ” Vũ điệu của sữa”.

– Để làm được thí nghiệm cô đã chuẩn bị rất nhiều thứ, chúng mình nhìn xem cô đã chuẩn bị những gì nào?

Cho trẻ gọi tên đồ dùng

( Sữa, nước rửa bát, màu nước, cốc, đĩa nhựa, thìa nhựa, bông tăm)

– Theo chúng mình thì chuyện gì sẽ xảy ra khi cô cho màu nước vào cốc sữa nhỉ? (Cô cho trẻ phán đoán)

Muốn biết điều gì sẽ xảy ra thì cả lớp cùng nhau quan sát cố làm thí nghiệm nhé.

+ Đầu tiên cô lấy thìa nhựa múc một vài thìa màu nước đỏ và xanh dương cho vào đĩa đựng sữa, sau đó cô lấy bông tăm ở trong cốc nước rửa bát đã được ngâm sẵn từ trước chấm vào đĩa có sữa và màu. Chúng mình cùng nhìn xem điều kì diệu gì sẽ xảy ra nhé.

Bây giờ cô mời từng tổ hãy về bàn thí nghiệm nào.

( Cô chia trẻ làm 4 nhóm nhỏ)

-> Trong khi trẻ làm thí nghiệm cô đi từng nhóm quan sát và hỏi kết quả.

=> Kết thúc: Cô xúm xít nhận xét trẻ làm thí nghiệm.

-Cô kết luận lại:

Hiện tượng này xảy ra là do màu nước cô đã cho vào sữa trước đó không tan hoàn toàn trong sữa, mà trong nước rửa bát có chất phản ứng lại với nước. Khi gặp nước chúng sẽ đẩy nước ra. Và trong sữa thì lại có nước. Nên khi cô chấm bông tăm đã ngâm dầu rửa bát trước đó vào đĩa đựng màu nước và sữa đã khiến chúng hoà lẫn vào nhau đó, trông như vũ điệu đang nhảy múa nhỉ. Thật tuyệt phải không các con?

2. Trò chơi vận động: Cá sấu lên bờ

Hôm nay cô thấy lớp mình học rất là giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi có tên là: “Cá sấu lên bờ”

Bạn nào đã từng được chơi trò cá sấu lên bờ rồi nào? Vậy bạn nào giỏi nhắc lại cho cô và các bạn cách chơi và luật chơi của trò chơi “ cá sấu lên bờ” nào.

* Cách chơi:

Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Trẻ “bị” làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt bạn ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước. (Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch)

Những trẻ còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức “cá sấu” bằng cách đợi “cá sấu” ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “ cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào “cá sấu” quay lại thì lại nhảy lên bờ.

* Luật chơi:

Bạn nào nhảy lên không kịp bị “cá sấu” bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu “cá sấu” bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì. Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì thôi.

Trò chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác.

* Cô tổ chức cho trẻ chơi :

– Cô tiến hành cho trẻ chơi 3-4 lần

– Khi trẻ chơi cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ.

* Kết thúc trò chơi:

– Kết thúc cô nhận xét, khen ngợi trẻ.

– Chuyển hoạt động.

3. Chơi tự do:

– Giới thiệu đồ chơi: Cô chuẩn bị sẵn trò chơi của các nhóm chơi

+ Trò chơi có sẵn: Đu quay, cầu trượt, bập bênh

+ Sỏi, vòng, phấn, cà kheo, bóng, chong chóng, dải lụa.

– Bây giờ cô mời chúng mình nhẹ nhàng về chỗ chơi của mình thích nhé! Các con chú ý không được chạy, nhảy, không xô đẩy, không đập phá đồ chơi nhé.

– bạn nào thích chơi gì thì chúng mình hãy lấy đồ chơi đó ra để chơi nhé!( Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ, lẻ)

– Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát không để trẻ chơi quá khu vực giới hạn đảm bảo an toàn.

4. Kết thúc:

– Cuối giờ học cô nhận xét chung

– Cô cho trẻ cất đồ chơi

– Cô kiểm tra sĩ số

– Cô cho trẻ về lớp rửa tay bằng xà phòng.

 

 

Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ chơi

 

  1. Hoạt động góc(9h45-10h30).

  2. Dự kiến nội dung:

– Góc trọng tâm: Góc nội trợ.

– Góc xây dựng: Xây khu chung cư.

– Góc học tập: Tô màu chú bộ đội.

– Góc sách truyện: Kể chuyện theo tranh.

– Góc âm nhạc: hát và múa về cô giáo.

– Góc thiên nhiên: tưới cây, nhặt lá.

  1. Mục đích- Yêu cầu:

  2. Mục đích:

– Thỏa mãn nhu cầu khám phá ở trẻ, tạo hứng thú chơi cho trẻ, kích thích sáng tạo của trẻ.

-Củng cố một số kỹ năng chơi các góc, rèn luyện kỹ năng hoạt động với đồ vật.

– Trẻ có cơ hội phát triển các mặt khi chơi: phát triển ngôn ngữ sáng tạo, trí tưởng tượng, cảm xúc thẩm mỹ, vận động tinh.

  1. Yêu cầu:

* Yêu cầu chung: Trẻ tham gia tích cực, chủ động, hứng thú

* Yêu cầu riêng:biết thỏa thuận vai chơi ở tất cả các góc

– Góc nội trợ:

+ Trẻ có kỹ năng nhớ tên món ăn, tên từng nguyên liệu trong món ăn đó.

+ Trẻ có kỹ năng làm món ăn đó.

– Góc xây dựng:

+ Trẻ có kỹ năng chơi nhóm, sử dụng đồ dùng đồ chơi phong phú, sáng tạo

+ Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ chơi cô chuẩn bị để tạo thành một khu chung cư.

+ Trẻ có kỹ năng sắp xếp bố cục hợp lý, khả năng nhận xét, đánh giá sản phẩm: phát triển tư duy trực quan, hành động thẩm mỹ.

– Góc sách truyện:

+ Trẻ nhớ lại câu chuyện

+ Trẻ có kỹ năng nhìn tranh kể chuyện.

– Góc thiên nhiên:

+ Trẻ có kỹ năng tưới nước, nhặt lá cho cây

– Góc âm nhạc:

+ Múa hát về cô giáo

– Góc học tập:

tô màu tranh chú bộ đội.

  1. Chuẩn bị:

– Trong lớp học

-Chuẩn bị 6 không gian cho 6 góc chơi

  1. Đồ dùng đồ chơi:

– Góc nội trợ:

– Góc xây dựng: gạch,đồ chơi lắp ghép, cổng, các con vật,cây, người, bản thiết kế, mũ xây dựng.

– Góc sách truyện: truyện tranh.

– Góc học tập: Tranh hình chú bộ đội, bút màu.

– Góc âm nhạc: Bài hát, đạo cụ nhạc (phách, mích, sắc xô..)

– Góc thiên nhiên: tưới cây, nhặt lá

  1. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

“ Xúm xít xúm xít”

– Cô giới thiệu các góc chơi ,đồ chơi mới trong góc.

Hôm nay cô đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi và rất nhiều đồ chơi trong góc.

+ Góc bán hàng:

Trong góc bán hàng có rất nhiều loại đồ như: gạo, lạc, rau củ…. Hôm nay cô sẽ giới thiệu đến với chúng mình một món ăn nổi tiếng ở hàn quốc đó chính là món: cơm cuộn kimbap. Chúng mình hãy cùng nhau cuộn những cuộn cơm thật ngon, thật đẹp nhé. (nguyên liệu: rong biển, cơm cuộn, trứng, xúc xích, dưa chuột, cà rốt..)

+ Góc xây dựng:

Hôm nay cô đã chuẩn bị toà nhà, ngoài ra còn rất nhiều đồ chơi khác nữa như gạch, cây, sỏi…Với những đồ dùng đồ chơi này thì chúng mình sẽ xây gì nhỉ?

+ Góc thiên nhiên:

Cô đã chuẩn bị rất nhiều bình tưới cây, nhiệm vụ của chúng mình lá tưới cây và nhặt lá

+ Góc sách truyện:

Cô đã chuẩn bị thêm những cuốn truyện tranh rất hay về cô giáo đấy. Chúng mình hãy cùng kể chuyện teo tranh nha!

+ Góc âm nhạc:

Cô đã chuẩn bị bài hát về cô giáo và các nhạc cụ. Chúng mình hãy hát thật hay và múa thật đẹp nhé.

+ Góc học tập:

Cô đã chuẩn bị bút màu, tranh tô màu.

– Cô thăm dò ý tưởng chơi của trẻ:

+ Chúng mình muốn chơi ở góc nào? Ở góc đấy hôm nay các con sẽ chơi gì?( Cô gọi 3-4 trẻ trả lời)

– Về góc chơi chúng mình chơi thật ngoan nhé, không nói to, không chạy nhảy, chơi xong nhớ cất đồ chơi đúng vị trí

– Cô mời chúng mình nhẹ nhàng về các góc chơi đi nào.

2. Trẻ chơi:

– Cô bao quát trẻ ,hướng dẫn trẻ chơi nếu cần :

+ Nếu trẻ chưa hứng thú-> Cô gây hứng thú cho trẻ.

+ Nếu trẻ chưa có kỹ năng-> Cô cung cấp kỹ năng.

+ Nếu trẻ đang hứng thú-> Cô duy tri hứng thú.

+ Nếu kỹ năng của trẻ đã thuần thục-> Cô phát triển kỹ năng cho trẻ.

+ Nếu mặt phát triển nào còn yếu-> Cô tạo cơ hội phát triển mặt đó.

* Tình huống 1:

Trong góc xây dựng có 2 bạn đang tranh cãi nhau . Bạn nào cũng muốn xây nhà cao tầng. Cô lại gần và khuyên trẻ: Chúng mình ơi các con không nên tranh cãi nhau vì như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian cái khoảng thời gian tranh cãi nhau chúng mình xây được rất nhiều thứ đấy. Hôm nay bạn A sẽ xây nhà thì ngày mai đến lượt bạn B. Khi chơi chúng mình phải biết nhường nhịn thì mới đạt được kết quả tốt, công trình của mình sẽ hoàn thiện nhanh và đẹp hơn.

* Tình huống 2:

Trong các góc ở trong lớp thì góc xây  dựng có số lượng trẻ nhiều nhất và góc học tập có số lượng trẻ ít hơn. Cô đến gần và khuyên trẻ ở góc xây dựng sang bớt góc học tập nhưng trẻ nhất quyết không nghe. Sau đó cô nói: Ở góc học tập hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều bài tập hay và bổ ích đấy con có muốn thử tài thông minh của mình không? Nếu muốn thì con hãy về góc học tập.

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ chơi trong góc

 

 

 

 

 

 

3. Kết thúc.

– Cô đến từng góc chơi kết thúc , góc học tập kết thúc sau cùng đế các bạn cùng quan sát.

– Cô cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi.

– Trò chuyện về nội dung chơi, cảm xúc của trẻ.

 

 

  1. Vệ sinh và ăn trưa(10 h45 -11 h 30).

  2. Mục đích- yêu cầu:

– Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sau một buổi học.

– Rèn thói quen vệ sinh thân thể , rửa tay trước khi ăn .

– Giáo dục ý thức vệ sinh dinh dưỡng giúp trẻ nhận ra ý nghĩa của bữa ăn trưa.

  1. Chuẩn bị:

– Phòng ăn sạch sẽ.

– Đồ dùng, dụng cụ đầy đủ , hợp vệ sinh.

  1. Tiến hành.

– Cô gọi từng bàn đi bê ghế vào chỗ rồi hướng dẫn trẻ đi vệ sinh, rửa tay, về chỗ ngồi.

– Cô tiến hành chia ăn.

– Cô giới thiệu tên món ăn và mời trẻ ăn.

– Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn, khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn .

– Cô quản trẻ tại các bàn, động viên trẻ ăn hết suất, hỗ trợ những bạn ăn chậm ,ăn kém.

– Ăn xong cô hướng dẫn trẻ tự cất bát , cất ghế, nhắc trẻ đánh răng, xúc miệng lau miệng…

  1. Ngủ trưa(11h30-14h)

  2. Mục đích –Yêu cầu:

– Lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, cân bằng hệ thần kinh.

-Ngủ giúp trẻ khôi phục năng lượng , ngủ đúng giờ , đủ giấc.

  1. Chuẩn bị:

– Phòng ngủ sạch sẽ ,thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

– Chăn,chiếu,gối đầy đủ,vệ sinh.

  1. Tiến hành:

– Cô cho trẻ đi vệ sinh, lấy gối.

– Cô sắp chỗ ngủ cho trẻ.

– Trẻ ngủ,cô quan sát,sửa tư thế cho trẻ.

-> Cô gọi trẻ dậy đúng giờ.

 

VII. Vận động nhẹ (14h-14h15)

  1. Mục đích- Yêu cầu:

– Giúp trẻ lấy lại tinh thần tỉnh táo sau một giấc ngủ.

– Cung cấp năng lượng trẻ hoạt động chiều có hiệu quả.

  1. Chuẩn bị:

– Phòng ăn thông thoáng, sách sẽ.

– Đồ dùng đảm bảo.

  1. Tiến hành:

– Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhạc(14h-14h15).

– Cô cho trẻ từng bàn đi bê ghế, rửa tay ,ngồi về bàn.

– Cô giới thiệu tên món ăn , mời trẻ ăn.

– Cô nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn .

– Cô động viên trẻ ăn hết suất,hỗ trợ trẻ ăn chậm.

– Cô hướng dẫn trẻ cất bát, cất ghế đúng nơi quy định.

 

VIII. Hoạt động chiều: “Ôn bài hát: Đàn gà trong sân” (15h-16h).

  1. Mục đích- Yêu cầu:

  2. Kiến thức:

– Trẻ biết tên các con vật.

– Trẻ nhớ và hát đúng bài hát.

  1. Kỹ năng:

– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ chủ ngữ, vị ngữ

– Trẻ nhớ tên con vật.

  1. Thái độ:

– Trẻ hứng thú nghe cô hát.

  1. Chuẩn bị:

+ Địa điểm: lớp học sạch sẽ, thoáng mát.

+ Đội hình: Trẻ ngồi theo đội hình chữ U

  1. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*Bước 1: Ổn định tổ chức:

– Cho trẻ hát “ Đàn gà trong sân”

*Bước 2: Ôn lại bài vận động “Đàn gà trong sân”

– Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhạc 1 lần.

– Cho trẻ hát và vận động theo nhạc 2 – 3 lần.

– Cho trẻ thể hiện hát và vận động theo tổ, nhóm.

– Gọi trẻ xung phong thể hiện.

*Bước 3: Kết thúc

– Nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ.

 

– Trẻ hát

 

– Trẻ vỗ tay

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

IX: Trả trẻ, vệ sinh lớp học: (16h-17h30)

  1. Mục đích-yêu cầu:

– Tạo sự hứng thú , thoải mái khi trẻ chuẩn bị được về nhà.

– Tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh để có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình về tình hình học tập và sức khỏe.

  1. Tiến hành:

– Cô nhắc trẻ vệ sinh cá nhân, sửa sang lại đầu tóc, quần áo gọn gàng.

– Đưa trẻ tận tay cho phụ huynh và trao đổi nhanh về tình hình của cháu ở lớp.

– Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

-Cho trẻ chơi trong góc mà trẻ thích.

–  Cô đứng trả trẻ ở cửa lớp với thái độ niềm nở.

– Nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô, chào bạn.

– Trả hết trẻ cô thu dọn , vệ sinh phòng lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *