Các hoạt động quản trị nhân lực của một doanh nghiệp có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các bạn hãy phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: sự phát triển công nghệ (công nghệ 4.0) và môi trường xã hội ( ví dụ dịch bệnh ncovid) ảnh hưởng thế nào đến hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Please follow and like us:

Xem thêm:Tại đây

Các hoạt động quản trị nhân lực của một doanh nghiệp có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các bạn hãy phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: sự phát triển công nghệ (công nghệ 4.0) và môi trường xã hội ( ví dụ dịch bệnh ncovid) ảnh hưởng thế nào đến hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các bạn có thể lấy ví dụ doanh nghiệp cụ thể để minh họa cho những ảnh hưởng có thể có của môi trường công nghệ và văn hóa xã hội đến 1 hoặc 1 vài hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp nhé.

Bài làm

Quản trị nhân lực là cả một quá trình và có sự tác động từ nhiều phía, một trong các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực đó là:

Môi trường xã hội

– Kinh tế

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh là nhân tố đầu tiên phải kể đến khi nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, công ty một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Công ty phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm, hoặc cho nghỉ việc.

Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ, đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và cải thiện điều kiện làm việc.

– Dân số/lực lượng lao động

Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động xã hội, tham gia hoạt động đông đảo ở tất cả các ngành kinh tế. Lực lượng lao động nữ đi làm đông hơn rất ảnh hưởng đến xí nghiệp, xét trên phương diện thai sản, chăm sóc con cái.

– Luật pháp

Luật pháp ảnh hưởng nhiều đến công tác quản trị nguôn nhân lực của công ty. Ở Việt Nam, Luật lao động được ban hành nhằm quản lý, chi phối mối quan hệ lao động trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước và các hình thức sở hữu khác.

– Văn hóa – xã hội

Văn hóa xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân lực. Trong một nên văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc tháng giá trị xã hội không theo kịp với đà phát triển của thời đại, rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho các tổ chức. Sự thay đổi lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của các công ty. Tại các nước phát tiển, lực lượng lao động chuyển từ khu vực sản xuất ra hàng hóa sang ngành dịch vụ, đó là các ngành giao thông, truyền thông, các dịch vụ kinh doanh.

– Đối thủ cạnh tranh

 Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ chú trọng cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà bỏ quên cạnh tranh về nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của quản trị, các công ty ngày nay chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại và phát triển, không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân lực một cách hiệu quả. Để thực hiện được điều trên, các công ty phải có chính sách nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, thăng thưởng hợp lý, phải tạo ra một bầu không khí gắn bó. Ngoài ra công ty phải có một chế độ chính sách lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc, và cải tiến các chế độ phúc lợi.

– Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Công nghệ làm thay đổi mô hình kinh doanh, từ đó thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp, số lượng nhân sự giảm đi, thay thế vào đó là công nghệ áp dụng nhiều hơn trong các khâu, các hoạt động, giảm bớt thời gian xử lý và truyền đạt thông tin, báo cáo trong doanh nghiệp… Việt Nam được coi là nước có ưu thế về lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Điều này sẽ không còn là thế mạnh trong bối cảnh CMCN 4.0 vì robot sẽ thay thế những công việc thủ công. Trong tương lai, người dân sẽ mất việc làm, bởi công nghệ robot có thể tác động tới hết những ngành như dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục… Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang làm tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và làm thay đổi tính chất công việc, đòi hỏi người lao động có năng lực ở mức độ cao hơn. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm thỏa đáng đến việc không ngừng cải tiến và đổi mới kỹ thuật và đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực nhiều hơn.

– Khách hàng

Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một công ty, không có khách hàng là không còn doanh nghiệp, và họ không còn có cơ hội được làm việc nữa. Muốn cho người lao động ý thức được các điều đó, nhiệm vụ của các cấp quản trị và của toàn công ty là phải biết quản trị nhân lực một cách có hiệu quả, nghĩa là tổng hợp nhiều yếu tố chứ không phải đơn thuần là lương bổng và phúc lợi, hoặc tăng lương, thăng chức.

* Quản trị nhân lực ảnh hưởng bởi dịch ncovid 19

Hai tháng đầu năm 2020 có hơn 2.600 hộ kinh doanh và 6.400 hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh. Lượng doanh nghiệp giải thể, tạm nghỉ kinh doanh tăng từ 22% đến 37,8%. Do tác động của Ncovid-19 Một loạt lao động trong khu vực kinh tế tư nhân đang chịu cảnh nghỉ không lương hoặc phải giãn, giảm thời gian làm việc, thu nhập giảm sút, không được đóng bảo hiểm xã hội trong tháng cao điểm dịch Covid-19 vì hầu như doanh nghiệp không có việc làm.

Sự bùng phát và lan rộng của dịch Covid-19 và việc hạn chế nhập cư của một số quốc gia (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…) cũng tác động trực tiếp, làm đình trệ tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam. Các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, một số nước châu Âu… đã tạm dừng tiếp nhận lao động từ các nước có dịch, trong đó có Việt Nam trong thời điểm này.

 Có thể thấy rằng tác động của dịch bệnh ncovid ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, không chỉ đơn thuần là một dịch bệnh mà là sự kết hợp giữa thảm họa tự nhiên với sụt giảm kinh tế cùng xảy ra một lúc. Tất cả các ngành nghề, dường như không có ngoại lệ, đều bị ảnh hưởng: y tế, giáo dục, giao thông vận tải đường bộ, đường hàng không, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, giải trí, doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ, nông nghiệp xuất khẩu, sàn xuất, chế biến hàng tiêu dùng như bia, rượu, nước giải khát, v.v…. Trong đó có yếu tố quản trị nhân lực.

* Ví dụ: Công ty TNHH PouYuen Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mô rất lớn với hơn 60.000 lao động, đóng trên địa bàn quận Bình Tân. Do ảnh hưởng của Covid-19, từ tháng 3 đến nay, doanh nghiệp luôn bị giảm đơn hàng. Đặc biệt, trong tháng 6, lượng đơn hàng giảm đến 50% và tỷ lệ này tăng dần lên trong tháng 7,8,9. Riêng quý IV, công ty vẫn chưa có đơn đặt hàng nào từ đối tác. “Dự kiến sẽ có 6.000 lao động của công ty bị cắt giảm.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *