Công pháp quốc tế

Please follow and like us:

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm, lịch sử của CPQT?
2. Tại sao nói các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế hiện đại là phương tiện quan trọng để duy trì pháp trật tự lý quốc tế? Cho ví dụ minh họa.
3. Nêu nghĩa của nguyên tắc dân tộc tự quyết đối với phong tào giải phóng dân tộc của các nước phụ thuộc và thuộc địa. Liên hệ với Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
4. Trình bày quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. Vid sao viên chức ngoại giao được hưởng những quyền đó?
5. Tại sao công pháp quốc tế lại đặt ra nguyên tắc: các quốc gia không được viện dẫn vào pháp luậy nước mình để tự chối thực hiện cam kết quốc tế.
6. Hãy trình bày vài trò của LHQ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
7. Trình bày quy chế pháp lý của thềm lục địa: tại sao quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa.
8. Phân tích nội dung và ý nghĩa nguyên tắc dân tộc tự quyết
9. Trình bày quy chế pháp lý của nội thủy, qua đó cho biết tại sao nội thủy và một trong những bộ phận cấu thành nên lãnh thổ của quốc gia ven biển.
10. Hãy trình bày mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia

11. Tại sao quốc gia ven biển chỉ có chủ quyền đối vói vùng tiêp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế

12. Phân biệt cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự?

13. Tại sao nội thủy thuộc quyền hòan tòan, đầy đủ và riêng biệt, nhưng lãnh hải chỉ thuộc chủ quyền hoàn tòan và đầy đủ của quốc gia ven biển.

14. Tại sao nói biển cả (công hải) không thuộc chủ quyền cd quyền tài phán của quốcgia nào?

15. Trình bày về cơ quan đại diện lãnh sự. Cơ quan nào với cơ quan đại diện ngoại giao có những điểm khác biệt cơ bản gì?

16. Trình bày cơ sở pháp lý và cơ sở thực hiện của trách nhiệm pháp lý quốc tế.

17. Hãy so sánh quy chế pháp lý của nội thủy lãnh hải.

18. Hãy trình bày xcc phương thức hưởng quốc tịch theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Pháp luật Việt Nam vấn đề quốc tịch có sử dụng phương thức hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn hay không? Chứng minh bằng một ví dụ cụ thể.

19. Trình bày khái niệm và đặc điểm của sự công nhận chủ thể trong côn pháp quốc tế. Vấn đề công nhận có quyết định tới tư tư cách chủ thể của một thành viên mới hay không? Tại sao?

20. Trình bài khái niệm và thủ tục ký kết điều ước quốc tế? Việc thực hiện các điều ước quốc tế được lựa chọn dựa trên nguyên tắc nào, tại sao?

21. Tại sao nói quốc gia là chủ thể chủ yếu và cơ bản cua công pháp quốc tế.

22. Hãy so sánh những đặc điểm cơ bản của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

23. Tại sao lại đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế trong công pháp quốc tế hiện đại? Trình bày trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia.

24. Trình bày nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa sử dụng sứcmạnh trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp sử dụng quốc tế.

25. Chứng minh sự tiến bộ của công pháp quốc tế hiện đại so với công pháp quốc tế của các thời kỳ trước đó.

26. Hãy trình bày khái niệm và quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia?

27. Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của tư pháp quốc tế?

28. Hãy ký giải tại sao nguồn của tư pháp quốc tế không chỉ là các điều ước quốc tế tập quán quốc tế mà còn bao gồm pháp luật của mỗi quốc gia.

29. Tại sao nói quốc gia là chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế.

30. Hãy trình bày khái niệm, nguyên nhân và cách giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế: Theo anh chị cách giải quyết xung đột pháp luật nào là ưu tiên nhất.

31. Tại sao trong tư tưởng quốc tế lại đặt ra để “chọn luật”? Việc chọn luật dựa trên cơ sở nào?

32. Hãy trình bày sự cần thiết và thể thức áp dụng luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.

33. Nêu khái niệm tố tụng dân sự quốc tế và vấn đề thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

34. Tại sao lại đặt ra vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài trong tư pháp quốc tế? Trình bày những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

35. Hãy trình bày thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế? Tại sao khi áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật về nội dung.

36. Trình bày hiện thực của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.

37. Tại sao lại đặt ra vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng” trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế? Việc “bảo lưu trật tự công cộng” được đặt ra trong những trường hợp nào?

38. Tại sao lại đặt ra vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế?

39. Phân tích sự khác biệt giữa cơ cấu của quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế và cơ cấu của quy phạm pháp luật nói chung và giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

40. Tại sao xuất hiện để xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế?(Xem câu 31)/.

41. Tàu biển quốc gia có được hưởng quy chế pháp lý như lãnh thổ quốc gia hay không?

Vì sao? Những vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu biển

Quốc gia được giải quyết theo pháp luật của quốc tế nào?

42. Cá nhân có phải là chủ thể của công pháp quốc tế hay không? Vid sao?

43. Trên cơ sở mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật gia hãy phân tích quy định sau: “Trong trường hợp điều ước mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế” (Khoản 2, điều 827 Việt Nam 1995)?

44. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài thì đứa trẻ do họ sinh ra được mang quốc tịch nước nào?

Bài tập

 

Đề cương luật quốc tế

Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và lịch sử của công pháp quốc tế?

Trả lời:

Khái niệm công pháp quốc tế:

Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thỏa thuận xây dựng nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể đó với nhau nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ quốc tế.

Đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế.

Đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế là các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của công pháp quốc tế, mà trước hết và chủ yếu là các quốc gia độc lập và bình đẳng về chủ quyền.

Chủ thể của công pháp quốc tế:

– Quốc gia.

– Tổ chức quốc tế liên chính phủ.

– Dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc.

Phương pháp điều chỉnh của công pháp quốc tế:

Công pháp quốc tế sử dụng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí của các chủ thể.

Nguồn của công pháp quốc tế: là hành vi biểu hiện bên ngoài của nhiều quy tắc quy chế CPQT.

– Điều ước quốc tế.

– Tập quán quốc tế: tập quán quốc tế chỉ có thể được coi là nguồn của công pháp quốc tế khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Nó được áp dụng lâu dài và ổn định trong thực tiễn pháp lý quốc tế.

+ Nó được tất cả quốc gia trên thế giới thừa nhận là quy tắc xử xự có tính chất bắt buộc.

+ Nó không trái với quy tắc cơ bản của công pháp.

Đặc điểm của công pháp quốc tế:

– Không có bất kỳ một quốc gia nào hay một tổ chức nào đứng trên các quốc gia thực hiện việc lập pháp, hành pháp, tư pháp.

– Việc thực hiện các nguyên tắc và các quy phạm của công pháp quốc tế cũng chỉ dựa trên cơ sở tự nguyện mà không có bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào.

Lịch sử phát triển của công pháp quốc tế:

a. Sự ra đời của công pháp quốc tế.

Công pháp quốc tế xuất hiện khi hội tụ đủ 2 điều kiện sau:

– Có sự xuất hiện các quốc gia trên thế giới.

– Hình thành mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau từ đó xuất hiện quan hệ quốc tế.

Mỗi Nhà nước đều có pháp luật của riêng mình, nhưng không thể sử dụng pháp luật quốc gia. Này để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các quốc gia với nhau, vì vậy cần có một hệ thống các quy tắc chuyên biệt để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Khoa học Luật gọi hệ thống đó là công pháp quốc tế.

Sự phát triển của công pháp quốc tế:

Công pháp quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ:

– Cơ sở kinh tế: nô lệ là một công cụ sản xuất và là tự liệu sản xuất chủ yếu trong đời sống xã hội. Vậy nên các quốc gia muốn khẳng định sức mạnh của mình thì cần phải có nhiều nô lệ, cũng như mở rộng lãnh thổ, vơ vét tài nguyên. Họ đã sử dụng chiến tranh như là một phương tiện hữu hiệu nhất để đạt mục đích trên. Do vậy các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên.

– Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ phát sinh từ vấn đề chiến tranh và hòa bình.

– Đặc điểm của công pháp quốc tế.

+ Công pháp quốc tế mới chỉ mang tính chất khu vực. Tản mạn và chưa có hệ thống.

+ Quy phạm của công pháp quốc tế chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong chiến tranh.

+ Các quy phạm quốc tế thời kỳ chiếm hóa nô lệ đã hình thành nhưng còn rất đơn giản và chủ yếu dưới dạng các tập quán quốc tế.

+ Các quy định mang tính chất tập quán về trình tự ký kết các cam kết quốc tế giữa các quốc gia bắt đầu hình thành và làm nền tảng cho chế định luật về điều ước quốc tế sau này.

* Công pháp quốc tế thời kỳ phong kiến:

– Cơ sở kinh tế:

+ Chế độ sở hữu tư nhận về tư liệu sản xuất. Vua chúa và địa chủ phong kiến vừa nắm quyền chính trị vừa nắm quyền ruộng đất trong tay. Do vậy vua chúa phong kiến vẫn tiếp tục tiến hành và mở rộng chiến tranh để nắm trong tay nhiều ruộng đất.

+ Lưu thông hàng hóa phát triển trên quy mô rộng lớn và đường biển chính là con đường rễ tiến nhất để chuyên trở hàng hóa từ nước này sang nước khác.

– Đối tượng điều chỉnh:

+ Giai đoạn đầu tiên của thời kỳ này cũng chỉ để điều chỉnh chiến tranh và hòa bình.

+ Quan hệ giữa các quốc gia phong kiến về thương mại, ngoại giao, lãnh sự.

– Chủ thể:

Vua chúa và địa chủ phong kiến được coi là chủ thể của công pháp quốc tế. Chủ quyền quốc gia là chủ quyền của vua chúa là người duy nhất nắm quyền.

– Đặc điểm:

+ Giai đoạn trung cổ nhà thờ thiên chúa giáo đóng vai trò độc tôn trọng xã hội nên nội dung của công pháp quốc tế thời kỳ này chịu ảnh hưởng nhiều của các tín hiệu nhà thờ.

+ Giai đoạn phục hưng: đây là thời kỳ giao lưu kinh tế thương mại phát triển nên công pháp quốc tế có sự phát triển khá đột biến, nhiều chế định mới hình thành: luật biển quốc tế, ngoại giao lãnh sự: điều ước quốc tế được củng cố và phát triển thêm một bước Thời kỳ này bắt đầu hình thành tư tưởng chủ quyền và bình đẳng quốc gia.

* Công pháp quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa:

– Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Nền kinh tế phát triển vượt bậc. Quan hệ giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng.

– Đối tượng điều chỉnh: đối tượng điều chỉnh ngày càng được mở rộng trong các lĩnh vực thương mại, chiến tranh, ngoại giao và lãnh sự.

– Chủ thể: chủ quyền quốc gia không đồng nghĩa với chủ quyền của nhà vua nên nhà vua không còn là chủ thể của công pháp quốc tế, chỉ có các quốc gia “văn minh” mới là chủ thể.

– Đặc điểm:

+ Trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh: công pháp quốc tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tiến bộ, tư tưởng bình đẳng về chủ quyền ra đời, xuất hiện khái niệm quốc tịch, địa vị pháp lý của người nước ngoài, các tổ chức quốc tế ra đời.

+ Trong thời kỳ CNTB độc quyền: công pháp quốc tế mang tính chất phản động nhất bởi vì nó chỉ là công cụ các quốc gia đế quốc mở rộng lãnh thổ, phân chia lại thế giới.

Những nguyên tắc và quy phạm của công pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi và thống nhất.

* Công pháp quốc tế hiện đại:

– Cơ sở kinh tế xã hội:

+ Năm 1917 cách mạng Tháng mười Nga thành công đã làm thay đổi hệ thống các quan điểm và quy phạm của công pháp quốc tế, làm phá sản các quan điểm phản động hình thành trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa đế quốc.

+ Sự ra đời của Liên hợp quốc (1945) với bản hiến chương Liên hợp quốc

– Nội dung: chứa đựng những nguyên tắc tiến bộ nhằm thiết lập an ninh và trật tự quốc tế, đồng thời nó tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

VD: nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược, nguyên tắc dân tộc tự quyết.

– Hình thức: công pháp quốc tế hiện đại đã thực hiện một quá trình pháp điển hóa mạnh nó có sự chuyển hóa từ tập quán quốc tế sang điều ước quốc tế.

Câu 2: Tại sao nói các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế hiện đại là phương tiện quan trọng để duy trì pháp trật tự lý quốc tế? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời

* Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cho công pháp quốc tế để ra các hướng giải quyết.

* Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế:

– Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia.

– Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.

– Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

– Nguyên tắc dân tộc tự quyết.

– Nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế.

– Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế phương pháp hòa bình.

– Nguyên tắc các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau.

– Nguyên tắc tôn trọng quyền cơ bản của con người.

– Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.

* Vì sao:

– Những nguyên cơ bản của công pháp quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ được ghi nhận trong tuyên bố ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ.

– Những nguyên tắc này thể hiện sự dân chủ tiến bộ trong công pháp quốc tế hiện đại:

+ Các quốc gia, không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, đều là chủ thể bình đẳng của công pháp quốc tế.

+ Các quốc gia tham gia vào công pháp quốc tế một cách tự nguyện và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.

– Trong quá trình toàn cầu hóa, các quan hệ xã hội phát sinh giữa các quốc gia ngày một nhiều và đa dạng, tất yếu sẽ nảy sinh những xung đột. Nhưng chiến tranh không còn là cách giải quyết mâu thuẫn nữa thay vào đó là việc đàm phán, ký kết… trên cơ sở nguyên tắc của công pháp quốc tế.

Câu 3: Nêu nghĩa của nguyên tắc dân tộc tự quyết đối với phong tào giải phóng dân tộc của các nước phụ thuộc và thuộc địa. Liên hệ với Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Trả lời

– Đại hội đồng LHQ đã thông qua bản Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc đại (14/12/1960). Tuyên bố khẳng định: tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, tức là có quyền tự do quyết định vận mệnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình. Không một thế lực nào dưới bất cứ một lý do nào, có quyền cản trở các dân tộc thực hiện quyền tự quyết của mình.

– Nguyên tắc này có một ý nghĩa chính trị – pháp lý quan trọng đặc biệt đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước phụ thuộc và thuộc địa.

+ Nguyên tắc này là phương tiện pháp lý cơ bản và quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cả về quân sự, cả trên bàn đàm phán.

+ Khẳng định nguyên tắc dân tộc tự quyết, công pháp quốc tế đã buộc các quốc gia phải tôn trọng sự thể hiện ý trí tự do của các dân tộc và tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc để các dân tộc tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình.

– Liên hệ với Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

– Nguyên tắc dân tộc tự quyết chính là một cơ sở pháp lý để ta thực hiện các cuộc đàm phán, dựa trên đó, có thể giành được phần thắng.

– Nguyên tắc dân tộc tự quyết cho thầy cuộc kháng chiến chống đế Pháp và Mỹ của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Câu 4: Trình bày quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. Vid sao viên chức ngoại giao được hưởng những quyền đó?

Trả lời

1. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

– Khái niệm: Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là các quyền ưu đãi, đặc biệt nhà nước tiếp nhận dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và các viên chức, nhân viên của cơ quan này đóng tại……. mình trên cơ sở phì hợp với công pháp quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho cơ quan và viên chức, nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao hòan thành một cách có hiệu quả chức năng của họ.

– Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao:

+ Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở

+ Quyền miễn thuế

+ Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu bất kể thời gian và địa điểm ở đâu.

+ Quyền tự do liên lạc bằng tất cả các phương tiện hợp pháp với chính phủ nước mình, với mình, với các cơ quan đại diện khác và cơ quan lãnh sự nước mình đóng lại nước sở tại hoặc nước thứ ba.

+ Quyền bất khả xâm phạm về thư tín ngoại giao.

+ Quyền được treo quốc kỳ cd quốc huy tại trụ sở, nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giap.

– Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao:

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

+ Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại.

+ Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở lại quy định, trừ những cùng lãnh thổ có quy định riêng về lý do an ninh và bí mật quốc gia.

+ Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính của nước sở tại. Riêg về dân sự trừ 3 trường hợp:

– Vụ kiện về bất động sản trên lãnh thuê nước tiếp nhận thuộc sở hữu của viên chức ngoại giao.

– Vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia tố tụng vơi tư tưởng riêng.

– Vụ kiện về một nghề nghiệp tự do hoặc hoạt động thương mại của viên chức ngoại giao vượt ra ngòai chức năng chính của họ ở nước tiếp nhận.

+ Quyền miễn thuế

+ Quyền ưu đãi hải quan.

2. Viên chức ngoại giao được hưởng các quyền trên vì:

– Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại.

– Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao:

_ Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện.

+ Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người có quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện trong phạm vi được công pháp quốc tế thừa nhận.

+ Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện.

+ Tìm bằng những phương tiện hợp pháp về điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho chính phủ nước cử đại diện.

+ Đẩy mạnh những quan hệ hữu nghị và phát triển những quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện.

=> Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao có tầm quan trọng rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp dân, công dân nước mình cũng như trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước.

– Nhân viện ngoại giao là những người trực tiêp thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao. Họ mang một trọng trác rất lớn đối với quốc gia của mình. Vậy nên để nhân viên ngoại giao hoàn thành nhiệm vụ của mình, công pháp quốc tế được ghi nhận cho họ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ. Đây là một nguyên tắc được áp dụng trên phạm vi tòan cầu.

Câu 5: Tại sao công pháp quốc tế lại đặt ra nguyên tắc: các quốc gia không được viện dẫn vào pháp luậy nước mình để tự chối thực hiện cam kết quốc tế.

Trả lời

– Đặc điểm của công pháp quốc tế là không có một cơ quan hay tổ chức bảo đảm thi hành các quy phạm của công pháp quốc tê hay cam kếy quốc tế.

– Hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như trật tự pháp lý nói chung có được nghiêm chỉnh tuân thủ các nghĩa vụ mà trước đó mình đã cam kết hay không.

-Khi tham gia công ước quốc tế, quốc gia nhận được nhiều ưu đãi và quyền nhưng cũng không ít những bất lợi. Vì vậy rất dễ xảy ra việc từ chối thực hiện các cam kết quốc tế.

=> Vậy nên công pháp quốc tế phải đặt ra nguyên tắc các quốc gia không được viện dẫn vào pháp luật nước mình để tránh việc từ chối thực hiện thoe các cam kết và điều ước quốc tế của các quốc gia.

Câu 6: Hãy trình bày vài trò của LHQ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.

Trả lời

1. Lịch sử hình thành của LHQ

– Hoàn cảnh lịch sử: chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chủ nghĩa phát xít tiến hành những cuộc chiến tàn khốc trong khi đó phong trào đấu tranh của các lực lượng dân chủ trên thế giới ngày càng phát triển -> Cần phải có liên minh chống phát xít.

– Ngày 01/01/1942 tại Washington nước đã cùng nhau ký vào một bản Tuyên bố chủng về nghĩa vị hợp tác để đấu tranh chống lại phát xít.

– Ngày 30/10/1043 tại Moscow ngoại trưởng các nước Anh, Mỹ, Liên Xô đã ký tuyên bố về an ninh chung. Tinh thần bản Tuyên bố đã khẳng định sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc toàndiện vào một ngày gần nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nền hòa bình và an ninh quốc tế.

– Sau một thời gian chuẩn bị tà ngày 25/04 —> 26/06/ 1945 tại hội nghị……. Các nhà lãnh đạo Anh, Mỹ, Liên Xô và thông qua hiến chương LHQ.

2. Mục đích của LHQ

– Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

– Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

– Thực hiện hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, tiền ơc sở tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ.

– Xây dựng LHQ trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nằhm đạt được những mục đích chung nói trên

3. Nguyên tắc hoạt động của LHQ

­ – Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

– Nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chínht rị của các nước.

– Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nước khác.

– Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

4. Cơ cấu tổ chức LHQ:

– Đại hội đồng

– Hội đồng bảo an

– Hội đồng quản thác

– Tòa án quốc tế

– Ban thư ký.

5. Vai trò thực tế của LHQ

– LHQ là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế là nơi kêu gọi và tập hợp các quốcgia, tổ chức quốc tế trong việc phản đối chiến tranh, phản đối những hành động phản động, hiếu chiến của các quốc gia, các tổ chức khủng bố…

– Phát triển hữu ngị giữa các quốc gia

– Thực hiện hợp tác quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình.

– Đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, bình đẳng, dân chủ, tiếnbộ xã hội.

=> Mặc dù còn hạn chế nhưng LHQ đã đóng vai trò hết sức lứon trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.

Câu 7: Trình bày quy chế pháp lý của thềm lục địa: tại sao quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với thềm lục điạn.

Trả lời

Khái niệm về thềm lục địa:

Thềm lục đại kéo dài của một quốc gia ven biển bao gồm những vùng đáy và lòng đất dưới đất dưới đay biển ngòai lãnh hải, kéo dài tự nhiên của đất liền đến mức ngoài của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lý từ đường cơ sở để đo chiều rộng của lãnh hải khi mép ngoài của rìa lục địa không kéo đến chiều rộng đó. Nước nào có thềm lục địa thì thềm lục địa có thể mở rộng không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để đo chiều rộng lãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường nối những điểmở độ sâu 2500 mét.

Quy chế pháp lý của thềm lục địa:

Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 khẳng định quyền của quốc gia ven biển với thềm lục địa.

Có quyền chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác các nguồn là thiên nhiên của thềm lục địa. Quốc gia ven biển có tòan quyền trong việc cho phép và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa, với bất kỳ mục đích nào.

Quốc gia ven biển còn có quyền tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường biển hơi bị ô nhiễm.

Quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa vì:

Nguyên tắc chủ đạo làm nền tảng xây dựng luật Biển quốc tế: “ Biển cả là tài sản chung của tòan thể nhân loại, áp dụng cho cả quốc gia có biển và không có biển” vì vậy tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do biển cả.

Thềm lục địa là vùng biển lưỡng cực, nghĩa là các quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền trên một số lĩnh vực, bên cạnh đó các quốc gia khác cĩng có quyền tự do biển cả, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm… chính yếu tố này đã làm cho quốc gia ven biển không có chủ quyền hoàn toàn của mình mà chỉ có quyền chủ quyền trên một số lĩnh vực trong vùng thềm lục địa.

Câu 8: Phân tích nội dung và ý nghĩa nguyên tắc dân tộc tự quyết

Trả lời

Nội dung nguyên tắc dân tộc tự quyết

Điều 1 khỏan 2 của hiến chương LHQ được ghi rõ mục đích của LHQ là phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết.

Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết là có quyền quyết định vạn mệnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình. Không một thế lực nào dưới bất kỳ một lý do nào có quyền trở các dân tộc thực hiện quyền tự quyết.

Vậy dân tộc tự quyết

Các phương hướng phát triển, chế độ chính trị và đường lối kinh tế quốc gia.

Ý nghĩa:

Nguyên tắc dân tộc tự quyết

Là cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng đối với phát triển giải phóng dân tộc.

Là cơ sở pháp lý vững chắc để củng cố nền độc lập chính trị của ……. Và đấu tranh chống lại sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc nằhm giành được chủ quyền an toàn riêng biệt trên tòan bộ lãnh thổ của mình.

Câu 9: Trình bày quy chế pháp lý của nội thủy, qua đó cho biết tại sao nội thủy và một trong những bộ phận cấu thành nên lãnh thổ của quốc gia ven biển.

Trả lời

1. Khái niệm vùng nội thủy:

Nội thủy là vùng nước biển có chiều rộng được giới hạn một bên đường bờ biển với một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác thuộc chủ quyền hòan tòan đầy đủ và riêng biệt của quốc gia ven biển.

2. Quy chế pháp lý

– Nội thủy được gắn liền với lục địa và được đặt dưới chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia ven biển ở cả ba lớp nước đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời của nội thủy.

– Pháp luật trên nội thủy được ban hành và thực hiện do quốc gia ven biểm (không khác gì như trên các vùng lãnh thổ của lục địa)

– Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài:

Tàu thuyền nước ngòai muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển phải xin phép trước: Thời hạn cấp phép, thủ tục cấp phép do pháp luật của quốc gia ven biển quyết định.

– Về quyền tài phán hay quyền xét xử

+ Đối với tàu quân sự: tàu quân sự nước ngòai được hưởng quyền miễn trừ pháp có nghĩa là quốc gia ven biển không có quyền xét xử đối với tàu quân sự nước ngoài trong vùng nội thủy của mình. Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền trục xuất tàu quân sự đó ra khỏi vùng nội thủy của mình và yêu cấu quốc gia mà con tàu đó mang cờ xét xử các hoạt động phạm páhp và bồi thường thiệt hại (do tàu quốc gia đem chủ quyền quốc gia và quốc gia khác không có quyền xét xử)

+ Đối với tàu dân sự: không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp có nghĩa là quốc gia venbiển có xét xử đối với tài quân sự nước ngoài trong trường hợp tàu dân sự nước ngoài trong trường hợp tàu dân sự đó vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển có quyền xét xử đối với tàu dân sự nước ngoài trong trường hợp tàu dân sự đó vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển.

3. Nội thủy là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển vì

Xuất phát từ định nghĩa nội thủy là vùng biển sát đất liền của quốc gia ven biển và từ định nghĩa lãnh thổ quốc gia gồm vùng đất nước, trời, lòng đất.

Câu 10: hãy trình bày mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia

Trả lời

1. Định nghĩa thế nào là công pháp quốc tế và luật quốc gia.

2. Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia

Hiện nay trong khoa học luật học chưa có quan điểm thống nhất về mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc tế và luật quốc gia. Mỗi quan điểm dựa vào lập trường, tư tưởng và lợi ích nhất định.

* Trường phái nhất nguyên luận:

Trong trường phái này lại chia làm 2 quan điểm:

– Quan điểm ưu tiên công pháp quốc tế: coi công pháp quốc tế là trên hết, luật quốc gia chỉ là một bộ phận và phải phục tùng công pháp quốc tế.

– Quan điểm ưu tiên luật quốc gia: coi luật quốc gia là trên hết công pháp quốc tế chỉ là bộ phận và phải phục tìng luật quốc gia.

* trường phái nhị nguyên luận:

Coi như công pháp quốc tế và luật quốc gia và 2 bộ phận pháp luật độc lập song song cùng tồn tại nhưng không có quan hệ với nhau tồn tại cách biệt.

Quan điểm phổ biến nay:

Là hai bộ phận pháp luật độc lập song song cùng tồn tại có quan hệ gắn bó tác động qua lại lẫn nhau.

– Luật quốc tế tác động tới luật quốc gia:

Nội dung tư tưởng tiến bộ của luật quốc tế được các quốc gia ghi nhận trong pháp luật của mình luật quốc tế mang tính chất tự nguyện giữa các bên tham gia, cam kết thực hiện.

– Luật quốc gia tác động luật quốc tế:

Một số luật quốc gia có t những điều mang tính tiến bộ mà ra đời trước luật quốc tế, luật quốc tế thừa đưa vào.

Câu 11: Tại sao quốc gia ven biển chỉ có chủ quyền đối vói vùng tiêp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế

Trả lời

Khái niệm vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng không quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở, vùng tiếp giáp lãnh hải không phải lãnh thổ của quốc gia ven biển do vậy quốc gia ven biển không có chủ quyền đối với vùng biển này, quốc gia chỉ có các quyền mang tính chất chủ quyền đó là quyền kiểm tra kiểm soát đối với tàu thuyền nước ngoài về chế độ y tế, nhập cư, thuế, vệ sinh dịch tễ trước khi tàu nước ngoài vào vùng lãnh thủy của mình.

– Khai niệm vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển có chiều rộng không qua 200 hải lý kể từ trường cơ sở, vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển nên quốc gia ven biển không có chủ quyền đối với vùng này. quốc gia venbiển chỉ có quyền có tính chất chủ quyền quốc gia đó đó là toàn quyền thăm dò khai thác bảo quản tài nguyên thiên nhiên, các quốc gia khác cũng có quyền đối với vùng này, quyền tự do hàng hải đối với vùng nươc và tự do hàng không đối với vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế.

Quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế vì:

ở cả 2 vùng này quốc gia ven biển chỉ có quyền quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học nhưng các quốc gia kể cả những quốc gia không có biển cũng có quyền tự do đi lại trên đường biển, đường không cũng như lắp đặt các ống ngầm mà không cần sự cho phép của quốc gia ven biểnkhi nó không gây ảnh hưởng đến quốc gia ven biển.

Đây là 2 vùng biển tương đối xa vùng đất liền của một quốc gia, ngoài lợi ích về kinh tế, xã hội thì việc quảnlý biển của mình không phải quốc gia nào cũng đảm nhiệm được hết vì đây là vùng đất rộng nên quy chế pháp lý không nghiêm ngặt.

Câu 12:Phân biệt cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự?

Trả lời

Tiêu chí

Cơ quan đại diện ngoại gao

Cơ quan đại diện lãnh sự

Khái niệm

Là cơ quan của nước này đóng tại một nước khác nhằm thiết lập quan hệ giữa quốc gia với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện của các nước khác đặt trên nước sở tại.

– Đại sứ quán

– Công sứ quán

– Đại diện

Là cơ quan của quốc gia này đặt trên quốc gia khác thực hiện chức năng kãnh sự.

– Tổng lãnh sự

– Lãnh sứ quán

– Đại lý lãnh sứ quan

Tùy theo cấp bậc, phạm vi hoạt động mà 2 nước thỏa thuận.

Chức năng

– Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện

– Bảo vệ những quyền lợi chung cho quốc gia và công dân, tổ chức mang quốc tịch của mình

– Đàm phán với chính phủ của nước nhận đại diện

– Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp về điều kiện và sự tiến triển cải tình hình đó cho chính phủ nước cử đại diện

– Đẩy mạnh những quan hệ hữu nghị và phát triển những quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa nươc cử đại diện và nước nhận đại diện

– Bảo vệ lợi ích của quốc gia mình, của công dân và pháp nhân nước mình.

– Khuyến khích và thúc đẩy việc phát triển

– Thương mại, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nước mình và nước sở tại.

– Chức năng hành chính và công chứng đối với công dân và pháp nhân nước mình.

– Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho công dân và pháp nhân nước mình

– Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho côn dân nước mình cũng như cấp thị thực và các tài liệu thích hợp cho những người muốn đến nước cử lãnh sự

– Thông báo tình hình kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật của nước tiếp nhận lãnh sự cho nước mình

Quyền ưu đãi miễn trừ

– Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao:

+ Bất khả xâm phạm về trụ sở chỉ được phép vào nếu có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện lãnh sự ngoại giao.

Chính quyền sở tại có trách nhiệm bảo vệ

+ Được miễn thuế

+ Bất khả xâm phạm về hồ sơ hưu trữ thư tín ngoại giao

+ quỳên được treo quốc kỳ, quốc huy tại cơ quan, phương tiện đi lại và nơi ở của viên chức ngoại giao.

– Đối vưói viên chức ngoại giao:

+ Bất khả xâm phạm về thân thể và không bị bắt giam giữ trong bất kỳ trường hợp nào.

+ Quyền được bất khả xâm phạm về thư tín ngoại giao, quyền được ưu đãi hải quan

– Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện lãnh sự

+ chính quyền sở tại không được phép vào nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự trừ trườnghợp có hỏa hoạn.

+ cơ quan sở tại nghi trong hành lý lãnh sự có tài liệu khác không phục vụ công tác lãnh sự thì có quyền yêu cầu đại diện của cơ quan lãnh sự chứng kiến mở để kiểm tra nếu cơ quan lãnh sự không đồng ý thì chính quyền sở tại có quyền yêu cầu gửi trả lại nơi xuất phát.

– Đối với viên chức:

viên chức lãnh sự sẽ bị bắt xét xử trong trường hợp phạm trong tội

 

Câu 13: Tại sao nội thủy thuộc quyền hòan tòan, đầy đủ và riêng biệt, nhưng lãnh hải chỉ thuộc chủ quyền hoàn tòan và đầy đủ của quốc gia ven biể.

Trả lời

1. Khái niệm

– Vùng nội thủy: là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, tại đó quốc gia venbiển thực hiện chủ quyên hoàn tòan, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền. Đối với các quốc gia quần đảo thì nội thủy là vùng nươc quần đảo được giới hạn bởi đường cơ sở cải quốc gia quần đảo.

– Vùng lãnh hải: là vừng nước biển nằm tiếp liền với nội thủy và có bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

2. Nội thủy thuộc chủ quyền hòan tòan, đẩy đủ và riêng biệt vì nội thủy là vùng nước tiếp giáp ngay đất liền. Đây là một vị trí quan trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và cả về lợi ích kinh tế cũng như khoa học của quốc gia ven biển nên nội thủy phải có một quy chế pháp lý nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa các hoạt động xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngòai khi qua lại vùng nội thủy phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.

=> Tóm lại: nội thủy à vùng lãnh thổ quan trọng hơn so với lãnh hải bởi vì nó tiếp liền với quốc gia ven biển nên quy chế pháp lý của nội thủy chặt chẽ hơn của lãnh hải.

Câu 14: Tại sao nói biển cả (công hải) không thuộc chủ quyền cd quyền tài phán của quốcgia nào?

Trả lời

1. Khái niệm: theo Công ước về Luật biển năm 1982 quy định rằng: biển cả là tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hảu hoặc vùng nội thủy của một quốc gia đồng thời cũng không vùngbiển giữa các đảo của một quốc gia quần đảo (Điều 86).

2. Biển cả hay công hải không thuộc chủ quyền và quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào vì:

– Biển cả là tất cả những phần biển không thuộc vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãng hải và vùng nội thủy của một quốc gia đồng thời cũng không thuộc vào vùng biển giữa các đảo của một quốc gia quần đảo. Đậy là vùngbiển không phải tuân theo luật pháp của một quốc gian nào ven biển mà chỉ tuân theo luật Biển quốc tế.

– Mọi quốc gia trên thế giới dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đánh cá, tự do xây dựng các đảo nhân tạo.

– Tất cả các tàu thuyền đi lại trên vùng biển này có thể treo quốc kỳ của nước mình có địa vị pháp lý ngang nhau (tàu thuyền ấy chỉ chịu quyền tài phán của các nước mà nó mang quốc kỳ).

Cây 15: Trình bày về cơ quan đại diện lãnh sự. Cơ quan náyo với cơ quan đại diện ngoại giao có những điểm khác biệt cơ bản gì?

Trả lời

Xem trả lời câu 12.

Câu 16: Trình bày cơ sở pháp lý và cơ sở thực hiện của trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Trả lời

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế:

Là hậu quả pháp lý phát sinh đối với các chủ thể khi có hành vi vi phạm công pháp quốc tế hoặc thoái thác thực hiện nghĩa vụ quốc tế, trong đó bên gây thiệt hại có nghĩa vụ đáp ứng các đòi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại và trong trường hợp đặc biệt có thể phải gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở của công pháp quốc tế.

2. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý quốc tế là:

Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào của chủ thể được coi là hành vi vi phạm công pháp quốc tế.

Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, quyết định của Tòa án quốc tế, tổ chức quốc tế văn bản đơn phương của các quốc gia.

+ Điều ước quốc tế là nguồn chủ yếu của cơ sở pháp lý quốc tế, Bởi vì những quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia, tổ chức quốc tế được ghi nhận chủ thể trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

+ Nghị quyết của tổ chức quốc tế và phán quyết catu Tòa ná quốc tế. Nghị quyết của Tòa án quốc tế có thể mang tính chất khuyến nghị hoặc mang tính chất bắt buộc mới là cơ sở trách nhiệm pháp lý quốc tế.

VD: Nghị quyết về bầu Tổng bí thư LHQ.

Phán quyết của Tòa án quốc tế là nguồn đặc biệt cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý quốc tế vì phán quyết của tòa án chỉ là văn bản áp dụng pháp luật. Trong phán quyết của Tòa án chứa đựng nghĩa vụ cụ thể cău quốc gia gây thiệt hại và quyền của quốc gia bị hại.

+ Văn bản pháp luật quốc gia về vấn đề quốc tế là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế sách của mình trong quan hệ quốc tế và nghịa vụ quốc tế.

3. Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý quốc tế:

Là điều kiện cần thiết để truy cứu trách nhiệm pháp lý: quốc tế đối với chủ thể vi phạm luật quốc tế.

+ Hành vi vi phạm côngpháp quốc tế có những dấu hiệu cụ thể:

. Tính trái pháp luật

. Có thiệt hại xảy ra

. Mối quan hệ giữa hành vi và thiệthại

. Phải có lỗi thái độ chủ quan của một người đối với hành vi.

 

Câu 17: Hãy so sánh quy chế pháp lý của nội thủy lãnh hải.

Trả lời

1. Khái niệm

– Vùng nội thủy là vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp bờ biển, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền. Đối với các quốc gia quần đảo thì nội thủy là vùng nước quần đảo được giới hạn bởi đường cơ sở của quốc gia quần đảo.

– Vùng lãnh hải: là cùng nước biển nằm tiếp liền với nội thủy và có bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

2. So sánh:

– Giống nhau:

+ Đều thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển

+ Đều phai tuân theo luật biển quốc tế

+ Đều phải tuân theo pháp luật của quốc gia venbiển

– Sự khác nhau:

Tiêu phí

Nội thủy

Lãnh hải

Quy chế pháp lý

nội thủy thuộc chủ quyền hòan toàn, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia ven biển nếu tàu thuyền nước ngoài vàop vùng này phải xin phép

lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ tàu thuyền nước ngòai đi lại bình thườn không phải xin phép.( Quyền qua lại vô hại )

Quyền tài phán

– Đối vơi tàu quân sự nước ngòai được hưởng quyền miễn trừ tư pháp có nghĩa là quốc gia ven biển không có quyên xét xử đối với tàu quân sự nước ngòai trong vùng nội thủy của mình. Trong trường hợp tàu quân sự nước ngòai vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền trục xuất tàu quân sự đó khỏi nội thủy của mình và yêu cầu quốc gua nà tàu đó mang cờ xét xử và bồi thường thiệt hại cho mình.

– Đối với tàu dân sự

thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp có nghĩa rằng quốc gia ven biển có quyền xét xử đối với tàu dân sự

nước ngoài trong trường hợp tàu đó vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển.

– Về hình sự:

+ Quốc gia ven biển không được quyền xét xử về hình sự trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

+ Quốc gia ven biển chỉ có quyền xét xử hình sự trong các trường hợp sau:

. Vụ vi phạm mửo rộng ven biển

. Nếu thuyền trưởng và viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của quốc gia mà con tàu nước đó mang cờ yêu cầu chính quyền địa phương giúp đỡ.

. Nếu là cần thiết chấn ấp các tội phạm buôn bán ma túy và các chất kích thích khác.

– Về dân sự: quố gia ven biển không có quyền xét xử dân sự trong trường hợp tàu thuyền nước ngòai qua kại vô hại trong lãnh hải của quốc gia venbiển. Trong trường hợp vụ vi phạm mở rộng đến quốc gia ven biển thì quốc gia đó có quyền xét xử.

 

 

Câu 18: Hãy trình bày xcc phương thức hưởng quốc tịch theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Pháp luật Việt Nam vấn đề quốc tịch có sử dụng phương thức hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn hay không? Chứng minh bằng một ví duj cụ thể.

Trả lời

Các phương thức hưởng quốc tịch theo pháp luật Việt Nam hiện hành (căn cứ vào luật quốc tịch 1998)

1. Hưởng theo sự sinh đẻ: có bố, mẹ hoặc một trong hai người là người Việt Nam, trẻ bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Theo sự gia nhập quốc tịch (phải là người không quốc tịhc hoặc từ bỏ quóc tịch mình đang mang) theo pháp luật của Việt Nam, công dân là người nước ngoài muốn xin gia nhập quốc tịch Việt Nam phải:

– Có năng lực hành vi dân sự

– Tuan thủ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

– Người đó phải biết tiếng Việt đủ để hòa nhập cộng đồng.

– Cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không dưới 5 năm

– Có khả năng đảm bảo cuộc sống.

Người được hưởng quốc tịch do kết hôn với người nước ngoài: người công dân Việt Nam kết hôn với một người nước ngoài: người Việt Nam có quyền lựa chọn tiếp tục quốc tịch hoặc xin thổi quốc tịch, người nước ngoài được phép chuyển sang quốc tịch Việt Nam.

Được nhậ quốc tịch do được nhận là con nuôi của người nước ngoài. Ngoài ra có quy định bảo hộ cho trẻ em Việt Nam là con nuôi người nước ngòai để tránh tình trạng bị ngược đãi.

3.Hưởng quốc tịch do phục hồi quốc tịch là những người không có quốc tịch hoặc từng có quốc tịch nào đó xin trở lại

ở Việt Nam có các trường hợp:

– Xin hồi hương quay trở lại Việt Nam

– Có vợ chồng, con cái, cha mẹ là người Việt Nam

– Có cônglao đóng gópcho sự nghiệp phát triển của Việt Nam

– Có lợi cho nhà nước Việt Nam.

* Pháp luật Việt Nam có sử dụng phương thức hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn nhưng không trên cơ sở chia tách lãnh thổ mà chỉ duy nhất là khi có cha (mẹ) là người nước ngoài còn mẹ (cha) là người Việt Nam. COn sinh ra có quốc tịch nào do cha mẹ lựa chọn. Điều này xuất phát từ nguyên tắc một quốc tịch của pháp luật Việt Nam nên đưa trẻ không đồng htời có 2 quốc tịch.

vd: ông A là người Đức lấy chị B là người Việt Nam sinh được một con trai là C, vậy C sẽ được ông A và chị B lựa chọn quốc tịch Việt Nam hoặc Đức khi mới sinh ra và chỉ được chọn một trong hai quốc tịch.

Câu 19: Trình bày khái niệm và đặc điểm của sự công nhận chủ thể trong côn pháp quốc tế. Vấn đề công nhận có quyết định tới tư tư cách chủ thể của một thành viên mới hay không? Tại sao?

Trả lời

1. Khái niệm:

Công nhận chủ thể trong công pháp quốc tế là hành vi chính trị pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên động cơ nhất định mà chủ yếu là động cơ chính trị quốc phòng an ninh kinh tế mục tiêu lập quan hệ hoặc khẳng định quan hệ đã được thiết lập với chủ thể đã được công nhận.

2. Đặc điểm:

– Sự công nhận là một hành vi chính trị pháp lý.

– Sự công nhận dựa trên những động cơ nhất định mà chủ yếu là những động cơ chính trị của giai cấp cầm quyền ở quốc gia công nhận.

– Sự công nhận khẳng định quan điểm của quốc gia công nhận đối với đường lối chính sách chính trị, kinh tế … của bên được công nhận.

– Sự công nhận muốn thể hiện ý định của quốc gia công nhận muốn thiết lập quan hệ bình thường và ổn định trong nhiều lĩnh cự của quốc gia được công nhận.

* Sự công nhận không quyết định tư cách chủ thể của một thành viên mới mà chỉ phương tiện pháp lý để các quốc gia thông qua đó thiết lập quan hệ ở những mức khác nhau và là công cụ để ghi nhận sự hiện diện của một quốc gia mới, vì kể từ khi quốc gia được thành lập quóc gia đã đương nhiên trở thành chủ thể của công pháp quốc tế, còn sự công nhận chỉ là sự khẳng định lại quan hệ thiết lập với quốc gia công nhận. Công nhận không quyết định chủ thể tồn tại hợp hay không mà chỉ để xác nhận quan hệ.

Câu 20: Trình bài khái niệm và thủ tục ký kết điều ước quốc tế? Việc thực hiện các điều ước quốc tế được lựa chọn dựa trên nguyên tắc nào, tại sao?

Trả lời

1. Định nghĩa:

Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thỏa thuậ giữa các chủ thể của công pháp quốc tế nhằm xác lập, thay đổi, hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.

2. Thủ tục ký kết điều ước quốc tế:

– Ký kết ước quốc tế là việc cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện những hành vi pháp lý từ đàm phán , ký, phê chuẩn phe duyệt hoặc gia nhập đến khi điều ước quốc tế có hiệu lực.

– Đàm phán: là việc các bên trao đổi để xuất ý kiến trên cơ sở bình đẳng thỏa thuậm nhằm xây dựng nên nội dung của điều ước quốc tế và những vấn đề có liên quan. Thông qua đàm phán các bên bộc lộ ý chí của mình đối với những vấn đề có liên quan đến điều ước quốc tịch.

– Ký kết điều ước quốc tế: là việc đại diện của các bên ký vào bản điều ước nhằm xác nhận chính thức với nhau về nội dung của điều ước quốc tế. Theo thong lệ quốc tế, việc ký điều ước dưới dạng

+ Ký tắt là hình thức xác nhận về mặt nội dung mang tính kỹ thuật của người đại diện nhóm đàm phán.

+ Ký chính thức: là hình thức xác nhận về nội dung mang tính pháp lý của người có thẩm quyền theo pháp luật về điều ước quốc tế của các bên.

– Phê chuẩn hoặc phê duyệt

Phê chuẩn là hành vi của cơ quan Nhà nước cao nhất bày tỏ sự đồng ý, sự chấp nhận đối với hiệu quả của điều ước quốc tế mà trước đó đã được đại diện của Nhà nước mình ký kết. Phê chuẩn đặt ra khi các bên của điều ước quốc tế yêu cầu và pháp luật về điều ước quốc tế của mỗi quốc gia quy định cần phải phê duyệt.

Phê duyệt là hành vi pháp lý có ý nghĩa tương tự như phê chuẩn nhưng được đặt ra với điều ước quốc tế ký với danh nghĩa chính phủhc bộ, ngành. Việc phê duyệt được đặt ra khi có điều khỏan của điều ước yêu cầu phải phê duyệt hoặc trong trường hợp có điều khỏan trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ.

– Gia nhập điều ước quốc tế: là việc một chủ thể của công pháp quốc tế chấp nhận sự ràng buộc với mình các quyền và nghĩa vụ của một điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực pháp luật mà mình hiện tại chưa phải là thành viện.

– Bảo lưu điều ước quốc tế: là tuyên bố đơn phương do một bên tham gia điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hệ qủa pháp lý của một hoặc một số điều khỏan nhất định của điều ước quốc tế.

– Đăng ký điều ước quốc tế.

3. Việc thực hiện các điều ước quốc tế dựa trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế vì:

– Mỗi quốc gia có chủ quyền không cho phép có một bộ máy bất kỳ mộ tổ chức nào được đứng trên quốc gia.

– Đặc điểm nổi bật của công pháp quốc tế là không có một cơ quan tổ chức bảo đảm việc thi hành các quy phạm cơ quan quốc tế hay các cam kết quốc tế.

Câu 21 : Tại sao nói quốc gia là chủ thể chủ yếu và cơ bản cua công pháp quốc tế.

Trả lời

1. Khái niệm chủ thể của công pháp quốc tế. Quốc gia:

Chủ thể của công pháp quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp lý quốc tế , lịch sử nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của mình gây ra.

2. Quốc gia là chủ thể chủ yếu và cơ bản của côngpháp quốc tế vè:

Quốc gia là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của công pháp quốc tế hay nói cách khác công pháp quốc tế ra đời và tồn tại cùng với ự tồn tại của quan hệ qua lại trước hết là quan hệ giữa các quốc gia.

Xem xét quốc gia _ chủ thể chủ yếu và cơ bản của công pháp quốc tế cơ bản của quốc gia. Nọi dung các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với sự ra đời và phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ của công pháp quốc tế. Nội dung các nguyên tăchính sách cơ bản quốc gia trong sinh hoạt quốc tế hiện nay.

Cây 22: Hãy so sánh những đặc điểm cơ bản của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

Trả lời

1. Giống nhau:

– Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế thuộc luật quốc tế.

– Chủ thể: quốc gia, tổ chức liên chính phủ và dân tộc đấu tranh và giải phóng dân tộc.

– NGuồn: đuề từ tập quán pháp quốc tế và điều ước quốc tế.

– Phương pháp: bình đẳng thỏa thuận thúc đẩy phát triển quan hệ đó.

2. Sự khác nhau:

Tiêu chí

Công pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế

Khái niệm

Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy ohạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thỏa thuậnn xây dựng nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể đó với nhau nhằm duy trì sự ổn địn và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ quốc tế.

Tư pháp quốc tế là tổng hợp những nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của tư pháp quốc tế thỏa thuận xây dựng nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở thỏa thuận và bình đẳng hoặc do những quóc gia tự ban hành theo trình tự thủ tục nhất định để điều chính những quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài nhằm duy trì trật tự và ổn định phát triển quan hệ đó.

 

Đối tượng điều chỉnh

Những quan hệ có tính vĩ mô và mang tính chính trị

Những quan hệ vi mô và mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài

 

Chủ thể

Quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết.

Cá nhân, pháp nhân, quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết .

 

Nguồn

Không có pháp luật quốc gia, điều lệ quốc tế là chủ yếu.

 

Có pháp luật quốc gia. Có nhiều cái mà công pháp quốc tế không có, văn bản pháp luật quốc gia là nguồn chủ yếu.

 

 

Bảo đảm thực hiện

Dựa vào nguyên tắc tự nguyện thực hiện cam kết quốc tế trừ xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.

 

Bảo đảm cơ quan tư pháp của mỗi quốc gia và bình đẳng thực hiện.

phương pháp điều chỉnh

 

Chủ yếu dựa trên pháp luật của nước này hoặc nước khác để chỉnh.

 

Câu 23: Tại sao lại đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế trong công pháp quốc tế hiện đại? Trình bày trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia.

Trả lời

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý:

Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý phát sinh đối với các chủ thể khi có hành vi vi phạm công pháp quốc tế hoặc thoái thác thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Trong đó bên gây thiệt hại có nghĩa vụ đáp ứng các đòi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại và trong trường hợp đặc biệt có thể phải gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở của côngpháp quốc tế.

2. Đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế trong công pháp quốc tế hiện đại vì:

về mặt lý thuyết, mục đích cuối cùng của sự điều chỉnh pháp luật là thiết lập một trật tự chung trong tòan bộ đời sống xã hội. Nhưng trật tự pháp lý chỉ có thể thiết lập khi mọi biểu hiện vi phạm pháp luật được xử lý kịp thời và nghiêm khắc. Chính vì htế công pháp quốc tế phải đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế nư một biện pháp cưỡng chế buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậuq ủa bất lợi do thực hiện hành vi vi phạm công pháp quốc tế và thông qua đó trậ tự chịu các hậu quả bất lợi do thực hiện hành vi vi phạm công pháp quốc tế và thông qua đó trật tự pháp lý quốc tế mới được duy trì và củng cố.

3. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia:

– Quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của các cơ quan Nhà nước của mình.

– Đối với cơ quan lập pháp, quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong các trường hợp sau:

+ Cơ quan lập pháp ban hành văn bản pháp luật trái với nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia.

+ Cơ quan lập pháp không ban hành văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của quốc gia.

– Đối với cơ quan hành pháp, cơ quan phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với mọi vị phạm công pháp quốc tế của các cơ quan hành pháp ở trung ương và địa phương cũng như cán bộ, viên chức Nhà nước khi đang làm công vụ và các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của quốc gia tại tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế tring trường hợp không thi hành nghĩa vụ pháp lý của quốc gia.

– Đối với cơ quan tư pháp: trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia phát sinh trong trường hợp:

+ Cơ quan tư pháp không xét xử tội phạm quốc tế

+ Cơ quan tư pháp xet xử một quốc gia khác

+ Tòa án ra quyết định hoặc bản án với nghĩa vụ quốc tế của quốc gia

– Quốci gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với cơ quan tổ chức nước ngòai đóng trên lãnh thổ nước ngòai đóng trên lãnh thổ nước mình.

– Quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với hành vi của công dân tổ chức mình trong trường hợp quốc gia có trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm liên quan.

vd: mỗi quốc gia phải bảo vệ chi đại sứ quán đóng tại nước mình nhưng công dân nước mình lại đánh bom đại sứ quán thì quốc gia đó phải chịu trách nhiệm.

Câu 24: Trình bày nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa sử dụng sứcmạnh trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp sử dụng quốc tế.

Trả lời

1. Nội dung:

a. Nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế:

– Điều 2 khoản 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với mục đích của LHQ”.

– Sự ra đời của nguyên tắc này: trước đây, chiến tranh như là một phương tiệ để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Sau Cách mạnh tháng mưới Nga thắng lợi, Nhà nước Xô Viết đã ra sắc lệnh ngày 08/11/1917 về hòa bình, lên án nghiêm khắc chiến tranh xâm lược và tuyên bố chiến tranh xâm lược là tội ác quốc tế chống loài người. Các nước trên thế giới đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ này và ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, đặc biệt trong hiến chương LHQ trở thành một nguyên tắc quan trọng nhằm thực hiện những mục đích chính trị của tổ chức này.

b. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế:

– Điều 2 khoản 3 Hiến chương LHQ quy định “Tất cả các nước thành viên LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao không tồn tại đến hòa bình, an ninh thế giới và công lý”.

– Nguyên tắc này là hệ quả trực tiếp rút ra từ nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này yêu cầu chỉ giải quyết các tranh chấp và xung đột với nhau giữa các bên có nghĩa vụ bằng phương pháp hòa bình khi phát sinh tranh chấp.

– Điều 33 Hiến chương LHQ và tuyên bố năm 1970 nêu lên một số phương pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, nhưng đây chỉ là quy định mở. Công pháp quốc tế không bắt buộc phải sử dụng nhưng phương pháp đã liệt kê, quyền lựa chọn thuộc về các bên tranh chấp, miễn là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

– Các quốc gia phải giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền và phù hợp với nguyên tắc tự do ý chí.

2. ý nghĩa:

– Những nguyên tắc này giúp ngăn chặn chiến tranh xảy ra

– Trên cơ sở hai nguyên tắc trên các quốc gia trên thế giới có một môi trường thân thiện hơn, hòa hữu hơn.

Câu 25: Chứng minh sự tiến bộ của công pháp quốc tế hiện đại so với công pháp quốc tế của các thời kỳ trước đó.

Trả lời

1. Những hạnc hế của công pháp quốc tế qua các thời kỳ: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa.

* Thời kỳ chiếm hữu nô lệ:

– Công pháp quốc tế thời kỳ này chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ vấn đề chiến tranh và hòa bình,

– Công pháp quốc tế mới chỉ mang tính chất khu vực và tản mạn.

– Do tính chất sơ khai thời kỳ này chưa có một học thuyết nào về kinh tế và chưa hình thành khoa học công pháp quốc tế.

– Nhìn chung các quy phạm quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ còn rất đơn giản và chủ yếu dưới dạng các tập quán quốc tế.

* Thời kỳ phong kiến

– Công pháp quốc tế là công cụ để giai cấp phong kiến thực hiện mục đích chính trị và chính sách đối ngoại của mình trên trường quốc tế. Vua chúa và địa chủ phong kiến được coi là chủ thể của công pháp quốc tế.

– Công pháp quốc tế mang đạm màu sắc tôn giáo.

– Tư tưởng chủ quyền và bình đẳng quốc gia mang màu sắc của chế độ quân chủ chuyên chế mà trong đó vua là người duy nhất nắm quyền lực chính trị.

* Thời kỳ tư bản chủ nghĩa:

– Công pháp quốc tế thực tế chỉ bảo vệ lợi ích và có giá trị áp dụng đối với “Quốc gia văn minh”. Chỉ những “ Quốc gia văn minh” mới là chủ thể của công pháp quốc tế, còn các nước ở Châu á, Châu Mỹ la tinh thì bị côi là cần phải khai hóa bằng chế độ nô dịch thuộc địa.

– Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc đã làm cho công pháp quốc tế thời kỳ này mang tính chất phản động. Sử dụng các biện pháp quân sự, vũ lực để thôn tính lãnh thổ của các quốc gia khác được coi là một trong các biện pháp hợp pháp để mở rộng lãnh thổ quốc gia. Hiện tượng thường xuyênũảy ra là sự can thiệp mộ cách trắng trợn vào công việc nội bộ của các nước khác. Bọn đế quốc nặn ràn chế độ pháp lý phản động nhằm hợp pháp hóa những hành động đó.

2. Tính chất tiến bộ của công pháp quốc tế hiện đại:

– Về nội dung: chứa đựng những nguyên tắc tiến bộ nhằm thiết lập an ninh và trật tự quốc tế, đồng thời nó tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

vd: nguyên tắc dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc quốc gia khác, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.

– Về hình thức: công pháp quốc tế hiện đại đã thực hiện một quá trình pháp điển hóa rất mạnh mẽ, nó có sự chuyển hóa từ tập quán quốc tế sang điều ước quốc tế.

Câu 26: Hãy trình bày khái niệm và quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia?

Trả lời

1. khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là bộ phận cấu thành của quốc gia, bao gồm vùng đất, vùng trời, phía trên và lòng đất phía dưới thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia.

2 Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia:

– Quốc gia có toàn quyền trong việc định đoạt và lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia của mình mà không có bất kỳ một sự can thiệp hay áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào.

– Quốc gia có toàn quyền trong việc xây dựng pháp luật nói chung cũng như quy chế pháp lý cho từng vung lãnh thổ, cũng như toàn bộ lãnh thổ quốc gia phù hợp với các nguyên nhân của công pháp quốc tế.

– Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn và riêng biệt đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của quốc gia mình.

– Quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân, pháp nhân vị phạm pháp luật trên lãnh thổ của quốc gia mình trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 27: hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của tư pháp quốc tế?

Trả lời

Xem câu 22.

Câu 28: Hãy ký giải tại sao nguồn của tư pháp quốc tế không chỉ là các điều ước quốc tế tập quán quốc tế mà còn bao gồm pháp luật của mỗi quốc gia.

Trả lời

– Các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngòai. Những quan hệ này rất đa dạng và phức tạp. Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế không thể điều chỉnh kịp thời và bao quát các quan hệ xã hội nảy sinh ngày càng nhanh trong xã hội của các quốc gia sẽ không đảm bảo an ninh cho các quốc gia.

– Mỗi đất nước có một truyền thống, tập quán, văn hóa khác nhau nên không thể chỉ sử dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tình chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

– Xung đột pháp luật và để giải quyết xung đột pháp luật có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột quốc gia.

Câu 29: Tại sao nói quốc ia là chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế.

Trả lời

1. Các chủ thể của tư pháp quốc tế:

– Cá nhân, pháp nhân

– Nhà nước

– Dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc

– Tổ chức quốc tế liên chính phủ

– Tổ chức quốc tế phi chính phủ

2. Quốc gia không tham gia thường xuyên quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh, đặc biệt khi tham gi hệ xã hội do tư pháp quốc tế điều chỉnh quốc gia vẫn giữ chủ quyền của mình không phải bên đương sự bình đẳng với cá nhân và pháp nhân.

– Khi tham gi vào các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối. Cơ sở pháp lý của vấn đề này chủ quyền quốc gia, biểu hiện là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền quốc gia:

+ Cá nhân và pháp nhân không có quyền kiện một quốc gia khác trong việc tranh chấp, mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

+ Tài sản của quốc gia được hưởng quyền bất khả xâm phạm (trừ những tài sản của quốc gia được sử dụng vào mục đích kinh doanh)

+ Toà án của một quốc gia không có quyền xét xử một quốc gia khác.

Câu 30: Hãy trình bày khái niệm, nguyên nhân và cách giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế: Theo anh chị cách giải quyết xung đột pháp luật nào là ưu tiên nhất.

Trả lời

1. Khái niệm:

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều quyền cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

2. Nguyên nhân:

– Có quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài mà không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.

– Có sự khác nhau về nội dung cụ thể giữa pháp luật của các nước cũng như có sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về hình thức.

3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật:

– Xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất thống nhất

– Xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột thống nhất

– Xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột quốc gia

– áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tương tự”

4. Bạn hãy tự chọn một phương pháp àm bạn cho là tối ưu để phân tích.

Câu 31: Tại sao trong tư tưởng quốc tế lại đặt ra để “chọn luật”? Việc chọn luật dựa trên cơ sở nào?

Trả lời

Trong tư pháp quốc tế đặt ra vấn đề “chọn luật” vì:

– Do có quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài không được chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.

– Do nội dung pháp luật giống nhau nhưng cách giải thóch và áp dụng lại khác.

– Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tức là quan hệ liên quan đến quốc gia khác và pháp luật của quốc gia khác là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật có khả năng như nhau trong việc điều chỉnh quan hệ đó. Nhưng không thể đồng thời cùng áp dụng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để điều chỉnh quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây chính là hiện tượng mà tư pháp quốc tế gọi là xung đột pháp luật. Một trong những phương cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật là phương pháp lựa chọn thực chất của phương pháp này là xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa cụ của các bên tham gia quan hệ mà chỉ thực hiện nhiệm vụ chọn ra một hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng. Đây chính là lý do tại sao tư pháp quốc tế lại đặt ra vấn đề để chọn luật.

Việc chịn luật lựa chọn trên cơ sở chỉ dẫn của quy phạm xung đột hoặc nếu pháp luật các… cho phép thì các bên có thể thoả thuận chọn luật để áp dụng đối với giao dịch dân sự có yếu tố ngoài.

Câu 32: hãy trình bày sự cần thiết và thể thức áp dụng luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.

Trả lời

– Sự cần thiết:

+ áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế là cần thiết khách quan nhằm bảo đảm quyến và lơi ích chính đáng của các bên chủ thể tham gia quan hệ.

+ thúc đẩy giao lưu dân sự hôn nhân gia đình, lao động thương mại quốc tế phát triển …. phần thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia phát triển.

– Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài:

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột. Nếu quy phạm xung đột cho phép các bên chủ thể có quyền lựa chọn pháp luật để áp dụng thì cơ quan có thẩm quyền trong quan hệ phải áp dụng một cách đầy đủ tức là áp dụng tất cả các văn bản liên quan đang còn hiệu lực. áp dụng tiền tệ pháp).

Khi áp dụng pháp luật nước ngoài thì việc giải thích về nội dung và hình thức phải tuân theo quy định của nước đã ban hành pháp luật nước ngoài đó.

Khi không áp dụng được nội dung của pháp luật nước ngoài thì cơ quan Nhà nước mới có thẩm quyền có quyên áp dụng pháp luật nước mình.

Câu 33: Nêu khái niệm tố tụng dân sự quốc tế và vấn đề thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trả lời

Tố tụng dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định vị pháp lý nước ngoài trong tố tụng quốc tế quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngàoi và viẹc công nhận việc thi hành bản án có yếu tố nước ngoài.

Trong tố tụng dân sự quốc tế nguyên tắc luật toà án được áp dụng có nghuĩa nếu toà án nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì toà án nước đó chỉ dùng luật tố tụng của nước mình mà không áp dụng luật tố tụng nước ngoài.

– Vấn đề xác định thẩm quyền của toà án giải quyết các tranh chấo mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài: thông qua các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc quốc tịch của đương sự: Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là …… đươnh sự có nơi cư trú.

+ Nguyên tắc nơi tồn tại tài sản: Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là toá án nơi tồn tại tài sản là đối tượng tranh chấp.

+ Nguyên tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại: Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là toà án của nước hành vi gây ra thiệt hại.

=> Các nguyên tắc này do pháp luật từng quốc gia quy định chỉ có một ít trong điều ước quốc tế.

Câu 34: Tại sao lại đặt ra vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài trong tư pháp quốc tế? Trình bày những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Trả lời

Công nhận và cho thi hành bản án quyết định của toà án nước ngoài là việc cơ quan có thẩm quyền của một nước ra quyết định công nhận cho thi hành bản án quyết định do toà án nước ngoài tuyên.

Đặt ra vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài trong tư pháp quốc tế:

– Về nguyên tắc bản án, quyết định của toà án chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nới nó được tuyên do đó muốn áp dụng trên lãnh thổ của quốc gia khác thì được quốc gia này công nhận dựa trên vấn đề chủ quyền.

– Quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài nên bản án của một nước cần được thi hành.

Những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về vấn đề này: thông thường bản án được công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước khác khi nó đáp ứng được yêu cầu:

– Bản án quyết định các quy định pháp lý ở nước tuyên án

– Các thủ tục tố tụng, các quy định về thẩmquyền xét xử được tôn trọng.

– Bản án, quyết định đó không chống lại trật tự công cộng của nước nơi công nhận và thi hành bản án.

ở Việt Nam ngày: 17/04/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thông qua pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài.

Để được công nhận và cho thi hành tạo Việt Nam băn án quyết định dân sự của toà án nước ngàoi đương sự phải gửi đến bộ Tư Pháp Việt Nam.

Trong trường hợp này người phải thi hành không cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam hoặc pháp nhân không có trụ sở tại Việt Nam thì còn phải gh rõ địa chỉ nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam.

– Yêu cầu của người được thi hành:

trong trường hợp bản án được thực hiện một phần thì phải ghi rõ phần sẽ thực hiện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ yêu cầu và các giấy tờ kèm thoe Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ đến toà án có thẩm quyền xét xử.

Câu 35: Hãy trình bày thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế? Tại sao khi áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật về nội dung.

Trả lời

1. Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài:

* Sự cần thiết phải áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế:

– Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể tham gia quan hệ.

– Thúc đẩy giao lưu dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại quốc tế … góp phần……… đẩy sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia.

* Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài:

– Khi quy ohạm xung đột chỉ dẫn phẩid pháp luật nước ngoài.

– khi quy phạm xung đột cho phép các bên chủ thể chọn luật và các bên đã chọn phương án áp dụng pháp luật nước ngoài.

*Cách thúc đẩy áp dụng pháp luật nước ngoài:

– Trước hết, cần xác định toàn văn bản pháp luật nước ngoài cần được áp dụng.

– Việc áp dụng này phải đảm bảo tính đầy đủ văn bản pháp luật hiện hành, tiền tệ pháp, tập quán pháp)

– Việc áp dụng phải được nội dung của pháp luật và áp dụng như đã được giải thích và áp dụng ở nước ban hành.

– Khi không xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài, thì có quyền áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các đương sự.

2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật nước ngoìa về nội dung vì:

– Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế một hệ quả tất yếu nhằm giải quyết xung đột pháp luật (theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột).

– Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế tuy đã được đại đa số quốc gia thế giới thừa nhận ôn vẫn phải nằm trong khuôn khổ không đểlại ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia và dây là lý do mà tư pháp quốc tế quy định khi áp dụng nước ngoài thì chỉ áp dụng pháp luật về nội dung (tức là các quy phạm trực tiếp ấn định các quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể), mà không áp dụng pháp luật về hình thức (tức là các quy phạm chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các bên, cũng như thẩm quyên của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp).

– Việc áp dụng về hình thức sẽ dẫn đến ngay cơ ảnh hưởng nghiệm trọng đến chủ quyền quốc gia, vì thẩm quyền các cơ quan tiến hành tố tụng như toà án, viện kiểm sát của các quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào bản chất Nhà nước, cũng như cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước. Giả định tàng việc áp dụng pháp luật nước ngoài bao gồm cả việc áp dụng pháp luật về hình thức thì một vụ án do toà án Việt Nam thụ lý nhưng pháp luật được quan tiến hành tố tụng trong trường hợp này sẽ tuân theo pháp luật của Pháp. Điều này là không thể được vì hai nguyên nhân:

+ Việc cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam phải thay đổi thẩm quyền thoe pháp luật của Pháp sẽ làm đảo lộn trật tự tổ chức bộ máy Nhà nước và ảnh hưởng nghiệm trọng đến chủ quyền quốc gia.

+ Việc thay đổi thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng gắn liền với việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các cơ quan này và ngay cả điều này cũng không đảm bảo nguyên tắc tông trọng chủ quyền quốc gia.

Câu 36: Trình bày hiện thực của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.

Trả lời

1. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới áp dụng pháp luật nước ngoài:

* Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng:

– Một quốc gia sẽ từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài khi hậu quả nó mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình.

– Về nguyên tắc, các quốc gia không được dẫn vào chế độ bảo lưu trật tự công cộng để từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài cho dù nội dung của pháp luật nước ngoài trái với pháp luật nước mình.

* Vấn đề lẩn tránh pháp luật: là hiện tượng đương nhiên sử dụng thủ đoạn thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú hoặc thực hiện một hành vi náo đó nằhm hướng sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột tới một hệ thống pháp luật có lợi hoặc có lợi hơn cho mình.

*Vân đề dẫn chiếu ngược lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba:

– Dẫn đến chiếu ngược lại trở lại: quy phạm xung độy của một nước nhất định, những quy phạm xung đột của nước này lại dẫn chiếu ngược trở lại.

– Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba: quy phạm xung đột của một nước chỉ ra rằng cấn áp dụng pháp luật của một nước nhất định, xí nghiệp quy phạm xung đột của nước này lại dẫn tới việc áp dụng pháp luật của nước thứ ba.

* Vấn đề có đi có lại:

Trong tư pháp quốc tế, hiệu lực của quy phạm xung đột không bị hạn chế hoặc ảnh hưởng bởi nguyên tắc này vì việc áp dụng luật nước ngoài không phải là nghĩa vụ pháp lý của mỗi quốc gia mà là yêu cầu của chính mỗi quốc gia để bảo vệ và lợi ích hợp pháp của mình, của công dân và pháp nhân nước mình trong giao lưu dân sự quốc tế.

Câu 37:Tại sao lại đặt ra vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng” trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế? Việc “bảo lưu trật tự công cộng” được đặt ra trong những trường hợp nào?

Trả lời

1. Cần đặt ra vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng” là vì:

– Bảo lưu trật tự công cộng: là việc bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật một nước khi nước đó áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.

– Khi tham gia tư páhp quốc tế, các quốc gia thực hiện việc áp dụng pháp luật nước ngoài không phải vì nghĩa vụ pháp lý (buộc phải thực hiện) của quốc gia mình, mà là vì yêu cầu của chính quốc gia đó để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, của công dân và pháp nhân nước mình trong giao lưu dân sự quốc tế.

Như vậy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia đó của cá nhân, công nhân nước đó. Nếu điều này không được thoả đáng thì chắc chắn quốc gia đó sẽ từ chối thực hiện việc áp dụng pháp luật nước ngoài do quyền và lợi ích hợp pháp cảumình không được đảm bảo.

2. Những trường hợp cần đặt ra vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng”:

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không thể tuỳ tiện mà chỉ được công nhận trong hai trường hợp:

– Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đật.

– Do các bên lựa chọn nếu pháp luật các bên cho phép.

Câu 38: Tại sao lại đặt ra vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế? (Xem câu 31)

Câu 39: Phân tích sự khác biệt giữa cơ cấu của quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế và cơ cấu của quy phạm pháp luật nói chung và giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

Trả lời

– Cơ cấu của quy phạm xung đột:

+ Phạm vi:

+ Hệ thuộc:

– Cơ cấu của quy phạm pháp luật nói chung:

+ Giả định:

+ Quy định:

+ Chế tài:

– Có sự khác biệt đó là vì: Quy phạm xung đột là 1 loại quy phạm đặc thù chỉ quy định lựa chọn luật (lựa chọn và áp dụng pháp luật) chứ không quy định giải quyết các trường hợp cụ thể như các quy phạm pháp luật thông thường khác.

Câu 40:Tại sao xuất hiện để xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế?(Xem câu 31)/.

Câu 41: Tàu biển quốc gia có được hưởng quy chế pháp lý như lãnh thổ quốc gia hay không?

Vì sao? Những vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu biển

Quốc gia được giải quyết theo pháp luật của quốc tế nào?

Trả lời

Đây là tinh fhuống vận dụng pháp lý thuyết về khái niệm lãnh thổ quốc gia, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia. Về nguyên tắc lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi 4 bộ phận: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý quốc tế đã đặt ra vấn đề lãnh thổ tượng trưng, nó không phải là một trong bốn bộ phận nói trên, mà là những vật có thể đi đời được như máy bay, tàu biển quốc gia 11 hoặc thậm chí là những lãnh sự quán…(xem thêm về lãnh thổ tượng trưng).

Qua sự phân tích nói trên cần kăhngr định tàu biển quốc gia là lãnh thỏ tượng trưng, chính vì thế nó được hưởng quy chế pháp lý như đối với lãnh thổ quốc gia.

Những vị phạm pháp luật trên sẽ được giải quyết theo pháp luật của quốc gia mà tàu đó mang cờ.

Câu 42: Cá nhân có phải là chủ thể của công pháp quốc tế hay không? Vid sao?

Trả lời

Thực chất đây là câu hỏi dướ dạng trá hình của câu hỏi trình bày các đặc điểm cơ bản của chư thể công pháp quốc tế, trên cơ sở đã làm sáng tỏ các đặc điểm đó học việc cần đối chiếu với cá nhân, xem cá nhân có đồng thời thoả mãn các đặc điểm đó hay không.

-> Kết luận: cá nhân không phải là chủ thể của công pháp quốc tế vì không đồng thời thoả mãn những đặc điểm trên.

Câu 43: Trên cơ sở mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật gia hãy phân tích quy định sau: “Trong trường hợp điều ước mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế” (Khoản 2, điều 827 Việt Nam 1995)?

Trả lời

Thực chất đây là câu hỏi tình huống đòi hỏi vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và pháp luật quốc gia. Đặc biệt cần tập trung chủ yếu và khía cạnh áp dụng loại nguồn nào khi cả hai cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội. Trong trường hợp công pháp có quy định khác.Thực phần lớn các văn bản pháp luật của Việt Nam, trong đó có BLDS đều quy định ưu thế áp dụng của điều ước quốc tế so với pháp luật Việt Nam trong trường hợp có quy định khác. Điều này không có nghĩa là pháp luật Việt Nam thế mà nó thể hiện sự tuận thủ nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta. Chúng ta tham gia hoặc ký hết điều ước quốc tế hoàn toàn cơ sở tự nguyện tự do ý chí, có sự điều hoà và cân đối giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khi tham gia vào điều ước quốc tế. Hơn nữa, sự cân đối giữa cái chung và cái riêng đó lại được thực hiện thông qua một trình tự rất nghiêm ngặt của quá trình thiết lập một điều ước quốc tế (đàm phán, ký, phê chuẩn, bảo lưu…).

Câu 44: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài thì đứa trẻ do họ sinh ra được mang quốc tịch nước nào?

Trả lời

Đây là tình huống vận dụng phần kiến thức về các phương tiện hưởngquốc tịch để giải quyết.

Về lý thuyết, trên cơ sở quyền huyết thồng thì đứa trẻ do một người Việt Nam kết hôn với một người nước ngoài sinh ra sẽ đồng thời được mang quốc tịch của Việt Nam, vừa mang quốc tịch của nước mà người Việt Nam đã kết hôn.

Nhưng điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam quy định nguyên tắc một quốc tịch nên đứa trẻ thuộc tình huống nói trên không thể đồng thời mang hai quốc tịch. Trong trường hợp này pháp luật Việt Nam quy định cha và mẹ đứa tre phải lựa chọn cho con mình một quốc tịch hoặc là Việt Nam, hoặc là quốc tịch nước mà công dân Việt Nam đã kết hôn. Sự lựa chọn này phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa hai người và phải được thể hiện dưới hình thức thanh văn.

 

 

 

Bài tập

 

Câu 1: Năm 1990 Irắc tấn công lãnh thổ Cô oét………………. sự và phá huỷ nhiều mỏ dầu của Cô oét. Irắc có phải chịu trạc nhiệm pháp lý quốc tế đối với hành động của mình hay không? Tại sao?

Trả lời:

Irắc phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về hành động của mình.

Đây là tình huống vận dụng lý thuyết về các yếu tố cấu thành vi phạm công pháp quốc tế.

-> Cần chiếu hành vi vảu Irắc với các yếu tố cấu thành vi phạm công pháp quốc tế để chứng minh.

Câu 2: Vai trò cải Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế được thể hiện như thế nào đối với trường hợp Irắc tấn công lãnh thổ Cô oét bằng quân sự năm 1990?

Trả lời:

Bằng việc phân tích các quy đinh của công pháp quốc tế từ đó chứng minh hành động Irắc là vi phạm công pháp quốc tế và làm ảnh hưởng đến an ninh và hoà bình quốc tế. Đồng thời, học viện cần chỉ ra những hậu quả của hành động IRắc tấn công cô oét đối vơí nền hoà bình thế giới nói chung và cô oét riêng

1 Hành động cụ thể của LHQ :

-1990: Hội đồng bảo an LHQ ra khuyến nghị I rắc rút quân khói Cô oét (chung không nghe ).

-1991: LHQ quốc định trừngphạt Irắc.

+ về kinh tế: cấm vận kinh tế với Irắc.

+ về quân sự: ra nghị quýet áp dụng các biện pháp cưỡng chế về mặt quân sự đối với Irắc, buộc Irắc phải rút quân khỏi Cô oét.

2. Khi nền an ninh và hoà bình quốc tế bị xâm phạm thì Hội đồng bảo an—- cơ trực của LHQ trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự và phi quân sự.

Như vậy, hành động của HĐBA là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại và phù hợp với chức năng, quyền hạn của mình. Học viên căn cứ vào kết thực tế sao………HĐBA áp dụng các biện pháp ngăn chặn chiến tranh để làm sáng tỏ hơn nữa tình huống này. Hoặc có thể chứng minh vai trò của LHQ trong tình huống này bằng giả định rằng nếu không có LHQ thì từ hành động xâm lược của Irắc đối với Cô oét, nền hoà bình thế giới sẽ như thế nào.

Câu 3: Việc Mỹ không tuân thủ hiệp định Gionevơ năm 1945 và tự ý đưa quân đội vào xâm lược Việt Nam là phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. (tương tự câu 1).

Câu 4 : Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế nói chung và nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế nói riêng được thể hiện như thế nào từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ (năm 1990) và tiến hành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước?

Trả lời:

Thực chất đây là câu hỏi tình huống đòi hỏi học viên vận dụng kiến thức về nội dung và vai trò các nguyên tắc cơ bản của côngpháp quốc tế để giải quyết, đặc biệt là nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Vai trò:

– Làm nền tảng và cơ sở pháp lý quan trọngđể xây dựng các điều ước giữa hai quốc gia, đồng thời là cơ sở pháp lý để tạo dựng an ninh và hoà bình trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

– Có thể chứng minh theo phương pháp đối chiếu với thời kỳ lịch sử trước đó khi mà các nguyên tắc này chưa thực sự được cả hai nước tôn trọng đúng mức, nó đã dẫn đến hệ quả như thế nào?

Cũng có thể sử dụng phương pháp giả định đối lập, tức là đưa ra giả định rằng, nếu hiện nay không tồn tại các nguyên tắc đó thì hình biên giới Việt – Trung sẽ ra sao?

Câu 5: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập từ 2-9-1945 nhưng đến 1950 Trung Quốc và một số nước khác mới công nhận. Trên phương diện lý luận của công pháp quốc tế hiện đại hãy lý giải vấn đề trên xác định tư cách chủ thể công pháp quốc tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà?

Trả lời:

– Trước hết cần khẳng định rằng một thực tế khi hội đủ ba điều kiện: lãnh thổ, dân cư và chủ quyền thì đương nhiên trở thành quốc gia và được hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế như mọi quốc gia khác, bất luận có được nhận hay không.

– Việc nước ta được thành lập từ năm 1945 nhưng đếm 1950 mới được 1 số nước công nhận không có nghĩa là trong thời gian đó Việt Nam không phải là chủ thể của công pháp quốc tế mà chỉ đơn giản là chúng ta chưa có quan hệ ở cấp ngoại giao hay lãnh sự với bất kỳ quốc gia nào.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

+ Trước đây Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, trên bản đồ thế giới thậm chí chưa có ……nước Việt Nam mà chỉ là một bộ phận thuộc liên bàng Đông Dương. Sự xuất hiện Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thậm chí là điều quá mới mẻ mà không phải quốc gia nào cũng biết.

+ Việc công nhận luôn xuất phát từ những động cơ nhất định mà chủ yếu là chính trị và kinh tế, do đó việc công nhận Việt Nam có lợi gì chính trị và kinh tế hay không?

—> Cần có thời gian để thăm dò, xác định.

+ Sau 1945, Pháp có ý đồ quay trở lại Việt Nam nên đã dùng ảnh hưởng của mình về chính trị cũng như kinh tế đối với nhiều quốc gia khác để các quốc gia này không công nhận Việt Nam.

– Tóm lại, học viên có thể trình bày theo tư duy độc lập của mình nhưng sau đó nhất thiết phải khẳng định được rằng tình huống trên suy cho cùng chỉ thể hiện một điều là trong khoảng thời gian đấy Việt Nam chưa có quan hệ ở cấp ngoại giao và lãnh sự với bất kỳ một quốc gia nào.

Câu 6: So sánh tướcquốc tịch quyền công dân?

Trả lời:

1. Giống:

“Tước” —> là chế tài trừng phạt của Nhà nước đối với công dân của mình.

2. Khác:

– Phạm vi trừng phạt:

+ Tước quốc tịch: tước cách công dân —> tước mọi quyền công dân.

+tước quyền công dân: chỉ tước 1 hoặc 1 số công dân. Những quyền công khác vẫn còn (quốc tịch vẫn còn).

– Thẩm quyền:

+ Chủ tịch nước: tước quốc tịch.

+ Toà án: tước quyền công dân.

– Mức độ vi phạm:

—> Tước quốc tịch: vi phạm nặng hơn (chỉ những hành vi xâm hại nghiệm trọng đến nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia mới bị).

Câu 7: Một chiếc tàu nước ngoài đi vào vùng lãnh hải Việt Nam, sau đó tự ý dừng lại trong lãnh hải Việt Nam để bốc đỡ hàng. trong trường hợp này, hành vi đó có vi phạm công pháp quốc tế hay không?

Trả lời:

Trong điều kiện thông thường, có nghĩa là không thuộc những trường hợp bất kảh kháng thì việc một chiếc tài nước ngoài tự ý dừng lại để bốc dỡ hàng trong lãnh hải của quốc gia ven biển bất kỳ là vi phạm công pháp quốc tế.

Cần vận dụng lý thuyết về chế độ qua lại vô hại để làm sáng tỏ tình huống này.

Câu 8: Một chiếc tàu nước ngoài vi phạm pháp luật trong vùng lãnh hải của Việt Nam và bị truy đuổi. Chiếc tàu đó đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà chúng ta chưa biết được. Vậy Việt Nam có quyền tiếp tục truy đuổi con tàu đó tại vùng biển quốc tế hay không? Tại sao?

Trả lời:

1. Về mặt nguyên tắc một quốc gua chỉ thực hiện quyền hành pháp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. Nếu xét dưới góc độ này thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam không được truy đuổi một chiếc tàu nước ngoài khi nó ra khổi lãnh thổ của Việt Nam, mặc dù trước đó nó đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Nhưng căn cứ vào quy chế pháp lý của vùngbiể quốc tế thì chúng ta thấy rằng đây là vùng biển không thuộc chủ quyền và quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, trên đó tất cả các quốc gia đều có quyền tự do biển cả. Chính vè thế Việt Nam vẫn có thể được tiếp tục truy đuổi một chiếc tàu nước ngoài tại vùng biển quốc tế nếu như trước đó chiếc tàu này đã viphạm pháp luật trong lãnh hải Việt Nam.

3. Thực chất đây là một tình huống vận dụng về quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và điều 111 Công ước của LHQ về luật biển (ngày 10 – 12 – 1982) cũng quy định về vấn đề này:

Điều kiện để được tiếp tục truy đuổi:

– Việc truy đuổi không bị gián đoạn.

– Chiếc tàu vi phạm chưa đi vùng lãnh hải của quốc gia khác.

Câu 9: Malaisia muốn thi công đường ống dẫn đầu lục điạnc ảu Việt Nam. Vật Malaisia có quyền đặt đường ống dẫn ở thếm lục điạn của Việt Nam không?nếu có thi có phải thoả thuận và thống nhất với chính phủ Việt Nam hay không?

Trả lời:

Căn cứ vào quy chế pháp lý của thềm lục địa thì Malaisia có quyền đặt đường ống dẫn đầu thềm lục địa Việt Nam nhưng vẫn phải xin phép Việt Nam bởi ở đây Việt Nam được thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình. Việc đặt đường ống của Malaisia có thể bị từ chối nếu nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường biển trên thềm lục địa của Việt Nam.

Câu10: Ông A là công dân Việt Nam, hiện đang có tài sản là bất động sản đang tồn tại ở Lào. Khi chết ông A để lại di chúc cho con trai là B được hưởng thừa kế khối tài sản đó. Vậy quan hệ xã hội phát sinh trong vụ việc thuốc đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật nào? tại sao?

Trả lời:

QHXH nói trên thuộc đối tượng điếu chỉnh của tư pháp quốc tế vì đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (tài sản nằm ở nước ngoài) .

Câu 11: Trong trường hợp một quan hệ hữu đối với tài sản là động sản có yếu tố nước ngoài vừa được quy phạm xung đột trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài điều chỉnh, vừa được luật Dân sự Việt Nam điều chỉnh thì ưu tiên áp dụng loại nguồn nào?

Trả lời

Khoản2, điều 827 BLDS Việt Nam 1995 quy đinh: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với của Bộ luật này, thì áp dụng của điều ước quốc tế”.

Như vậy, quy phạm pháp luật quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng trước.

Điều này thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta.

(Xem thêm câu 43)

Câu 12: Đối với một giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài, quy phạm pháp luật xung đột của nước ngoài có dẫn chiếu tới pháp luật Việt Nam để áp dụng, khi áp dụng pháp luật Việt Nam toà án có thẩm quyền của nước ngoài chỉ áp dụng các quy định trong BLDS của Việt Nam để giải quyết. Vậy việc áp dụng đó có phù hợp với lýluận của tư pháp quốc tế hay không ? Tại sao?

Trả lời

Đây là một trong những tình huống vận dụng lý thuyết vè thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết

Việc toà án của nước ngoài chỉ áp dụng các quy định trong BLDS Việt Nam để giải quyết là không phù hợp với lý luận của tư pháp quốc tế bởi vì nó không đáp ứng được yêu cầu về tình đầy đủ khi áp dụng pháp luật nước ngoài.

Sự việc liên quan đến bao nhiêu văn bản của bao nhiêu quốc gia thì áp dụng bấy nhiêu văn bản để giải quyết

-> Chỉ dẫn chiếu pháp luật Việt Nam là không chuẩn, không đầy đủ

Câu 13: Các nước hồi giáo cho pép công dân nước mình có quyền lấy nhiều vợ. A là công dân một nước hồi giáo hiện đang có vợ. Khi sang Việt Nam công tác, A muốn lấy B là công dân Việt Nam làm vợ. Vậy vụ việc trên có thuộc trường hợp bảo lưu trật tự công cộng theo pháp luật Việt Nam hay không ?

Trả lời:

Đây là tình huống vận dụng lý thuyết về bảo lưu trật tự công cộng để trả lời

Vụ việc nói trên thuộc trường hợp bảo lưu trật tự công cộng bởi vì nó vi phạm nguyên tắc 1 vợ 1 chồng của pháp luật Việt Nam. Do đó Việt Nam sẽ không cho phép lấy.

Câu 14: Điều 827 BLDS Việt Nam 1995 quy định: “pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế chỉ được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật CHXHCN Việt Nam”. Trong tư pháp quốc tế quy định đó được hiểu là gì ? Phân tích quy định đó?

Trả lời:

Trong tư pháp quốc tế, quy định nói trên chính là vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng” (xem thêm câu 37)

Câu 15: Một giao dịch dân sự giữa công dân Việt Nam (hiện dang cư trú ở Việt Nam) với công dân nước ngoài, sau đó phát sinh tranh chấp. Công dân Việt Nam là bị đơn trong sự tranh chấp này. Vậy toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp trên hay không ?

Trả lời:

Đây là tình huống vận dụng lý thuyết về việc xác định thẩm quyền của toà án trong giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.

Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *