Công nghệ ảo hóa ứng dụng trong điện toán đám mây

Please follow and like us:

Công nghệ ảo hóa ứng dụng trong điện toán đám mây

  • Ảo hóa cho phép nhiều người dùng và ứng dụng có thể chia sẻ các tài nguyên vật lý mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau trong một môi trường điện toán đám mây.
  • Công nghệ ảo hóa không chỉ giới hạn ở máy chủ. Ảo hóa còn được áp dụng rất thích hợp đối với lưu trữ, kết nối mạng và ứng dụng.
  • Lợi ích của ảo hóa đối với điện toán đám mây:
    • Tính mềm dẻo và khả năng mở rộng: khởi động và tắt máy ảo đơn giản, dễ dàng hơn so với việc sử dụng máy chủ thật.
    • Giảm tải khối lượng công việc: thông qua tiện ích như di chuyển máy ảo người quản trị có thể thực hiện chuyển khối lượng công việc với ít nỗ lực hơn nhiều so với nỗ lực di chuyển các máy chủ vật lý tới các địa điểm khác nhau.
    • Khả năng phục hồi: người quản trị có thể cô lập các hỏng hóc vật lý từ các dịch vụ người sử dụng thông qua việc di chuyển các máy ảo.
  • Các phương pháp triển khai ảo hóa:
    • Mô phỏng hệ thống: phương pháp này xây dựng nên một môi trường máy ảo mô phỏng tất cả các tài nguyên phần cứng. Hệ điều hành cài trên máy ảo sẽ sử dụng tài nguyên phần cứng thông qua lớp mô phỏng này thay vì sử dụng trực tiếp các phần cứng trên máy thật. Một số sản phẩm: Vmware, Microsofr Virtual PC, Paralles.
    • Ảo hóa đoạn (Paravirtualization): các hệ điều hành chạy trên các máy ảo được điều chỉnh để nhận ra rằng nó đang chạy trong một trình siêu quản lý (hypervisor) ảo hóa. Phương pháp này không tiến hành mô phỏng các phần cứng nên sẽ thực hiện tốt hơn và gần với tốc độ thật hơn (Xen, User – Mode Linux).
    • Ảo hóa mức hệ điều hành: kỹ thuật thực hiện việc chạy nhiều thể hiện (instance) của hệ điều hành trên máy thật, mỗi thể hiện được cô lập và chạy trên một môi trường an toàn (FreeBSD jails, Solaris10 zones).
  • Trình siêu quản lý trên phần cứng (Base – metal hypervisor): lớp phần mềm hypervisor chạy trực tiếp trên nền tảng phần cứng của máy chủ, không thông qua bất kỳ một hệ điều hành hay một nền tảng nào khác. Qua đó, các hypervisor này có khả năng điều khiển, kiểm soát phần cứng của máy chủ. Đồng thời, nó cũng có khả năng quản lý các hệ điều hành chạy trên nó. Ví dụ: Oracle VM, Vmware ESX server…
  • Trình siêu quản lý phần mềm lưu trữ (hosted hypervisor): kiến trúc này sử dụng một lớp hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành, sử dụng các dịch vụ được hệ điều hành cung cấp để phân chia tài nguyên tới các máy ảo. Ví dụ: Vmware server, Vmware workstation, Microsoft virtual server…

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *