Đường cong Lorenz là gì? Hệ số Gini là gì? Ưu nhược điểm của chúng? Vì sao hệ số Gini lại khắc phục được nhược điểm của đường cong Lorenz

Please follow and like us:

Đường cong Lorenz là gì? Hệ số Gini là gì? Ưu nhược điểm của chúng? Vì sao hệ số Gini lại khắc phục được nhược điểm của đường cong Lorenz

1-Đường cong Lorenz là gì? : Là Đường Lorenz là cách biểu thị bằng hình học hàm phân bố xác suất cộng dồn của một phân bố xác suất thực nghiệm cho trước về thu nhập hay của cải. Cụ thể, nó cho biết tỉ lệ phần trăm nhất định của dân số sở hữu.
– Ưu nhược điểm của đương cong Loenz là :Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng bản thân đường cong Lorenz không phải là cách đánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt khác, kể cả khi so sánh đường Lorenz giữa các quốc gia một cách trực quan, trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa đến kết luận quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng cao hơn. Khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được. Ví dụ như trong hình bên, nhìn đường Lorenz của ba quốc gia X, Y, Z ta chỉ có thể biết Y và Z có mức độ bất bình đẳng cao hơn X còn giữa Y và Z thì không biết được quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng lớn hơn.
2.- Hệ số Gini là gì?:Hệ số Gini là một chỉ tiêu thống kê tổng hợp được tính từ đường Lorenz. Hệ số Gini được tính bằng cách lấy phần diện tích nằm giữa đường Lorenz quan sát được và đường bình đẳng tuyệt đối (đường phân giác) chia cho tổng diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối. Như vậy, hệ số Gini có giá trị cáo nhất bằng 1 (bất công bằng tuyệt đối) và giá trị thất nhất bằng 0 (công bằng tuyệt đối).
– Ưu nhược điểm của Gini là :Hệ số Gini khắc phục được hạn chế của đường Lorenz là hệ số này đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các quốc gia, khu vực và vùng. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế bởi vì diện tích A có thể như nhau (nghĩa là nhận được hệ số Gini giống nhau) nhưng độ phân bố các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau là không giống nhau, do đó hình dạng của đường Lorenz là khác nhau.
3.Vì sao hệ số Gini lại khắc phục được nhược điểm của đường cong Lorenz: Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng hệ số Gini (do nhà thống kê học người Ý Corrado Gini xây dựng) là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối. Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Những quốc gia có hệ số Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *