Chu trình thủy văn, Thay đổi chu trình thủy văn ví dụ về chu trình thủy văn

Please follow and like us:

Chu trình thủy văn

Nước trong tự nhiên không ngừng tuần hoàn do tác dụng của năng lượng mặt trời và trọng lực trái đất. Nước trên mặt biển, đại dương, trên mặt sông, hồ ở mặt đất và từ trong sinh vật  được mặt trời  đốt nóng, không ngừng bốc hơi và phát tán vào khí quyển. Hơi nước trong khí quyển tập trung thành các khối mây. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt biển, đại dương và mặt đất. Một phần nước mưa bốc hơi trở lại khí quyển, một phần thấm xuống đất thành dòng chảy ngầm rồi đổ ra sông biển, một phần khác chảy tràn trên mặt đất theo trọng lực rồi đổ ra sông, biển. Cứ như thế, nước từ trái đất bay vào khí quyển, rồi từ hí quyển đổ vào đất lại tạo ra một chu trình khép kín, hình thành vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên, ta gọi  đó là  chu trình thủy văn

Hầu hết các loại nước đều tham gia vào vòng tuần hoàn, chỉ trừ các loại nước ở trạng thái liên kết hóa

học trong các tinh thể khoáng vật, nước nằm trong các tầng sâu của trái đoất và nước ở trong các núi băng vĩnh cửu ở 2 cực.

Thay đổi chu trình thủy văn

Dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm:Thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước, chế độ thủy văn, và các chu trình vật lý khác

Nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi trữ lượng nước có thể bị suy giảm.Lượng mưa gia tăng. Tăng dự trữ nguồn nước .Chất lượng nước Ô nhiễm nguồn nước có thể bị lan rộng do mưa quá lớn gây ngập úng.Mực nước biển dâng. Tăng nguy cơ ngập lụt và xói lở đất; thay đổi chế độ dòng chảy trong sông và nước ngầm; thay đổi diện mạo vùng cửa sông.Tăng xâm nhập mặn trên sông và các nguồn nước ngầm.Mức độ ô nhiễm nguồn nước tăng do ngập lụt trên diện rộng và kéo dài.

Hệ sinh thái thủy sản,Nhiễm mặn có nguy cơ làm phá hủy hệ sinh thái thủy sản nước ngọt

Gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan.Nguồn nước Hạn hán gia tăng tại một số vùng, trong khi một số nơi khác bị ngập lụt.Thay đổi bất thường dòng chảy trên các sông.Mực nước tại các ao hồ, sông thấp do hạn hán dẫn đến tăng nồng độ ô nhiễm.Xâm nhập mặn gia tăng do hạn hán gia tăng .

Những biến đổi thời tiết.

Ở nước ta, ngày càng sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng, thì trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán và mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn.

Cùng với sự nóng lên của bề mặt trái đất, nhiệt độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên. Theo các chuyên gia thời tiết, nhiệt độ bề mặt trái đất tăng từ 0,3-0,5 độ C trong năm 2010, từ 1-2 độ C vào năm 2020. Đáng chú ý là ở những vùng hay xảy ra hạn hán như Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, hạn hán có thể còn tăng lên cả về cường độ và diện tích.

Các hiện tượng khí hậu có tần số, cường độ và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Bão, lụt, áp thấp nhiệt đới… Nhiệt độ, diễn biến mưa thay đổi, bão lũ xuất hiện thường xuyên hơn làm ảnh hưởng lớn đến dịch vụ .Giảm lượng khách, tăng chi phí vận hành đối với ngành du lịch

– Thiệt hại tài sản

-Giảm nguồn thu

-Tăng chi phí đầu tư

=>Ảnh hưởng lớn đến doanh thu dịch vụ du lịch

Ví dụ :tác động trực tiếp và gián tiếp đến các họat động văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ. Chẳng hạn ở lĩnh vực du lịch, nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, nhiều bãi tắm đẹp có thể bị mất đi, một số khác bị đẩy sâu hơn vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác. Các khu du lịch sinh thái và các công trình hạ tầng liên quan ở các vùng thấp ven biển có thể bị ngập, buộc phải di chuyển, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ.

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *